- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây
3.2.3. Phối hợp thường xuyên giữa ngành GD-ĐT, Văn hoá-Thể thao và Đoàn thanh niên từ cấp huyện đến cấp xã
Đoàn thanh niên từ cấp huyện đến cấp xã
Một trong hai mục tiêu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là huy động sự ủng hộ của các cấp, các ngành, của mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm tạo ra môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hiệu quả cho trẻ. Do đó, sự phối hợp giữa ngành Giáo dục và các ban ngành hữu quan trong triển khai phong trào thi đua là rất cần thiết. Dưới đây là những giải pháp, những gợi ý cụ thể để ngành GD-ĐT tham mưu, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành.
3.2.3.1. Phối hợp giữa ngành Văn hoá - Thể thao với ngành GD-ĐT
a. Cấp huyện:
- Phòng Văn hoá Thông tin có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, danh sách những di tích lịch sử văn hoá, cách mạng trong huyện cho ngành giáo dục; phối hợp với Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, giá trị các di tích tới cán bộ, giáo viên trong huyện.
- Phòng Văn hoá Thông tin phối hợp với Phòng Giáo dục – Đào tạo thẩm định, biên soạn và giới thiệu các trò chơi dân gian có tính giáo dục, phù hợp với tình hình địa phương để triển khai đến các trường. Nếu không thực hiện chặt chẽ khâu này, những trò chơi vào trường có thể không phù hợp với lứa tuổi, không đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ban văn hoá xã, thị trấn phối hợp với các nhà trường giới thiệu các di tích lịch sử văn hoá tới giáo viên và học sinh, hướng dẫn các trường nghiệp vụ chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử.
- Phòng Văn hoá Thông tin phối hợp với Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả chăm sóc các di tích của các nhà trường. Tuyên dương, khen thưởng những đơn vị điển hình vào cuối mỗi năm học.
- Phòng Văn hoá Thông tin chỉ đạo Trung tâm Văn hoá, Thể thao huyện phối hợp với Phòng Giáo dục–Đào tạo huyện tổ chức tốt các hoạt động văn hoá thể thao cho cán bộ, giáo viên, học sinh ngành Giáo dục. Đặc biệt cần tổ chức các lớp tập huấn phòng chống tai nạn, dịch bệnh cho học sinh như: chống đuối nước, hoả hoạn, điện giật...
b. Cấp xã:
- Ban Văn hoá xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với các nhà trường tổ chức tuyên truyền về phong trào thi đua trên đài phát thanh của địa phương, tại các hội nghị của địa phương.
- Ban Văn hoá xã, thị trấn có trách nhiệm tham mưu với UBND xã, thị trấn giải quyết các tụ điểm bán hàng rong xung quanh trường.
- Ban Văn hoá xã, thị trấn giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường. Hình thức giới thiệu có thể thông qua tiết chào cờ, sinh hoạt cuối tuần, kết hợp với tuyên truyền bằng tờ rơi.
- Ban Văn hoá xã, thị trấn hướng dẫn giáo viên, học sinh cách chăm sóc, bảo vệ di tích ở địa phương. Trong thực tế, nếu chỉ giới thiệu mà không hướng
dẫn cách chăm sóc bảo vệ di tích cẩn thận thì có khi việc làm của giáo viên, học sinh lại phản tác dụng, gây ảnh hưởng không tốt tới những di tích cổ, dễ bị tổn hại.
3.2.3.2. Phối hợp giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với ngành GD-ĐT
Vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể thiếu của trẻ; trong thang bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu này xếp thứ 3 sau nhu cầu tồn tại và an toàn. Ở Việt Nam, Nhà giáo dục học Hà Thế Ngữ đã khẳng định hoạt động vui chơi hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo thực tiễn là ba hoạt động cơ bản của nhà trường với mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Hoạt động vui chơi còn là “cầu nối” để hai hoạt động còn lại diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả. Chính vì vậy ngành Giáo dục và Đoàn thanh niên cần phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh cho học sinh.
a. Cấp huyện:
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện phối hợp với Phòng Giáo dục–Đào tạo huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh ở cấp huyện:
+ Tổ chức “Liên hoan tiếng hát học sinh cấp Tiểu học” trên cơ sở lựa chọn những tiết mục xuất sắc từ Liên hoan cấp cụm trường.
+ Tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Vì một môi trƣờng thân thiện” trên cơ
sở lựa chọn những học sinh có thành tích xuất sắc cuộc thi cấp trường.
+ Tổ chức cho học sinh xuất sắc, cháu ngoan Bác Hồ của các trường tham gia trại hè cấp huyện.
+ Tổ chức tuyên dương học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, liên đội trưởng giỏi.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tổ chức các sân chơi, các cuộc thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông dưới hình thức sân khấu hoá.
+ Chỉ đạo 1 trường làm điểm cuộc thi vẽ tranh, 1 trường làm điểm về tổ chức sân chơi cho học sinh để các trường rút kinh nghiệm, thực hiện tốt hai nội dung này tại trường.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện phối hợp với Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo Đoàn thanh niên xã, thị trấn phối hợp với Trường Tiểu học tổ chức các hoạt động sinh hoạt đội bổ ích, lý thú cho học sinh của trường.
Để các hoạt động trên có hiệu quả, cần có sự thống nhất cao giữa hai ngành ngay từ khi xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở sự thống nhất đó, phòng Giáo dục–Đào tạo đưa vào lịch công tác để chỉ đạo các trường chuẩn bị làm tốt từ cơ sở, tránh trùng đúp các hoạt động, gây quá tải cho các trường.
b. Cấp xã:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, thị trấn phối hợp với Trường Tiểu học tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi mới lạ, bổ ích theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Huyện đoàn và Phòng Giáo dục – Đào tạo:
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác đội cho học sinh là Liên đội trưởng, chi đội trưởng.
- Tổ chức các sân chơi trí tuệ như: Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sử, Tuổi thơ khám phá, Thần đồng đất Việt ... Hiện nay, nhờ hệ thống máy tính và máy chiếu đa năng nên việc tổ chức các sân chơi trí tuệ như trên rất có nhiều thuận lợi. Những cuộc thi này mang đến rất nhiều lợi ích cho học sinh: số lượng người tham gia đông, trẻ em được kích thích phát triển trí tuệ, lòng ham học hỏi, chinh phục tri thức, được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Tổ chức liên hoan tiếng hát học sinh cho học sinh của trường trên cơ sở lựa chọn những tiết mục xuất sắc từ các chi đội.
- Tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Vì một môi trƣờng thân thiện” cho
những học sinh có nhu cầu được tham gia cuộc thi, chú trọng động viên những em có năng khiếu tham gia để nâng cao chất lượng cuộc thi, tuyển chọn cá nhân xuất sắc tham dự vòng thi cấp huyện.
- Tổ chức các hoạt động dã ngoại, tham quan những di tích, lịch sử, những mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương để học sinh có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên, với cuộc sống sản xuất lao động nhiều hơn. Những nơi có điều kiện cần tổ chức cho học sinh tham gia cắm trại hè tại địa phương.
- Tổ chức tuyên dương học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, liên đội trưởng giỏi vào dịp Quốc tế thiếu nhi, ngày 01/6.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện như: giúp đỡ gia đình chính sách, các cụ già có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, hỗ trợ giúp đỡ các bạn học sinh trong trường có hoàn cảnh khó khăn để giáo dục tình cảm, truyền thống yêu nước, tương thân tương ái của dân tộc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lao động như vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhổ cỏ, quét dọn các khu di tích lịch sử, văn hoá, nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương để giáo dục lòng yêu lao động cho trẻ.
+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông, tìm hiểu về Đội thiếu niên tiền Phòng Hồ Chí Minh, về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để học sinh biết trách nhiệm của mình trong thực hiện những nội dung này.
+ Tổ chức hướng dẫn học sinh trồng, chăm sóc cây trong khu vực trường, trụ sở UBND xã. Tổ chức cho học sinh các lớp đăng ký chăm sóc, bảo vệ cây để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.