- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây
3.2.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về trường học thân thiện cho mọi lực lượng trong và ngoài ngành Giáo dục
học thân thiện cho mọi lực lượng trong và ngoài ngành Giáo dục
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một phong trào thi đua lớn với nhiều nội dung khác nhau, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều lực lượng trong xã hội, do đó nếu không làm tốt công tác tuyên truyền, cụ thể hoá từng nội dung của phong trào tới các lực lượng khác nhau thì khó có thể
thực hiện có hiệu quả phong trào này. Để làm tốt công tác này, Phòng Giáo dục, các trường Tiểu học huyện Hưng Hà cần thực hiện các công việc sau:
3.2.1.1. Phòng Giáo dục – Đào tạo
Tiếp tục phối hợp với Phòng Văn hoá-Thông tin, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện báo cáo với Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện về ý nghĩa, vai trò, sự cấp thiết phải triển khai thực hiện phong trào; báo cáo kế hoạch triển khai thực hiện phong trào để Uỷ ban nhân dân huyện kiện toàn Ban chỉ đạo, Huyện uỷ, UBND huyện đưa nội dung của phong trào vào các Nghị quyết, chương trình làm việc để có kế hoạch đầu tư, tăng cường kinh phí cho các trường, chỉ đạo ngành Giáo dục, các xã thị trấn, huy động sự ủng hộ đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, tập trung nhân lực, vật lực thực hiện phong trào.
Phối hợp với Đài phát thanh huyện viết bài tuyên truyền về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào phát trên hệ thống đài phát thanh của huyện để toàn thể, cán bộ, nhân dân trong huyện biết được chủ chương kế hoạch của ngành, hiểu sâu hơn về phong trào để từ đó có sự ủng hộ các nhà trường, ngành giáo dục huyện. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thực hiện, hai cơ quan cần tổ chức tuyên truyền, biểu dương các cá nhân, tập thể thực hiện tốt một hay nhiều nội dung của phong trào đồng thời nêu cách làm hay, cách làm sáng tạo của các đơn vị để các đơn vị khác tham khảo, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
3.2.1.2. Trường Tiểu học
Người có vai trò, có nhiệm vụ làm công tác tuyên truyền ở trường Tiểu học không ai khác là Hiệu trưởng nhà trường. Để làm tốt vai trò này, góp phần làm nên sự thắng lợi của phong trào thi đua, Hiệu trưởng nhà trường cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Tiếp tục báo cáo với lãnh đạo địa phương về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của phong trào để lãnh đạo địa phương hiểu sâu hơn, kiện toàn Ban chỉ
đạo, bố trí kinh phí, chỉ đạo các đoàn thể phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện phong trào.
Tổ chức họp Hội đồng sư phạm nhà trường phổ biến hệ thống các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có hiểu biết đầy đủ, biết được nhiệm vụ của cá nhân, tổ khối, tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ. Để cán bộ, giáo viên có được sự hướng dẫn đầy đủ, chính xác, ngoài việc phổ biến, giải thích các nội dung của văn bản, hiệu trưởng cần in ấn, phát đầy đủ tài liệu tới các thành viên của nhà trường.
Tổ chức tuyên truyền về phong trào tới toàn thể phụ huynh học sinh trong các buổi họp phụ huynh đầu năm học, đầu học kỳ II. Qua sự tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh sẽ hiểu được chủ trương, kế hoạch của nhà trường, thấy được sự cần thiết phải phối hợp với nhà trường để tạo nên một môi trường giáo dục thân thiện, đồng nhất cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt, hiệu trưởng cần chỉ đạo, hướng dẫn để giáo viên chủ nhiệm chỉ rõ cho phụ huynh học sinh thấy được những việc phụ huynh cần làm để tạo môi trường không chỉ thân thiện ở trường mà còn ở nhà để trẻ em luôn thấy mình được sống trong môi trường an toàn, thương yêu, nơi trẻ được phát biểu ý kiến, được lắng nghe, được cảm thông và tôn trọng. Có như vậy trẻ mới tự tin tham gia vào các hoạt động, phát huy khả năng sáng tạo của mình. Với trẻ, nhà trường thân thiện chưa đủ, trẻ còn cần mái nhà thương yêu, cần một cộng đồng trách nhiệm và chi sẻ nữa.
Tuyên truyền tới toàn thể học sinh trong trường về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các buổi chào cờ, sinh hoạt sao nhi đồng, hay các buổi sinh hoạt lớp. Trong thực tế nhiều nhà trường vẫn xem nhẹ hoạt động này do không thấy được vai trò của học sinh trong thực hiện phong trào. Thực ra, học sinh là đối tượng đầu tiên và được hưởng lợi nhiều nhất từ phong trào này. Do đó, các em không thể thụ động mà phải chủ động tham gia các hoạt động góp phần để nhà trường thực hiện có
hiệu quả phong trào này. Bên cạnh đó, việc học sinh tham gia thực hiện phong trào còn có ý nghĩa khác. Nó làm thay đổi ngay chủ thể của hoạt động, làm cho chủ thể trở nên tích cực, chủ động hơn và đây cũng chính là ý nghĩa, mục tiêu mà phong trào hướng tới. Tuy nhiên, khác với các lực lượng khác, với học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần phải “cầm tay chỉ việc”, phải cụ thể hoá những hoạt động để các em biết, phối hợp với nhau thực hiện.
Tiếp tục tuyên truyền nội dung phong trào tới một số tổ chức, đoàn thể ở địa phương như Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh ... để các tổ chức này có những hoạt động tích cực ủng hộ nhà trường như viết bài tuyên truyền, tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng những tập thể cá nhân điển hình trong thực hiện phong trào hay hỗ trợ cho những trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn để các em bớt khó khăn khi đến trường.
Một điểm cần chú ý ở đây là nội dung tuyên truyền phải cụ thể, phải phù hợp với từng đối tượng. Ngoài việc tuyên truyền 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung, Hiệu trưởng nhà trường cần phải cụ thể hoá, bám sát vào từ khoá của phong trào để giúp giáo viên hiểu sâu, hiểu rõ bản chất của khái niệm “thân thiện” trong trường học. Có như vậy giáo viên mới xây được kế hoạch của bản thân, xác định những việc cần làm để tạo nên sự công bằng, bao dung, sự quan tâm, săn sóc, lòng tin yêu kính trọng của học trò. Từ sự hiểu biết này, giáo viên sẽ xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục khác củng cố mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.