Tiểu kết chƣơng

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 39)

Trường học thân thiện là một mô hình trường học tiến bộ, nhân văn đã được triển khai có hiệu quả tại nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, với những đặc điểm kinh tế, xã hội khác biệt, mô hình trường này đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo định hình trên cơ sở 5 nội dung về: cơ sở vật chất, phương pháp dạy học, tổ chức rèn luyện kĩ năng sống, các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh và việc giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh. Những nội dung này có vai trò định hướng để các cấp quản lý chỉ đạo, để mỗi nhà trường tập trung nhân lực, vật lực thực hiện phong trào có hiệu quả. Tuy vây, do khuôn khổ một bản kế hoạch nên nội dung của nó không thể phản ánh hết được những đặc trưng của một ngôi trường thân thiện. Bởi môi trường thân thiện còn thể hiện ở mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, giữa giáo viên với học sinh, giữa nhà trường với phụ huynh với cộng đồng xã hội. Thân thiện phải được thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình dạy học từ phương pháp dạy đến việc kiểm tra đánh giá, công nhận kết quả của người học.

Phải khẳng định rằng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một chủ trương, một phong trào phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cũng như xu thế phát triển của giáo dục hiện đại. Song do tính toàn diện của nó nên đây không phải là một phong trào thi đua dễ thực hiện, nó đòi hỏi những nguyên tắc quản lý nhất quán từ trung ương đến địa phương trên cơ sở tự giác, tự nguyện của các nhà trường kết hợp với sự hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc của cấp trên. Nó đòi hỏi những điều kiện cơ bản mang tính chất tiền đề để thực hiện. Trong số những điều kiện đó, một điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết là các nhà quản lý giáo dục cần phải có những hiểu biết sâu sắc về bản chất khái niệm “thân thiện” trong cụm từ “trường học thân thiện”, về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào; có những kĩ năng cơ bản về

quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Từ những hiểu biết, kĩ năng ấy, nhà quản lý cấp Phòng, cấp trường mới có thể tự xây dựng được những biện pháp quản lý khả thi chỉ đạo cán bộ, giáo viên và học sinh trong huyện, trong trường thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua này, từng bước đưa giáo dục của mỗi nhà trường tiến bộ, đưa giáo dục Tiểu học Hưng Hà phát triển ngang tầm với những huyện mạnh trong tỉnh.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HƢNG HÀ ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của huyện Hƣng Hà

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)