Đổi mới quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 104)

- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây

3.2.6.Đổi mới quá trình dạy học

Như đã trình bày ở chương 1, mục tiêu của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính là tạo cho trẻ một môi trường an toàn, thân thiện cả về vật chất và tinh thần để trẻ phát huy đựợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong thực hiện các nhiệm vụ học tập, vui chơi giải trí. Do đó, xây dựng giải pháp cần phải quan tâm đến cả hai yếu tố thân thiện về vật chất và thân thiện về tinh thần cho người học. Khi nghiên cứu đề xuất giải pháp cũng cần phải xác định rõ đâu là yếu tố mấu chốt tạo nên sự thân thiện trong trường học, yếu tố vật chất hay tinh thần. Chỉ khi xác định được rõ ràng vấn đề này thì những giải pháp đưa ra mới thực sự khả thi, hữu dụng.

Như chúng ta đã biết, hoạt động chính trong nhà trường Tiểu học là hai hoạt động dạy và học của hai chủ thể giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các hoạt động khác như hoạt động lao động, vui chơi của học sinh; hoạt động viết sáng kiến, nghiên cứu khoa học, làm đồ dùng dạy học của giáo viên; các hoạt động phong trào, hoạt động nhân đạo, từ thiện... Song xét đến cùng tất cả các hoạt động đó đều có tính giáo dục, đều vì mục tiêu giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt hơn quá trình dạy học. Trang 19, Sổ tay Trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khẳng định “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực chính là cụ

thể hoá của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” trong hoàn cảnh hiện nay”. Do đó,

có thể nói quá trình dạy học trong quá trình sư phạm tổng thể là nhiệm vụ xuyên suốt, bao quát mọi hoạt động của nhà trường, tạo nên bản chất của nhà trường. Chính vì vậy, để tạo nên một môi trường giáo dục thân thiện điều cốt lõi là phải tạo được một "Quá trình dạy học thân thiện, hiệu quả”. Để làm

được điều này trước nhất cần phải xem xét quá trình dạy học như một “dây chuyền”, một “hệ thống đồng bộ”, giữa các thành tố có mối quan hệ biện

chứng, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau chứ không phải là một quá trình với các thành tố rời rạc như quan niệm cũ. Quá trình dạy học là một quá trình tương

tác có chủ định giữa các yếu tố cấu thành nhằm tạo ra sự thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ của người học, hướng tới mục tiêu giáo dục cao hơn.

Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, quá trình dạy học được xem như một hệ thống, được mô hình hoá như sau [15, tr. 4 ]:

Sơ đồ 3.1: Quá trình dạy học với tư cách là một hệ thống:

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 104)