Lập kế hoạch hành động quản lý nhà trường đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nội dung của trường học thân thiện

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 81)

- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây

3.2.2. Lập kế hoạch hành động quản lý nhà trường đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nội dung của trường học thân thiện

yêu cầu, nội dung của trường học thân thiện

Kế hoạch hoá (lập kế hoạch) là một trong 4 nội dung, một trong bốn khâu của một quá trình quản lý. Khâu này diễn ra đầu tiên và có vai trò hết sức quan trọng, quyết định tới 50% sự thành công của sự việc. Tuy nhiên, trong thực tế công tác lập kế hoạch chưa được các đơn vị, các cấp quản lý chú trọng đúng mức. Nhiều bản kế hoạch được làm chiếu lệ, thiếu những chỉ tiêu, biện

pháp cụ thể; lực lượng, thời gian thực hiện đôi khi cũng bị bỏ qua. Phần lớn các biện pháp là những khẩu hiệu chung chung kiểu “tăng cường”, “đẩy mạnh”, “nâng cao”, do đó, kế hoạch chưa là kim chỉ nam để nhà quản lý chỉ đạo, để giáo viên, tổ khối chuyên môn căn cứ vào đó mà xác định nhiệm vụ của mình. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần những bản kế hoạch chi tiết theo đúng nghĩa của hai từ “kế” và “hoạch”.

3.2.2.1. Lập kế hoạch cấp Phòng

Kế hoạch cấp Phòng là bản kế hoạch mang tính chất chỉ đạo định hướng để các trường lấy căn cứ thực hiện. Phòng Giáo dục–Đào tạo hiện đang quản lý bậc học Mầm non, cấp Tiểu học, cấp THCS, Trung tâm GDTX và các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. Do đó, kế hoạch cấp phòng về chỉ đạo thực hiện phong trào là chung cho cả bậc học Mầm non, cấp Tiểu học và cấp THCS. Tuy nhiên, để có sự chỉ đạo sâu sát hơn, ngoài bản kế hoạch chung và bản kế hoạch được ký với Phòng Văn hoá, thông tin và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện, Phòng Giáo dục – Đào tạo cần chỉ đạo mỗi cấp học, bậc học xây dựng kế hoạch riêng triển khai tới các trường. Có như vậy nội dung kế hoạch mới cụ thể, chi tiết, bám sát vào đặc điểm tình hình của các nhà trường, vào nội dung dạy học của cấp học. Để làm tốt được nhiệm vụ này, Phòng Giáo dục – Đào tạo cần:

- Giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cho từng cấp học, bậc học.

- Thống nhất một số yếu tố cần quan tâm khi xây dựng kế hoạch. Cụ thể: + Mục tiêu giáo dục của cấp học;

+ Những văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành; + Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện;

+ Thực trạng giáo dục của cấp học;

+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng chuyên môn thuộc Sở;

+ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, trọng tâm đột phá của cấp học trong năm học.

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là một trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu giáo dục tổng thể của cấp học. Do đó, mục tiêu của phong trào phải là một bộ phận của mục tiêu tổng thể, phù hợp và góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung.

Các kế hoạch của Phòng cần căn cứ vào Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT, Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT, Kế hoạch số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL- TƯĐTN và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục – Đào tạo Thái Bình. Tuy nhiên, để xây dựng được kế hoạch cấp Phòng, cán bộ được giao nhiệm vụ cần phải nghiên cứu thật sâu nội dung các văn bản hướng dẫn bởi nội dung Bộ Giáo dục – Đào tạo triển khai là cho toàn ngành, Sở Giáo dục – Đào tạo triển khai là chung cho tất cả các trường phổ thông trong tỉnh. Trong khi đó, các trường Tiểu học huyện Hưng Hà lại có những đặc thù riêng, có những thuận lợi, khó khăn khác với các đơn vị trong tỉnh và cả nước. Do đó, bản kế hoạch phải mang màu sắc riêng của giáo dục tiểu học huyện Hưng Hà, phải thể hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của cấp học; chỉ ra những công việc quan trọng cần ưu tiên giải quyết trước, giải quyết khẩn cấp, những công việc có thể giải quyết sau.

Kế hoạch cấp Phòng đồng thời phải thể hiện rõ được thời gian, cách thức tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phong trào tại các cơ sở giáo dục; tổ chức các hoạt động sơ kết ... để các trường chủ động trong các hoạt động. Đặc biệt, kế hoạch không nên giao chỉ tiêu chung cho các trường mà để các trường tự lựa chọn, đăng ký nội dung phấn đấu với Phòng nhằm giảm áp lực, sự quá tải công việc ở các trường, đồng thời loại bỏ được bệnh chạy theo thành tích ảo.

Một điều khá quan trọng cần lưu ý là sau khi xây dựng kế hoạch cấp Phòng, Phòng Giáo dục–Đào tạo cần phải chủ động phối hợp với Phòng Văn

hóa Thông tin, Huyện đoàn xây dựng kế hoạch liên ngành. Kế hoạch liên ngành phải cụ thể hoá các nhiệm vụ, nội dung công việc chung của liên ngành Giáo dục- Văn hoá – Đoàn thanh niên, từng nội dung mỗi ngành đóng vai trò chủ động. Có như vậy, hai ngành kia mới chủ động xây dựng kế hoạch riêng, phối hợp với Phòng Giáo dục–Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện.

3.2.2.2. Lập kế hoạch cấp Trường

Kế hoạch cấp trường có vai trò hết sức quan trọng, nó là bản kế hoạch mà nội dung thể hiện những việc làm trực tiếp góp phần thực hiện phong trào. Do đó, kế hoạch cấp trường khác với kế hoạch cấp trên, nó không còn mang tính chất chỉ đạo mà là kế hoạch thực hiện. Kế hoạch cấp trường phải thể hiện rõ sự chỉ đạo, định hướng của cấp trên, nhưng đồng thời phải thể hiện rõ được những đặc trưng của đơn vị. Để làm được điều này, Phòng GD-ĐT và các trường cần thực hiện một số yêu cầu sau:

- Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch chi tiết trên cơ sở bám sát vào nội dung kế hoạch của Phòng. Yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch, nộp kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của xã, thị trấn về phòng Giáo dục–Đào tạo cho bộ phận chuyên môn. Phòng cần bố trí thời gian về một số trường duyệt kế hoạch, nghe thực trạng, kiến nghị của các trường; tư vấn, giúp đỡ các trường xây dựng giải pháp thực hiện. Nếu không làm tốt khâu duyệt kế hoạch, Phòng Giáo dục–Đào tạo sẽ không kiểm soát được việc xây dựng kế hoạch của các trường, chất lượng các bản kế hoạch sẽ không đáp ứng được yêu cầu đề ra và đây là nguyên nhân đầu tiên làm giảm hiệu quả thực hiện phong trào.

- Kế hoạch cấp trường cần phải:

+ Được xây dựng trên cơ sở thảo luận, bàn bạc kĩ lưỡng trong các tổ khối chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, trên cơ sở phát huy cao tính dân chủ. Hiệu trưởng có thể thu thập các ý kiến này thông qua việc tổ chức họp với toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường hoặc với trưởng các tổ

khối, các đoàn thể trong đơn vị. Kế hoạch tuyệt đối không thể là ý kiến chủ quan của một vài cá nhân có vị trí chủ chốt trong nhà trường. Nếu kế hoạch thể hiện ý chí tập thể, thì mỗi cá nhân trong tập thể đó sẽ tự thấy được trách nhiệm của bản thân trong thực hiện kế hoạch này, sự tự giác sẽ cao hơn rất nhiều và đây là điều rất đáng quan tâm trong thực hiện phong trào.

+ Bám sát sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục trong các văn bản hướng dẫn của ngành, liên ngành, của đảng uỷ, chính quyền địa phương.

+ Cụ thể hoá được các hoạt động, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong đơn vị. Thí dụ: Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chung trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra các hoạt động của phong trào, chịu trách nhiệm về khâu xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp. Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn, tổ chức các chuyên đề dạy học tích cực; phối hợp với đoàn thể ở địa phương chỉ đạo tổng phụ trách tổ chức các sân chơi, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, đưa các trò chơi dân gian có tính giáo dục vào trong trường; tổ chức cho học sinh tham quan, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương. Chủ tịch Công đoàn chịu trách nhiệm xây dựng các quy chế ứng xử giữa thầy - thầy, giữa thầy- trò trong đơn vị. Phối hợp với Chính quyền tổ chức cho giáo viên, học sinh ký cám kết, đăng ký thực hiện phong trào. Tổ chức tốt các hoạt động hiếu hỉ, các buổi giao lưu trong nhà trường, từng bước xây dựng, củng cố mối đoàn kết nội bộ, tạo ra môi trường thân thiện trong nhà trường. Tổng phụ trách đội chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể trong nhà trường; chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường các hình thức hoạt động mới của Đội để thu hút các em hoạt động, giảm áp lực căng thẳng trong học tập, giúp học sinh vừa chơi, vừa học. Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm triển khai nội dung phong trào tới tất cả học sinh trong lớp. Cụ thể hoá các nội dung công việc học sinh có thể tham gia để thực hiện phong trào,

phát động các đợt thi đua nhỏ trong lớp. Tổ chức cho học sinh, tổ nhóm học sinh đăng ký. Có biện pháp giúp đỡ các em thực hiện được mục tiêu đề ra, tự đánh giá kết quả xây dựng “Lớp học thân thiện”. Tổ chức động viên, đề

nghị nhà trường khen tuyên dương khen thưởng học sinh kịp thời.

Kế hoạch cấp trường đồng thời phải cụ thể hoá các hoạt động của nhà trường, giáo viên và học sinh theo 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện, có chỉ tiêu, thời gian cụ thể để giáo viên học sinh căn cứ và đó mà thực hiện, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đó là căn cứ, định hướng để nhà trường đánh giá tốc độ, chất lượng triển khai các công việc.

Kế hoạch tốt đảm bảo 50% sự thành công. Do đó, không thể không thực hiện tốt nội dung này ở một phong trào sâu rộng như phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)