Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 124)

- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây

3.2.7.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Hình thức tổ chức dạy học

3.2.7.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và có những tác động khác nhau đến đối tượng quản lý. Không có biện pháp nào là vạn năng. Các biện pháp quản lý có quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong cùng một hệ thống. Do đối tượng quản lý là các trường Tiểu học trong một huyện với những đặc điểm, điều kiện khác nhau nên càng không thể có một biện pháp riêng lẻ nào là là tối ưu.

Chính vì vậy, khi đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý, phải chú ý đến mối quan hệ của các biện pháp và biết phối hợp linh hoạt, đồng bộ nhiều biện pháp để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.

Trong 6 biện pháp nêu trên, biện pháp: “Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về trường học thân thiện cho mọi lực lượng trong

và ngoài ngành Giáo dục” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có

hiệu quả các biện pháp khác. Nhận thức là cơ sở của hành động. Nhận thức đúng đắn, sâu sắc thì sẽ có hành động đúng và hiệu quả. Để phong trào được thực hiện có hiệu quả cao cần sự hiểu biết, sự tự giác, tự nguyện của chủ thể hành động.

Biện pháp “Đổi mới quá trình dạy học” là biện pháp chủ đạo, có tác động mạnh mẽ và lâu dài nhất, làm thay đổi bản chất quá trình dạy học - nơi mà tính thân thiện được thể hiện sâu sắc nhất, tạo nên cốt lõi của sự thân thiện và hiệu quả của nhà trường, cái đích chung mà các biện pháp khác cùng hướng tới.

Các biện pháp: “Lập kế hoạch hành động quản lý nhà trường đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nội dung của trường học thân thiện”, “Phối hợp thường xuyên giữa ngành GD-ĐT, Văn hoá - Thể thao và Đoàn thanh niên từ cấp huyện đến cấp xã”, “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các

hoạt động dạy học” “Đổi mới công tác quản lý và hình thức tổ chức các

hoạt động giáo dục trong nhà trường” là những biện pháp then chốt, chủ lực

tác động đến những lĩnh vực có nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện phong trào nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Cả 4 biện pháp then chốt đều có mối quan hệ qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau, cùng với biện pháp tiên quyết làm tiền đề để để biện pháp chủ đạo được thực hiện tốt tạo ra sự an toàn, thân thiện và hiệu quả của nhà trường. Đây là hệ thống biện pháp cơ bản giúp Phòng Giáo dục, Hiệu trưởng trường Tiểu học phát huy được sức mạnh tổng hợp chỉ đạo cấp Tiểu học, mỗi nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua.

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 124)