Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 72)

- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện phong trào là rất cần thiết. Tuy nhiên, đây chưa thể là căn cứ để xây dựng các biện pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo, mấu chốt của vấn đề là phải tìm ra được những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

- Nguyên nhân lớn nhất nằm ở sự hạn chế trong nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, của lãnh đạo địa phương về mục tiêu, nội dung của phong trào. Do đó, họ chưa thấy được sự cần thiết phải triển khai thực hiện phong trào, chưa thấy được đâu là bản chất, là vấn đề cốt lõi tạo nên sự thân thiện của ngôi trường đối với người học. Chính điều này dẫn tới tình trạng đầu tư, quan tâm không tương xứng hoặc không đúng mức. Cụ thể:

+ Một số Hiệu trưởng nhận thức rằng nói đến “Trường học thân thiện” là chủ yếu nói đến sự thân thiện của “cái vỏ” bên ngoài hay chính là cảnh quan, cơ sở vật chất của nhà trường. Do đó, lãnh đạo nhà trường chủ yếu tập trung nguồn lực tài chính, tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học mà không quan tâm đầu tư xứng đáng cho các nội dung khác.

+ Ở một vài đơn vị, Hiệu trưởng nhà trường lại tập trung nhiều công sức chỉ đạo tổng phụ trách tổ chức nhiều hoạt động bề nổi huy động sự tham gia quá sức của học sinh. Điều này dẫn tới tình trạng học sinh vì phải bỏ nhiều thời gian, công sức luyện tập các trò chơi, các sân chơi mà không có đủ thời gian, sức khoẻ hoàn thành tốt công việc học tập.

- Nguyên nhân thứ hai nằm ở nghiệp vụ, kĩ năng quản lý của Hiệu trưởng. Hiện nay, Hiệu trưởng trường Tiểu học trong huyện còn gặp khó khăn trong một số khâu như: Phân tích tình hình (21/27 ý kiến cho rằng rất cần được tập huấn), xây dựng kế hoạch (16/27), huy động nguồn lực (22/27) và thu thập thông tin phản hồi (16/27). Hạn chế này được thể hiện rất rõ trong các bản kế hoạch triển khai thực hiện phong trào của các trường. Nhiều bản kế hoạch không thể hiện rõ được nội dung công việc, mục tiêu, chỉ tiêu; không thể hiện rõ được nhân lực, vật lực, thời gian thực hiện các hoạt động. Có kế hoạch nội dung cơ bản giống với kế hoạch của Phòng GD-ĐT huyện. Với những những hạn chế trong các kĩ năng quản lý như trên, làm sao hiệu trưởng các trường có thể tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung phong trào.

- Nguyên nhân thứ ba là có trường đăng ký tham gia phong trào theo “phong trào”. Điều này có nghĩa là: Hiệu trưởng nhà trường thấy Phòng GD- ĐT phát động phong trào thì tham gia chứ chưa xác định được những điều kiện cần thiết, điều kiện mang tính chất tiền đề để thực hiện phong trào. Do đó, khi bắt tay vào thực hiện phong trào, nảy sinh rất nhiều khó khăn, bất cập: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng, tập huấn bài bản về phương pháp dạy học tích cực, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ... Với những đơn vị tham gia phong trào kiểu này, thất bại là điều không thể tránh khỏi.

- Nguyên nhân thứ tư nằm ở khâu kiểm tra, đánh giá. Trong hơn một năm thực hiện phong trào, nhiều trường Tiểu học trong huyện chưa được đón cấp trên về kiểm tra việc thực hiện phong trào, chỉ ra những hạn chế lệch lạc trong nhận thức, tổ chức thực hiện để các trường kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách làm. Việc tự đánh giá cũng được nhiều trường làm qua loa, chiếu lệ. Cho dù là phong trào thi đua, song nếu không có sự kiểm tra, đôn đốc của cấp trên thì tiến độ công việc sẽ bị chậm lại. Thiếu sự tư vấn cần thiết cũng hạn chế không nhỏ tới kết quả thực hiện.

- Nguyên nhân cuối cùng tác giả muốn nói đến là nội dung chương trình sách giáo khoa, phương tiện dạy học, khả năng tự học của học sinh ở cấp học có những bất cập nhất định. Sự bất cập này không chỉ xảy ra ở Hưng Hà mà ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc, đặc biệt là ở những vùng khó khăn. Theo nhiều chuyên gia đã từng tham gia viết sách giáo khoa, nhiều nhà khoa học giáo dục nổi tiếng của nước ta như: Giáo sư Hoàng Tuỵ, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình, Giáo sư Hồ Ngọc Đại và cả những nhà quản lý giáo dục cấp cao gần đây như nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ... sách giáo khoa phổ thông của ta hiện nay có biểu hiện quá tải, nhiều nội dung không phù hợp với nhu cầu, khả năng nhận thức của học sinh, còn nặng về lý thuyết, về cung cấp tri thức. Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy: có tới 15/38 (39,4%) Phó hiệu trưởng, 44/120 (36,6%) giáo viên đánh giá SGK, tài liệu tham khảo tại các trường trong huyện đạt mức trung bình và yếu ... Bên cạnh đó, phương tiện dạy học thì chưa đạt yêu cầu (1/38 ý kiến của Phó hiệu trưởng, 6/119 giáo viên đánh giá tốt, 24/38 Phó hiệu trưởng, 33/119 giáo viên đánh giá là trung bình và yếu). Do đó, giáo viên khó có thể áp dụng được phương pháp dạy học tích cực hay hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, nhiều khi phải dạy học kiểu “thày đọc – trò chép” mới đảm bảo hết nội dung chương trình. Với sách giáo khoa biên soạn theo cách tiếp cận nội dung như ở nước ta hiện nay, thiết bị dạy học hạn chế như vậy việc dạy học theo hướng phát triển tư duy, phát triển trí tuệ cho người học bị ảnh hưởng khá nhiều.

2.6. Tiểu kết chƣơng 2

Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương có chất lượng giáo dục tiểu học khá ổn định. Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng được đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện hết sức quan tâm, tạo điều kiện ủng hộ. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Thái Bình, trong hơn 1 năm qua, Phòng Giáo dục – Đào tạo Hưng Hà đã tích cực chỉ đạo các trường Tiểu học trong huyện triển khai thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm đột phá nhằm cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục cho các đơn vị. Sau hơn một năm thực hiện, một số trường đã có những sự cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, học sinh được vui chơi nhiều hơn, được tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, chăm sóc các di tích lịch sử văn hoá .... Tuy nhiên, chừng đó chưa đủ để tạo nên một môi trường giáo dục thân thiện làm tiền đề cho sự tích cực học tập, hoạt động của học sinh. Cái làm nên cốt lõi, bản chất của sự thân thiện đó là quá trình dạy học lại chưa thực sự được cải thiện nhiều: Ở một số trường, thày vẫn phải cố gắng truyền tải hết nội dung của bài học, của chương trình sách giáo khoa, tổ chức kiểm tra sự ghi nhớ của học sinh theo cách truyền thống; trò vẫn phải cố gắng hết sức hoàn thành khối lượng công việc thày giao mặc dù có nội dung không có gì thiết thực tới nhu cầu của trẻ. Chính sự thiếu đồng bộ trong đổi mới quá trình dạy học là nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các trường Tiểu học huyện Hưng Hà. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: nhận thức chưa đầy đủ về phong trào, xây dựng kế hoạch chưa cụ thể, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên của cấp trên hay khó khăn về nguồn lực tài chính cũng góp phần làm cho hiệu quả của phong trào chưa cao, đáp ứng yêu cầu của các cấp quản lý giáo dục.

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HƢNG HÀ ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÂN

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)