Thứ nhất là quan điểm Nhà trường tích cực của Anđônphơ Phêriê – Nhà Giáo dục Thuỵ sĩ [3, tr. 96]. Ông đã nêu ra 30 đặc trưng của một nhà trường mới trong “Hiến chương của nền giáo dục mới”. Theo ông, nhà trường nào hội
tụ đủ tối thiểu 20 trong số 30 đặc trưng của “Hiến chương” này thì được gọi là nhà trường mới. Trong số 30 đặc trưng của nhà trường mới, có một số đặc trưng đáng lưu ý như sau:
- Chú ý giáo dục thể dục, trò chơi thể thao; - Chú ý việc tự học của học sinh;
- Nhà trường mới phải có môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong lành.
Thứ hai là quan điểm “Nhà trường cộng đồng” của Seameo và Innotech (Tổ chức giáo dục Châu Á và Tổ chức Canh tân giáo dục) [3, tr. 98]. Quan điểm này được thực hiện ở Đông Nam Á vào thập kỷ 60 thế kỉ trước.
Nguyên tắc của nhà trường cộng đồng là nhà trường giáo dục mọi dân cư trên địa bàn cộng đồng theo nhu cầu của người dân địa phương. Ngược lại, cộng đồng có trách nhiệm cung cấp các nguồn lực để nhà trường duy trì các hoạt động giáo dục có hiệu quả. Nội dung dạy học của nhà trường thiên nhiều về việc dạy kĩ năng sống (life skill) cho người học. Nhà trường được xem là “Vầng trán của cộng đồng”, ngược lại “Cộng đồng là trái tim của nhà trường”. Hai quá trình “Xã hội hoá giáo dục” và “Giáo dục hoá xã hội” đan chặt vào nhau tạo nên một xã hội học tập.
Thứ ba là quan điểm “Nhà trường hiệu quả” [ 3, tr. 99] của Alma Harris, Nigel Bennett, Margaret Preedy trong tác phẩm “Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường có hiệu quả”. Trong tác phẩm này, các tác giả nhấn mạnh đến các yếu tố:
- Văn hoá trường học;
- Quản lý sự thay đổi trong trường học; - Phát triển các giá trị trường học
Người quản lý trong các nhà trường kiểu này phải có sự theo dõi chặt chẽ đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra của nhà trường, quan tâm đến hiệu
quả đào tạo, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học để giảm số năm học trung bình một cấp học của người học.
Những quan điểm tích cực về giáo dục và nhà trường của Hồ Chủ tịch, Alvin Tofler và một số học giả nước ngoài nêu trên xuất hiện từ những năm nửa cuối thế kỷ trước song đến nay ở Việt Nam những tư tưởng, quan điểm đó vẫn còn nguyên tính thời sự. Không ít đặc trưng của các nhà trường theo quan điểm của các học giả đó là cái đích, là mục tiêu mà Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở nước ta hướng tới.