Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 65)

- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây

2.5.2.Những mặt hạn chế

- Hạn chế thứ nhất liên quan đến một số điều kiện để thực hiện quá trình dạy học có hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát (phiếu số 4) với và Phó hiệu trưởng và giáo viên Trường Tiểu học trong huyện thì chỉ có 2/38 (5,2%) Phó hiệu trưởng, 7/120 (5,8%) GV cho rằng chương trình sách giáo khoa, tài liệu học tập của học sinh đang triển khai tại các trường Tiểu học trong huyện được đánh giá Tốt (chính xác, phù hợp với khả năng, nhu cầu nhận thức, chú trọng dạy học sinh cách tư duy, số lượng vừa đủ); 21/38, 69/120 ý kiến đánh giá Khá; 10/38, 40/120 ý kiến đánh giá, xếp loại Trung bình (nội dung một số môn chưa phù hợp, số lượng đầu sách tham khảo nhiều hoặc ít) và đặc biệt, có tới 5/38 (13,1%) và 4/120 (3,3%) ý kiến ý kiến đánh giá, xếp loại Yếu (Nội dung một số môn có biểu hiện quá tải, không phù hợp với nhu cầu, khả năng nhận thức của học sinh, số lượng đầu sách quá nhiều). Tại buổi lấy phiếu, có người còn chỉ ra những minh chứng hết sức cụ thể để chứng minh rằng nội dung chương trình sách giáo khoa ở một số môn còn quá tải, một số nội dung không phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS; số lượng đầu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo triển khai tới học sinh quá nhiều gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong việc hoàn thành nội dung dạy học. Thí dụ: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, tuần thứ 3 có bài tập: “Tìm những từ nói lên phẩm chất của nhân dân”; hay sách Khoa học lớp 5 dạy: “Nam, nữ khác nhau về mặt sinh học là: Nam thì có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng; nữ thì có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng”, hoặc: “Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết

hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng gọi là thụ tinh”, tiếp theo là câu hỏi: “Các hình dưới đây, theo bạn hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng?”, hay chỉ môn Tiếng Anh lớp 4 có 5 đầu sách và vở bài tập (trị giá hơn 80 nghìn đồng). Từ nội dung và số lượng tài liệu dạy học như trên, thêm vào đó là việc một số giáo viên chưa xác định được nội dung dạy học phù hợp nên dẫn tới tình trạng giáo viên giao cho học sinh khá nhiều bài tập. Theo nguyên tắc, học sinh Tiểu học học 2 buổi/ ngày không phải làm bài tập ở nhà nhưng hầu hết các em đều phải dành khá nhiều thời gian buổi tối để làm bài, học bài.

Cũng theo kết quả khảo sát có tới 20/37 Phó hiệu trưởng (1 người không đánh giá) chiếm 56,7%, 25/111giáo viên (9 người không đánh giá), chiếm 22,5% cho rằng phương pháp học, tự học của học sinh có khá nhiều yếu kém, bất cập; 24/38 (63,1%) Phó hiệu trưởng, 33/119 giáo viên (27,7%) cho rằng phương tiện dạy học tại các trường chưa đáp ứng yêu cầu, ở một số trường còn thiếu thốn, lạc hậu. Nội dung dạy học, phương pháp dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá được xếp vào loại Khá.

Với nội dung dạy học, phương tiện dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá như trên, nhiều giáo viên và học sinh phải cố gắng quá mức. Giáo viên thì ra sức dạy để hoàn thành nội dung dạy, học sinh cố gắng hoàn thành khối lượng công việc lớn giáo viên giao, phụ huynh giao. Do đó, với một bộ phận học sinh, học tập trở thành nhiệm vụ nặng nề mà chưa phản ánh nhu cầu đích thực của người học; hoạt động dạy chưa thực sự kích thích vào “vùng phát triển gần nhất” của trẻ. Vậy thì làm sao những em này có đầy đủ hứng thú học tập để có được “mỗi ngày đến trƣờng là một ngày vui”, làm sao các em nhận thấy

“đi học là hạnh phúc”. Như vậy, dù cho cảnh quan trường lớp có sạch đẹp, khang trang đi chăng nữa, thì với nhiều học sinh, trường học chưa là nơi có môi trường thân thiện.

- Hạn chế thứ hai nằm ở khâu chỉ đạo tuyên truyền về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của phong trào thi đua này. Điều này đã dẫn tới:

+ Một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên, cán bộ lãnh đạo địa phương không nắm được những nội dung cơ bản về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Phong trào thi đua.

+ Một bộ phận khác nắm được tinh thần của phong trào song không xác định được, không hình dung được các hoạt động nhằm thực hiện các nội dung ấy do chưa có những hiểu biết thật sâu sắc về nội dung của phong trào, bản chất của khái niệm linh hồn của phong trào-khái niệm “thân thiện”.

+ Một số cán bộ quản lý và lãnh đạo địa phương chưa thấy được tính cấp thiết của phong trào, chưa thấy được sự cần thiết phải huy động các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và toàn thể nhân dân địa phương cùng vào cuộc. Các lực lượng khác như: Đoàn thanh niên, Ban Văn hoá xã, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cũng chưa có nhận thức thật đầy đủ về phong trào, cá biệt ở một số nơi còn nhiều yếu kém. Kết quả phiếu lấy phiếu khảo sát (phiếu số 3) với 38 Phó hiệu trưởng cho thấy chỉ có 6/38 (15,7%) ý kiến cho rằng cán bộ lãnh đạo ở các địa phương, 3/38 (7,8%) ý kiến cho rằng cán bộ văn hoá xã và 5/38 (13,1%) ý kiến cho rằng cán bộ Đoàn thành niên được đánh giá là có mức nhận thức Tốt về phong trào. Với giáo viên, học sinh, và phụ huynh học sinh con số ấy lần lượt là: 15/38 (39,4%), 6/38 (15,7%), 0/38 (0%).

- Hạn chế thứ ba là khâu xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp tổ chức thực hiện phong trào.

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của cấp trên, tất cả các trường Tiểu học đều xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào. Tuy nhiên, nghiên cứu kĩ các kế hoạch, chúng tôi thấy chất lượng các bản kế hoạch còn rất hạn chế, nhiều nhà trường chỉ xây dựng kế hoạch theo hình thức cho đủ số lượng. Dưới đây là những đánh giá cụ thể về kế hoạch năm 2009-2010 của các trường:

Về số lượng: Mặc dù Phòng GD-ĐT đã có công văn chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, nhưng đến hết ngày 28/10/2009, mới có 32/36 trường nộp kế hoạch thực hiện phong trào năm học 2009-2010 về Phòng. Còn 4 trường chưa nộp kế hoạch là Trường Tiểu học Tân Tiến, Hiệp Hòa, Minh Tân và Chí Hòa.

Về chất lượng: Trong số 32 bản kế hoạch nộp Phòng, có:

+ 02 bản kế hoạch được đánh giá là Khá tốt của Tiểu học Duyên Hải và Hùng Dũng.

+ 01 bản kế hoạch được đánh giá là Khá của Tiểu học Phúc Khánh. + 05 bản kế hoạch được đánh giá là Đạt yêu cầu của Tiểu học Thái Hưng, Cộng Hòa, Hồng Minh, Liên Hiệp và Canh Tân.

+ 24 bản kế hoạch được đánh giá là Không đạt yêu cầu.

Trong 32 bản kế hoạch, chỉ có 2 bản kế hoạch nêu được một số đặc điểm tình hình của đơn vị khi xây dựng kế hoạch. Một số kế hoạch đã cụ thể hóa được hoạt động của đơn vị theo tháng song không có đối tượng thực hiện cụ thể. Có kế hoạch thể hiện nhiệm vụ của từng thành viên trong ban chỉ đạo nhưng nội dung hoạt động thì lại rất ít. Đặc biệt là kế hoạch thực hiện song nhiều đơn vị làm theo hướng chỉ đạo với "Nội dung chỉ đạo". Có 2 đơn vị (Thái Hưng và Cộng Hòa) có kế hoạch khá giống nhau; 01 kế hoạch năm 2008 nhưng lại có kết quả đánh giá các tiêu chí theo công văn 1741/BGDĐT- GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ. 24 bản kế hoạch không đạt yêu cầu là những bản kế hoạch mà nội dung công việc của đơn vị không được thể hiện rõ ràng, nội dung kế hoạch chung chung, chưa nói rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp thực hiện phong trào của đơn vị. Kế hoạch phản ánh rõ sự thiếu quan tâm, đầu tư công sức của Hiệu trưởng đối với việc triển khai thực hiện phong trào. Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu với GV lại cho thấy 45/113 GV cho rằng Hiệu trưởng thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tốt. Điều này chứng tỏ GV chưa sâu sát hoặc vẫn chưa dám đánh giá Hiệu trưởng một cách khách quan, thẳng thắn. Do đó, kết quả lấy phiếu số 5 với GV vẫn chưa phản ánh thật chính xác những hạn chế của Hiệu trưởng một số trường trong thực hiện phong trào.

Với những bản kế hoạch như trên, chắc chắn Hiệu trưởng không thể có sự tham mưu tốt, càng không thể triển khai thực hiện phong trào có hiệu quả.

- Hạn chế thứ tư mang tính khách quan, nó không phải là lỗi của các trường, của ngành giáo dục mà do điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn hạn chế. Đây chính là thành tố cơ sở vật chất của nhà trường. Nhiều trường

mặc dù đã cố gắng hết sức trong tham mưu với địa phương nhưng vẫn chưa có đủ phòng học, phòng học kiên cố, nhiều trường chưa có đủ nhà vệ sinh; phòng học thì xuống cấp, không đủ ánh sáng và sự an toàn cho giáo viên và học sinh.

Ảnh 2.5. Lớp học tại 1 trường Tiểu học (cách trung tâm Thị trấn Hưng Hà 3 km)

Thiết bị dạy học còn thiếu thốn, chất lượng một số đồ dùng, thiết bị hạn chế (24/38 ý kiến của Phó hiệu trưởng, 33/119 ý kiến của GV). Thư viện nhà trường là nơi hội tụ tri thức, nó không chỉ giúp thầy dạy tốt, trò học tốt mà còn giúp thày, trò thư giãn, mở mang đầu óc, xây dựng nền tảng văn hoá của cá nhân. Do đó, thư viện có vai trò khá quan trọng góp phần tạo nên môi trường thân thiện cho học sinh. Tuy nhiên, công trình này chưa được đầu tư đúng mức, phần lớn các thư viện trong các trường Tiểu học ở Hưng Hà vẫn chung với phòng thiết bị, giống kho chứa sách, chứa thiết bị hơn là nơi đọc sách, tra cứu thông tin. Ngay Trường Tiểu học Thị trấn Hưng Hà, trường chuẩn quốc gia mức độ 2 thứ hai của huyện, mặc dù đã có đầy đủ phòng học và một số phòng chức năng nhưng theo ý kiến đánh giá của ông Lê, chuyên viên Vụ

Giáo dục Tiểu học trong lần về thanh tra tại Hưng Hà (ngày 28/10/2009) thư viện của nhà trường vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Hình 2.6. Thư viện-Phòng thiết bị của Trường Tiểu học Thống Nhất, Hưng Hà

Với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn và kém an toàn như trên, tính thân thiện của nhà trường ít nhiều bị hạn chế.

- Hạn chế thứ năm là sự vào cuộc của nhiều địa phương, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với ngành giáo dục với các nhà trường còn nhiều yếu kém, bất cập. Đoàn thanh niên huyện và Phòng Văn hoá thể thao chưa lựa chọn được các trß chơi dân gian phù hợp để đ-a vào nhà trường. Ngoài hoạt động xây dựng kế hoạch liên ngành và các hoạt động liên ngành vẫn làm ở các năm học trước, đến nay chưa có mấy hoạt động cụ thể của liên ngành được triển khai tới các nhà trường. Hầu hết các hoạt động chỉ đạo các trường là từ Phòng Giáo dục–Đào tạo.

Ở cấp xã, sự phối hợp cũng rất hạn chế. Kết quả lấy phiếu khảo sát (phiếu số 3) với 38 Phó hiệu trưởng cho thấy, chỉ có 5/38 (13,1%) ý kiến

cho rằng Đoàn thanh niên và 3/38 (7,8%) ý kiến cho rằng Ban văn hoá xã, thị trấn đã có sự phối hợp tốt với nhà trường trong thực hiện các nội dung của phong trào. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy khi khảo sát giáo viên (phiếu số 5), chỉ có 14/114 (12,3%) giáo viên cho rằng Hiệu trưởng đã có sự phối hợp tốt với các tổ chức nói trên.

- Hạn chế thứ sáu nằm ở khâu quản lý. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương chưa thực hiện tốt vai trò quản lý của mình. Cụ thể:

+ Các cơ quan quản lý giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo mới chỉ chú trọng nhiều đến khâu xây dựng kế hoạch, chưa có những hướng dẫn cụ thể giúp các cơ sở giáo dục thực hiện phong trào. Trong quá trình thực hiện phong trào, thiếu sự chỉ đạo quyết liệt. Việc kiểm tra đánh giá còn hạn chế. Chưa có những hoạt động sơ kết, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong thực hiện phong trào này, từ đó có kế hoạch chỉ đạo sát thực hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung rất hạn chế. Sau một năm thực hiện phong trào nhưng chưa có sự phối hợp nào, kể cả là văn về mặt văn bản giữa Sở Giáo dục – Đào tạo Thái Bình với UBND huyện, hay giữa Phòng Giáo dục và §ào tạo huyện với chính quyền các xã, thị trấn.

+ Hiệu trưởng một số trường chưa xác định rõ trách nhiệm của bản thân, chưa phát huy được vai trò, năng lực quản lý của mình trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục tại cơ sở nói chung và việc triển khai thực hiện phong trào nói riêng. Một số đã có sự nhiệt tình, cố gắng chỉ đạo nhà trường thực hiện phong trào song do thiếu những kĩ năng quản lý cần thiết, chưa có hiểu biết sâu sắc về nội dung phong trào nên hiệu quả chỉ đạo chưa cao, hiệu quả tham mưu với chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế. Ngay hướng dẫn tổ chức đánh giá kết quả thực hiện phong trào theo công văn số 1741/BGDĐT- GDTrH ngày 05/3/2009 cũng không được nhiều hiệu trưởng quan tâm, dẫn tới

hiểu sai, đánh giá kết quả không đúng. Cụ thể, trong 36 trường Tiểu học gửi báo cáo về Phòng chỉ có 16 trường có phụ lục đánh giá kèm theo. Trong 16 bản phụ lục đó, chỉ có 4 trường thực hiện đúng là Tiểu học Hùng Dũng, Thái Hưng, Cộng Hoà và Hồng Lĩnh; 12 trường còn lại có đánh giá nhưng không hiểu mục 6.2 (cho điểm tất cả các mức hoàn thành như mẫu) hoặc không biết tính tổng số điểm để lấy căn cứ xếp loại. Có đơn vị tự xếp loại đạt 98 điểm (Tiểu học Duyên Hải) trong khi đây là một trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, giáo viên thiếu nhiều, chất lượng giáo dục chỉ ở mức trung bình khá của huyện. Có đơn vị không đánh giá theo đúng mẫu mà chỉ ghi tên 6 nội dung đánh giá và điểm số (Tiểu học Thị trấn Hưng Hà). Ngoài ra, báo cáo kết quả thực hiện phong trào của nhiều trường còn chung chung theo đầu việc mà không có số liệu, thời điểm thực hiện cụ thể.

+ Sự phối hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường còn chưa hiệu quả. Hầu hết các nội dung triển khai tới cán bộ, giáo viên và học sinh là từ Ban giám hiệu nhà trường. Vai trò của Công đoàn, Chi uỷ, Đoàn thanh niên trong việc chỉ đạo cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện phong trào là rất hạn chế. Chính vì vậy nhiều trường chưa huy động được sức mạnh tổng lực của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 65)