Cơ sở vật chất và trang thiết bị:

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 64 - 65)

Nhìn chung, cơ sở vật chất càng đầy đủ càng tốt, nhưng không nên quá lộ thuộc vào chúng mà cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo. Không nên coi TTGDCĐ như một “trường học chính quy” và đòi hỏi nó phải “đạt chuẩn”. Nhiéu khi, cần tự tạo ra những dụng cụ học tập, đạo cụ để biểu diễn, công cụ để làm việc từ những nguồn vật liệu sẵn có của địa phương. Cần huy động tất cả nguồn lực c s v c hiện có ở cộng đồng, của cộng đồng để tổ chức các hoạt động.

* Văn phòng của TTGDCĐ:

TTGDCĐ cần có một phòng làm việc tại khu vực trung tâm của cộng đồng để tiên việc liên hệ của người dân, tốt nhất là nên bố trí một phòng làm việc ở khu vực hành chính của xã, hoặc có thể là một hội trường - nhà văn hoá của một thôn ở khu vực trung tâm xã. Văn phòng trung tâm cần có biển hiệu, được trang bị một số bàn ghế, tủ sách báo, tài liệu, một số đổ dùng tối thiểu, văn phòng phẩm.

* Các lớp học:

- Nên sử dụng những địa điểm công cộng sẵn có như hội trường UBND xã, hội trường thôn, lớp học của trường phổ thồng, đình làng hoặc có thể mượn nhà riêng của những người dân trong cộng đồng... làm nơi học tập, sinh hoạt;

- Một số lớp học thực hành, trao đổi kinh nghiộm LĐSX có thể tiến hành ngay tại thực địa như ngoài ruộng, trong vườn, trong xưởng sản xuất. Với các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí, dã ngoại nên tận dụng điều kiện môi trường thiên nhiên ngoài trời để tổ chức nếu thời tiết cho phép.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)