Các LLXH tham gia phát triển quy mô, số lượng của giáo dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 35 - 37)

GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỘNG ĐồNG

2.2.2.Các LLXH tham gia phát triển quy mô, số lượng của giáo dục.

Từ năm 1991 đến năm 2003, số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên các bậc học, cấp học ở Bắc Giang mỗi năm một tăng. Chỉ tính riêng GDCQ, năm 1991 mới có 310 trường học, nãm 1996 đã có 433 trường (tăng 1,39 lần), không còn tình trạng phải học 3 ca, đã thu hút được phần lớn trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường [42,40]. Đến năm học 2002-2003, Bắc Giang đã có 759 trường học từ mầm non đến THPT, trong đó có 235 trường mẫu giáo với 2.076 lớp học;

-37-

524 trường phổ thông với 10.928 lớp học. Bắc Giang cũng có 4 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường cao đẳng (kể cả các trường do Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh) và 1 trường công nhân kỹ thuật [45,131].

Về số lượng học sinh và giáo viên, năm 1991 có 10.501 giáo viên, đến năm 1996 đã có 11.275 giáo viên, tăng 7,37%. Số học sinh mẫu giáo từ năm 1991 đến năm 1995 tâng 35,06%; số học sinh phổ thông tăng 33,86%. Đến năm học 2002-2003, toàn tỉnh đã có 2.467 giáo viên mẫu giáo với 52.270 cháu; 15.648 giáo viên phổ thông với 369.948 học sinh; số giáo viên dạy tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, công nhân kỹ thuật là 443 với số học sinh 8.473 người. [45,132]

Quy mô, số lượng giáo dục chính quv tãng mạnh như vậy, một mặt, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các cấp uỷ Đảng, chính quvền, ban ngành, đoàn thể và của toàn thể nhân dân trong chăm lo phát triển giáo dục. Mặt khác, nó cũng chứng tỏ yêu cầu của giáo dục đối với xã hội ngàv một tăng. Song, điểu này cũng tạo ra một sức ép rất lớn cho công tác phát triển GDĐT của Tỉnh.

ơ Bắc Giang, cuộc vận động xoá mù chữ và phổ cập GDT 'H, phổ cập THCS

cũng diễn ra khá sôi nổi. HĐGDCS ở các xã, phường, thị trấn làm việc rất

nghiêm túc để thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao. Riêng huyện Tân Yên (với 23 xã, thị trấn), theo các báo cáo tổng kết năm học, thời kỳ 2000-2003 đã thực hiện xoá mù chữ cho 26 người trong độ tuổi lao động, phổ cập GDT’H cho 78 người, phổ cập THCS cho 1.322 người. Nếu làm phép tính chia đơn giản thì trung bình mỗi xã mỗi năm phải tiến hành phổ cập THCS cho 20 người. Xã Hợp Đức (huyện Tân Yên), từ năm 1997 đến 2000 đã tổ chức các lớp bổ túc văn hoá THCS cho 215 học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 và 64 học sinh lớp 9. Trong 3 năm (2000-2003) mỗi năm trung bình phổ cập THCS cho 21 người. [16]. Xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang), từ tháng 6/2000 đến tháng 6/2002 đã tổ chức được 5 lớp học bổ túc THCS và phổ cập THCS cho 161 người. [17]. Xã Đổng Kỳ (huyện Yên Thế) trong 3 năm (2000-2003) đã phổ cập GDTHCS cho 130 đối tượng. [15]

Để có được kết quả trên, các cấp uỷ Đảng, chính quyển, ban ngành, đoàn thể quần chúng ở xã, đặc biệt là thanh nièn, phụ nữ, cựu chiến binh, giáo viên... phải

-38-

làm việc rất vất vả, phối hợp nhiều biện pháp, phân công từng người bám sát từng đối tượng để tuyên truyền vận động họ đi học các lớp bổ túc văn hoá. Sau khi lớp học được tổ chức, phải có nhiều biện pháp để duy trì sĩ số, chống bỏ học như trợ cấp cho học viên một số sách vở, giấy bút, cử người trông xe đạp buổi tối, giáo viên dạy không nhận thù lao.[17]. Những việc làm trên đây thể hiện các LLXH đã phấn đấu không mệt mỏi cho một quá trình lâu dài, gian khổ để thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, tạo điểu kiện cho việc nâng cao chất lượng lao động, cho việc phát triển KTXH của địa phương, cộng đồng.

Ngoài ra, còn phải kể đến sự phát triển về quy mô, số lượng của giáo dục không chính quy và các hoạt động có tính chất giáo dục, đào tạo khác. Toàn tỉnh hiện có 11 trung tâm GDTX; con số trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ - tin học lên tới hàng chục. Số lượng học sinh các hệ GDKCQ lên tới hàng chục nghìn người.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 35 - 37)