KẾT LUẬN VÀ KHUYỂ NN GHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 75 - 80)

triển KTXH của cộng đồng,

KẾT LUẬN VÀ KHUYỂ NN GHỊ

Qua trình bày về lý luận và thực tiễn triển khai XHHCTGD và phát triển GDCĐ ở suốt 3 chương, Luận văn chú trọng vào giải quyết các nhiộm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Đến đây, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1) Về phương diện lý luận, XHHCTGD là một tư tưởng lớn, một cuộc vận động lớn để huy động toàn xã hội tham gia phát triển sự nghiệp GDĐT của nước nhà. Bước sang thời kỳ mới, 2 nội dung quan trọng nhất của XHHCTGD là “huy động các LLXH tham gia vào việc đa dạng hoá hình thức GDĐT, đa dạng hoá loại hình trường, lóp” và “huy động các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình GDĐT” cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để tiến đến mục tiêu cao nhất của XHHCTGD là DCHGD và GDCMN. Trong bối cảnh đó, phát triển GDCĐ và xây dựng TTGDCĐ ở các làng xã nông thôn là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần thực hiộn tốt 2 nội dung nói trên. Bởi vì, GDCĐ tạo cơ hội để những người dân ưong cộng đổng có thể “học tập thường xuyên”, “học tập suốt đời”, nâng cao hiểu biết, nâng cao năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, cùng nhau liên kết các nhu cầu và nguổn lực của cộng đồng để tạo dựng một cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Giáo dục cộng đồng là một phương tiện mà thông qua đó, người dân có thể vừa tham gia “làm giáo dục”, vừa “hưởng thụ giáo dục”. Đổng thời, phát triển GDCĐ là một cách giải bài toán chi phí - lợi ích trong giáo dục phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay.

2) Về thực tiễn, việc phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong XHHCTGD và phát triển GDCĐ ở Bắc Giang cho thấy, mặc dù là một tỉnh miền núi nghèo, với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu nhưng Bắc Giang đã có một chiến lược triển khai XHHCTGD hết sức đúng đắn, đó là triển khai đồng thời cả 5 nội dung cơ bản của nó chứ không xem nhẹ nội dung nào. Một mặt, Bắc Giang tích cực huy động các LLXH đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, tham gia

-77-

vào phát triển quy mô, số lượng của giáo dục, xây dựng môi trường lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục. Mặt khác, Bắc Giang tích cực đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình trường lớp, động viên, khuyên khích mọi người dân, nhất là những người ở độ tuổi lao động tham gia học tập dưới nhiều hình thức không chính quy, tại chức, hàm thụ, từ xa... Đối với khu vực nông thôn, Tỉnh uỷ, ƯBND và ngành GDĐT rất quan tâm chỉ đạo xây đựng TTHTCĐ làng xã. Đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời, góp phần làm cho dân trí của đại bộ phận nhân dân được nâng cao thêm một bước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào đồng ruộng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây cũng là chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá của Tỉnh trong những năm tới.

3) Những thành công bước đầu của một số TTHTCĐ chứng tỏ sự ra đời của TTHTCĐ là cần thiết, TTTHTCĐ là điểm cần đến của mọi người dân. Có được thành công đó là do có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyển, có sự phối kết hợp tốt giữa Hội khuyến học và ngành giáo dục, sự nỗ lực của những người làm công tác phát triển GDCĐ ở các làng xã. Tuy nhiên, nội dung và phương thức hoạt động của trung tâm còn nghèo nàn, thiếu đa dạng, thiếu tính kế hoạch, hiệu quả thấp, tính thiết thực chưa rõ. [34,6]. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là nhân tố con người chưa được phát huy triệt để. Ban quản lý trung tâm chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để huy động cộng đồng tham gia chủ động và tích cực vào hoạt động GDCĐ. Do đó, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào sự đầu tư của Nhà nước, chưa chú trọng khai thác các nguồn lực của địa phương. Mặt khác, người dân chưa ý thức hết được tầm quan trọng của GDCĐ nên chưa chủ động và tích cực tham gia. Họ đến TTHTCĐ chỉ để “hưởng thụ giáo dục”, coi đó là một ioại “phúc lợi xã hội” mà mình có quyền được hưởng chứ chưa phải để cùng nhau “làm giáo đục”, cùng nhau đóng góp sức mình cho giáo dục. VI vậy, một vấn đề cần phải giải quyết ngav là tìm ra các biện pháp để duy trì hoạt động và đảm bảo tính bền vững của các TTHTCĐ /TTGD CĐ.

-78-

Để TTGDCĐ phát huy được vai trò của nó trong đời sống cộng đồng, tránh tình trang trung tâm được lập ra mà không hoạt động dược hoặc hoạt động kém hiệu quả. dựa theo những kết ỉuận nêu trên trên, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nehị như sau:

ỉ. Đới với ngành GDĐT Bấc Giang:

* Thứ nhất, cần thành lập một nhóm công tác, 2ồm các chuvên gia, chuyên viên của Ngành giáo dục, Hội khuyến học (cả truniỊ ương và địa phương) để sơ kết, đánh giá quá trình triển khai TTHTCĐ trên diện rộng và với tốc độ khá nhanh thời gian vừa qua. Thông qua đó, cần nghiên cứu thêm để chỉnh sửa lại mò hình TTHTCĐ hiện có, làm cho nó trờ nên gọn nhẹ, linh hoạt, mềm dẻo và dân chủ hơn. Tên gọi trung tâm nên chuyển là TTGDCĐ như chúng tôi đã đề nghị ở đầu mục 3.2. Ban quản lý trung tâm cán được điều chỉnh trước tiên, nèn gọi là “Ban điều hành”, chỉ gồm 5-7 người, là đại diện các ban, ngành, đoàn thể; với chức nãng tổ chức, điều hành, điều phối các hoạt động là chính. Bên cạnh Ban điều hành, cần có thêm Ban tư vấn, gồm những người am hiểu và có kinh nghiệm hoạt độns trong các lĩnh vực giáo dục, V tế, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế, hướns nghiệp dạy nghé, văn hoá, vãn nghệ, thế thao, du lịch... Ban tư vấn có nhiệm vụ tư vấn cho Ban điều hành và những người dân về nội dung, hình thức hoạt động, cách thức học tập.

* Thứ hai, cần chỉ đạo. hướng dẫn cho Ban điều hành TTGDCĐ áp dụng

nhữne chiến lược, biện pháp mới để nàng cao hơn nữa vai trò cùa TTGDCĐ. Muốn vậy, nội dung và hình thức hoạt động của TTGDCĐ cần được cải tiến nhằm mang lại lợi ích thiết thực hơn, có sức cuốn hút hơn đối với người dân. Nội dung chương trình hoạt động phải được lập ra dựa trên cơ sở tiến hành khảo sát, đánh giá, nám bát chính xác nhu cầu học tập của người dân. Nói cách khác, nội dung hoạt động của TTHTCĐ phải xuất phát từ nhu cầu của dân và để giải quyết những vấn đề của chính cộng đồng. Có như vậy người dân mới có cơ hội để tham gia một cách chủ động và tích cực vào các hoạt động của TTHTCĐ, đóng góp xây dựns; trung tâm ngày càng phát triển.

cả kinh phí nữa) mở các lớp xoá mù chữ, bổ túc văn hoá, phổ cập giáo dục sang cho TTGDCĐ. Đây là một biện pháp tích cực để đảm bảo tính bền vững của trung tâm. Tất nhiên, cần tránh “khoán trắng” cho TTGDCĐ nhiệm vụ này, mà vẫn phải coi đó là trách nhiệm của toàn thể cộng đổng, từ Đảng uỷ, chính quyền, Hội đồng giáo dục cơ sở đến các ban, ngành, đoàn thể, nhà trường. Vai trò chỉ đạo của phòng giáo đục, vai trò tư vấn của Hội khuyến học, vai trò ượ giúp chuyên môn của TTGDTX huyện vẫn có ỷ nghĩa quyết định. Đặc biệt là, trách nhiệm của TTGDTX huyện phải được đề cao hơn nữa. TTGDTX huyện phải thực sự coi các TTGDCĐ là vệ tinh của mình.

2. Đối với các cộng đồng:

• Trước khi triển khai các hoạt động, Ban điều hành, Ban tư vấn của TTGDCĐ cần tổ chức tuyên truyền cho người dân mọi lứa tuổi nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ về GDCĐ. Đặc biệt, cần làm cho họ ý thức được rằng, ngay cả khi chưa có TTGDCĐ thì các họạt động có tính chất GDCĐ vẫn thường xuyên diễn ra trong đời sống cộng đồng. TTGDCĐ ra đời vói mục đích tạo cơ hội học tập cho người dân. Con người không ai là ngu dốt, vấn đề là có cơ hội học tập hay không. Hơn nữa, TTGDCĐ ra đời là để liên kết các nhu cầu và nguổn lực của cộng đồng, để tổ chức các hoạt động GDCĐ có hiệu quả hơn, đem lại những lợi ích thiết thực hơn cho toàn thể cộng đồng.

• Trong việc huy động nhân dân tham gia hoạt động của TTGDCĐ, Ban điều hành trung tâm cần phát huy tốt vai trò của các nhóm, các tổ chức đoàn thể. Các tổ chức, đoàn thể nắm bắt được nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của các thành viên một cách chính xác nhất và cũng huy động thành viên của mình tham gia hoạt động một cách tốt nhất. Mặt khác, nếu các thành viên của đoàn thể tham gia học tập, sinh hoạt tốt thì đoàn thể sẽ mạnh lên. Làm được như vậy, theo lý thuyết phát triển cộng đồng, quá trình phát triển (nâng cao năng lực - trao quyền - làm chủ - đảm bảo tính bền vững - cải thiện chất lượng cuộc sống) sẽ diễn ra nhanh hơn, cộng đồng sẽ tiến đến các mục tiêu phát triển nhanh hơn.

• Những hoạt động của các dự án phần mềm mà các tổ chức phi chính phủ, tổ chức hỗ trợ phát triển cộng đồng đang triển khai tại một số xã (ví dụ như tập

-80-

huấn chuyển giao kiến thức vể chăn nuôi, các buổi sinh hoạt CLB y tế thôn bản, các hoạt động nhóm trẻ...) có nội dung và hình thức rất gần gũi với GDCĐ. Hơn nữa, giữa hỗ trợ phát triển cộng đồng và GDCĐ có những quan điểm chung. Vì vậy, cần lồng ghép các hoạt động của TTGDCĐ với các hoạt động dự án. Như thế, có thể tranh thủ được cả hỗ trợ về tài chính, csvc, trang thiết bị, kỹ thuật cho cộng đồng của mình, góp phần đắc lực vào việc duy trì và đảm bảo hoạt động cho TTGDCĐ.

8 1

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 75 - 80)