- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây
3.2.5. Đổi mới công tác quản lý và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường
trong nhà trường
Năm học 2009-2010, được toàn ngành Giáo dục – Đào tạo xác định là năm học “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Chỉ với khẩu hiệu này thôi đủ thấy vai trò, tác dụng của quản lý trong nâng cao chất lượng giáo dục là không nhỏ. Khẩu hiệu này cũng cho thấy, công tác quản lý giáo dục những năm qua chưa được thực hiện tốt, cần phải “đổi mới” để thực hiện tốt các chức năng của nó. Để xây dựng được các trường Tiểu học thành “trường học thân thiện”, cần phải thực hiện một số biện pháp quản lý sau:
3.2.5.1. Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường Tiểu học về chức năng, phương pháp và các kĩ năng quản lý:
Năm 2005, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành chỉ thị 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong nội dung chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo những năm gần đây đều có nội dung xây dựng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông. Năm học 2008-2009 và đầu năm học 2009-2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình tổ chức một 3 đợt tập huấn công tác quản lý theo chương trình SREM và chương trình liên kết giữa Việt Nam và Singapore cho 21 hiệu trưởng trường Tiểu học. Nhờ các đợt tập huấn này, năng lực quản lý của một số Hiệu trưởng cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên đối tượng cần tập huấn chưa đầy đủ, thời gian tập huấn còn ít, học viên thiếu sự chuẩn bị tốt nên chất lượng chưa cao. Hơn nữa, nội dung tập huấn là những kiến thức chung về quản lý, không đi sâu vào lĩnh vực quản lý nhà trường đáp ứng mực tiêu xây dựng trường học thân thiện nên Hiệu trưởng vẫn gặp khó khăn trong áp dụng những kiến thức
này vào quản lý trường học có hiệu quả. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào kéo dài trong 5 năm. Vì vậy, Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo cần phải có những khoá tập huấn, lớp bồi dưỡng cho Hiệu trưởng để giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt vai trò của mình thay vì họ chỉ nghiên cứu văn bản, chỉ thị. Hình thức tập huấn, bồi dưỡng có thể là: bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý với giảng viên cấp Sở, cấp Bộ, các buổi toạ đàm, hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoặc lồng trong các buổi họp triển khai nhiệm vụ công tác tháng, sơ kết, tổng kết của cấp học.
Nội dung tập huấn, bồi dưỡng cần tập trung vào những nội dung sau: - Khái quát lại cho Hiệu trưởng những chức năng quản lý, mối quan hệ, tầm quan trọng của những chức năng này. Trong thực tế, không ít hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ quản lý theo thói quen, kinh nghiệm chứ không nắm chắc được chức năng hay những khâu cơ bản của quá trình quản lý. Bên cạnh đó, cần làm việc gì để thực hiện các chức năng này cũng là một vấn đề cần bồi dưỡng cho hiệu trưởng vì ngay việc xây dựng kế hoạch thôi, một số hiệu trưởng cũng chưa làm được. Nhiều bản kế hoạch thiếu cả mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp.
- Bồi dưỡng cho Hiệu trưởng một số kĩ năng cơ bản như:
+ Kĩ năng phân tích tình hình trên cơ sở phân tích SWOT. Kĩ năng này rất cần thiết với Hiệu trưởng bởi để thực hiện bất cứ một công việc gì, Hiệu trưởng cũng cần phải biết nội lực (điểm mạnh, điểm yếu), ngoại lực (thời cơ, thách thức) của nhà trường. Có như vậy mới có căn cứ để xây dựng kế hoạch đề ra chiến lựợc hành động phù hợp. Theo kết quả khảo sát hiệu trưởng thì đây là 1 trong những kĩ năng cần thiết tập huấn cao, xếp thứ 2 (75 điểm) với 100% hiệu trưởng cho là cần thiết, trong đó 21/27 cho rằng rất cần thiết
+ Kĩ năng kế hoạch hoá: Xây dựng kế hoạch là một việc làm thường xuyên của Hiệu trưởng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà kế hoạch xây dựng trường học thân thiện của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Hưng Hà có rất nhiều hạn chế (như đánh giá cụ thể ở phần 2.5.2). Kế
hoạch là chức năng, phần việc đầu tiên trong quy trình quản lý. Kế hoạch tốt đảm bảo 50% sự thành công. Do đó, việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch cho hiệu trưởng là hết sức cần thiết. Đây cũng chính là nguyện vọng của 96,2% Hiệu trưởng (xếp thứ 4) khi thực hiện khảo sát theo phiếu số 1.
+ Kĩ năng cụ thể hoá các chiến lược hành động thành nhiệm vụ cụ thể. Nhiều bản kế hoạch của Hiệu trưởng chỉ có những nhiệm vụ chung, biện pháp chung mà không chỉ ra nhiệm vụ cụ thể về: công tác số lượng, chất lượng, công tác bồi dưỡng đội ngũ hay nâng cấp cơ sở vật chất, không có biện pháp cụ thể, không cụ thể hoá được thời gian, lực lượng, phương tiện, nguồn lực để tiến hành thực hiện. Do đó, Hiệu trưởng không kiểm soát được nội dung thực hiện, giáo viên không biết việc làm cụ thể của mình để xây dựng kế hoạch cá nhân. Nhiệm vụ không rõ ràng nên khó khăn trong quá trình quản lý, chỉ đạo.
+ Kĩ năng huy động nguồn lực. Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần huy động rất nhiều nguồn lực về tài chính và con người (tài lực và nhân lực). Nguồn lực con người thường có có sẵn (giáo viên, học sinh) dễ nhìn thấy nhưng nguồn lực tài chính thì hầu hết các đơn vị đều gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các trường Tiểu học huyện Hưng Hà khi mà tất cả các khoản chi tiêu trong nhà trường đều từ nguồn chi khác do Ngân sách nhà nước cấp; bên cạnh đó, do định biên giáo viên không phù hợp, hiện nay các trường, mặc dù về mặt lý thuyết thì đủ giáo viên nhưng thực tế vẫn phải đang trả tiền dạy thêm giờ cho giáo viên 2 tiết/lớp/tuần. Chính vì vậy, nếu Hiệu trưởng không biết “dựa vào túi tiền của dân”, thông qua Ban Đại diện cha mẹ học sinh để huy động sự đóng góp tự nguyện hay tranh thủ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, con em địa phương công tác ở những thành phố lớn ... thì nhà trường khó có thể có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động bề nổi, hoạt động thực tế như: tổ chức sân chơi, tổ chức các hoạt động ngoại khoá hay mua sắm các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng... Với nhiệm vụ này, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải hết sức “kiên trì” và “mềm dẻo”, phải nắm chắc
tâm lý của đối tượng cần tác động. Với những nhà doanh nghiệp, nhiều khi phải làm thức dậy trong họ lòng “tự tôn dân tộc”, đôi khi phải “khích tướng” để họ bỏ tiền ủng hộ nhà trường. Với phụ huynh học sinh, kinh nghiệm cho hay là họ thường không ngại đóng góp, ủng hộ nếu các khoản chi đúng mục đích, minh bạch và hợp lý và vì lợi ích của chính con em họ. Do đó, như đã nói ở biện pháp 3, các khoản chi ở mục xã hội hoá, nên để Hội phụ huynh đứng ra hợp đồng, chi tiêu, nhà trường chỉ giám sát chất lượng và hiệu quả.
Nguồn lực con người ở nhà trường luôn có sẵn với hàng chục giáo viên và hàng trăm học sinh. Việc phát hiện nguồn lực không còn là vấn đề song để huy động được nguồn lực dồi dào này thực hiện có hiệu quả phong trào thì không phải là chuyện dễ dàng. Nhiều trường có số lượng giáo viên, học sinh rất lớn nhưng vẫn không thực hiện được phong trào. Để huy động tốt nguồn lực con người, Hiệu trưỏng phải chú ý đến một số yêu cầu sau:
Với giáo viên: Phải tạo được sự đoàn kết trong nội bộ, phát huy cao độ tính dân chủ của giáo viên từ khâu xây dựng kế hoạch. Khi mà ý kiến của họ được tôn trọng, được chấp nhận; khi mà kế hoạch thể hiện ý chí chung của tập thể trong đó có sự đóng góp của họ chứ không phải là ý kiến chủ quan của lãnh đạo nhà trường thì họ sẽ tự nguyện, tự giác thực thi kế hoạch với trách nhiệm cao nhất. Làm được điều này chính là Hiệu trưởng đã đưa giáo viên nhập cuộc. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần phải hiểu rõ năng lực, sở trường của từng cá nhân để giao việc. Cổ nhân nói “Nhược bất năng thức nhân, tác bất năng dụng nhân” có nghĩa là không hiểu người làm sao dùng người được. Do đó, để phát huy tốt sức mạnh của tập thể, của mỗi giáo viên, Hiệu trưởng cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về năng lực sở trường, tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh sống của họ.
Với học sinh cũng vậy. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mục đích cuối cùng là vì các em, vì hạnh phúc của các em. Tại sao chúng ta chỉ quan tâm đến việc làm gì cho các em mà không quan tâm đến cả việc bản thân các em cần làm gì cho mình. Tránh tình trạng chúng ta cứ hô hào, cứ phát động mà học sinh không biết phải làm gì. Hiệu trưởng cần
phải chỉ đạo giáo viên quán triệt nội dung phong trào tới học sinh của lớp mình, cụ thể hoá các hoạt động; tổ chức cho học sinh thảo luận xây dựng các quy ước trong học tập, lao động và giao tiếp; tổ chức cho học sinh vẽ tranh,
tự trang trí lớp học, tổ chức các đợt thi đua giữa học sinh trong lớp, trong
trường về một số nội dung của phong trào có như vậy các em mới thực sự vào cuộc. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến khía cạnh thứ nhất thì phong trào cũng không đạt được kết quả tốt đẹp. Theo phiếu điều tra thông tin với Hiệu trưởng thì “Huy động nguồn lực” là kĩ năng cần thiết nhất (76 điểm) mà Hiệu trưởng cần được tập huấn.
+ Kĩ năng phản hồi thu nhận thông tin phản hồi: Quản lý luôn gắn chặt với thông tin, thông tin luôn là “chất xúc tác” giúp “mạch máu quản lý” được lưu thông. Trong bể thông tin đó, thông tin phản hồi có vai trò hết sức quan trọng, nó giúp nhà quản lý cấp trên nắm được thông tin của nhà trường qua các báo cáo, nó giúp nhà quản lý cấp trường nắm được những thông tin thật để điều chỉnh hoạt động quản lý cho phù hợp với mục tiêu. Với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngoài thông tin phản hồi từ giáo viên, người hiệu trưởng rất cần biết cách thu thập thông tin phản hồi từ học sinh, từ phụ huynh học sinh, những người được hưởng lợi từ phong trào. Để làm được điều này, Hiệu trưởng cần phải:
+ Lập hòm thư “Điều em muốn nói” hay “Ý kiến của em rất quan trọng” tại lớp học và tại trường để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh,
xem các em cần gì, muốn gì từ nhà trường, thày cô và gia đình.
+ Tổ chức cho phụ huynh học sinh dự giờ của giáo viên để phụ huynh nắm bắt được tình hình, yên tâm với phương pháp giảng dạy của giáo viên. Lấy ý kiến của phụ huynh học sinh về giáo viên, về các chủ trương, hoạt động của nhà trường bằng “Hộp thƣ dành cho phụ huynh” hoặc thông qua phiếu hỏi để phụ huynh góp ý kiến về nhà trường.
3.2.5.2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu nhà trường với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường
Trong một trường Tiểu học hiện nay, ngoài Ban Giám hiệu thì Ban Chấp hành công đoàn, Chi uỷ, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Tổng phụ trách có vai trò khá quan trọng. Biết phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức, cá nhân này sẽ đưa nhà trường phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế một số trường Tiểu học ở Hưng Hà chưa làm tốt công tác này dẫn tới vai trò của các tổ chức, đoàn thể của trường trong thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chưa thực sự rõ nét. Để phát huy, tăng cường sự phối hợp của các tổ chức này với nhà trường, Hiệu trưởng cần phải:
- Xây dựng được quy chế phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, nhất là với Công đoàn.
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình, vai trò của từng tổ chức để phân công các nhiệm vụ, các nội dung của phong trào. Ví dụ: Đoàn thanh niên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, hướng dẫn giáo viên cao tuổi sử dụng máy tính, phối hợp với Đoàn thanh niên xã tổ chức các hoạt động cắm trại, vệ sinh, trồng cây ...; Công đoàn chịu trách nhiệm xây dựng mối đoàn kết nội bộ, các quy tắc ứng xử... hay Tổng phụ trách chịu trách nhiệm sưu tầm, tham mưu tổ chức các sân chơi.
- Thường xuyên theo dõi, giám sát nắm tình hình tiến độ thực hiện, rút kinh nghiệm kịp thời với các tổ chức, đoàn thể.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, đoàn thể trong các buổi họp hội đồng, tạo động lực cho các bộ phận thi đua hoạt động.
- Lắng nghe, tôn trọng ý kiến xây dựng cũng như ý kiến phản hồi từ các tổ chức, đoàn thể.
3.2.5.3. Triển khai các hoạt động giáo dục của nhà trường theo quan điểm nhà trường thân thiện: (tăng tính tự chủ, tự giác của mọi thành viên)
Bản chất của trường học thân thiện nằm ở các mối quan hệ trong nhà trường. Đó là mối quan hệ giữa thày với trò, quan hệ giữa thày với thày (bao gồm cả mối quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên, nhân viên) và quan hệ giữa trò với trò. Do đó, việc triển khai các hoạt động giáo dục phải lấy mục tiêu tạo mối quan hệ thân thiện giữa các đồi tượng này. Để có được mối quan hệ thân thiện này phải xoá bỏ dứt điểm “mệnh lệnh, uy quyền” trong dạy học và trong triển khai các công việc. Cụ thể:
- Hiệu trưởng phát huy tính dân chủ của giáo viên trong bàn bạc xây dựng kế hoạch, trong các công việc của cơ quan; giáo viên được cung cấp những thông tin cần thiết, được bày tỏ, bảo lưu ý kiến, được tự chủ trong triển khai các nhiệm vụ giáo dục trên cơ sở quy định của pháp luật. Có như vậy giáo viên mới mạnh dạn bày tỏ ý kiến, thể hiện sự sáng tạo, không thấy khó chịu hay “sợ sệt” trước Hiệu trưởng và khi mà kế hoạch do mình xây dựng, góp phần xây dựng, giáo viên sẽ tự giác hơn trong thực hiện các nhiệm vụ. Hiệu trưởng phải xây dựng nhà trường thành “Tổ chức biết học hỏi”.
- Giáo viên phát huy tính dân chủ, tự giác của học sinh thông qua việc tăng cường trao đổi giữa thày và trò, thông qua việc thảo luận của học sinh trong các hoạt động xây dựng nội quy, quy ước của lớp, quy tắc ứng xử ... Từ việc dạy học tương tác, nội dung tiết học được giáo viên chuyển tải đến trò một cách nhẹ nhàng, trò được kích thích óc sáng tạo, tư duy phê phán. Từ sự thống nhất cao của học sinh về các quy ước, quy tắc ứng xử trong lớp, các hoạt động được triển khai nhẹ nhàng theo quy trình. Học sinh thấy được trách nhiệm bổn phận của mình và sẽ tự giác thực hiện.
Chúng ta đang xây dựng trường học thân thiện với mục tiêu là tạo ra môi trường thân thiện. Song nếu Hiệu trưởng không có phương pháp tốt, không làm cho cán bộ, GV và HS coi nhà trường thân thiện như là ngôi nhà chung của mình để tất cả cùng chung sức xây dựng và bảo vệ mà quen với quản lý nhà nước kiểu “mệnh lệnh - phục tùng” thì ngay từ khi triển khai đã nhìn thấy sự thất bại
3.2.5.4. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc của Phòng Giáo dục- Đào tạo
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào dài hơi, được thực hiện trong 5 năm liền. Phong trào có 5 nội dung