CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG VÀ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CHO TRUNG TÂM GIÁO DỤC CỘNG ĐỔNG.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 65 - 73)

10. Mối quan hệ vói các cơ quan, tổ chức khá c:

3.3.CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG VÀ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CHO TRUNG TÂM GIÁO DỤC CỘNG ĐỔNG.

ĐỘNG CHO TRUNG TÂM GIÁO DỤC CỘNG ĐỔNG.

Trước hết, phải khẳng định rằng, các biện pháp để xây dựng thành công và đảm bảo hoạt động cho TTGDCĐ không nằm ngoài các chiến lược, biện pháp triển khai XHHCTGD. Nhung do một số đặc điểm riêng của GDCĐ, cần áp dụng thêm một số biện pháp đặc thù nữa. Mặt khác, cần tính đến những điều kiện cụ thể của địa phương và những bài học kinh nghiệm từ việc triển khai xây dựng và tổ chức hoạt động TTHTCĐ trong thời gian qua.

1) Thứ nhất, phải làm cho các LLXH và toàn thể cộng đồng hiểu rõ ràng,

thấu đáo rằng GDCĐ là một biện pháp hiệu quả đ ể triển khai XHHCTGD.

Đây là việc cần được tiến hành trước tiên để góp phần nâng cao nhận thức của các LLXH về giáo dục nói chung và GDCĐ nói riêng. Thực tế triển khai XHHCTGD cho thấy, các LLXH đôi khi còn hiểu chưa đầy đủ về XHHCTGD, coi XHHCTGD đơn giản chỉ là huy động tiền của và thường tham gia vào nội

-67-

dune “dẻ nhận thấv, dễ làm” là “đầu tư, đóng góp các nguồn lực cho giáo dục”. Việc tham gia vào “đa đạne hoá các hình thức học tập và các loại hình nhà trường” phần lớn diễn ra ư các khu vực đô thị, còn ờ khu vực nông thôn triển khai chưa đáng kể.

Vì vậy, cần có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để mọi người hiểu rõ về GDCĐ, đặc biệt là về mục đích ý nghĩa của nó là thực hiện DCHGD, GDCMN, xây dựng một “xã hội học tập”, góp phần vào sự nehiệp phát triển KTXH và đặc biệt là để giải quyết những vấn để của cộng đồng, làm cho cộng đồng ngày một phái triển.

Các hoạt động tuyên truyền này có thể tiến hành thông qua các phiên họp Đại hội giáo dục và Hội đồng giáo dục cơ sở, Hội đồng nhân dân, các hội nghị liên tịch, các hội thảo chuyên đề về giáo dục và khoa học kỹ thuật, về các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương... Chủ thể của hoạt động tuyên truyền quảng bá này là Đảng uỷ, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể, các cơ sở giáo dục của địa phương, Hội khuvến học, Hội cựu chiến binh,' Hội nông dân, Đoàn thanh niên, nhà irường...

2) Cần tổ chức những hội nghị, hội thảo, tập huấn, tham quan học tập, trao

đổi kinh nghiệm để những người chủ chốt sẽ triển khai GDCĐ hiểu rõ ràng, cụ thê hơn vé TTGDCĐ.

Cần hết sức tránh nhầm lẫn rằng TTGDCĐ giống hệt như một nhà trường, “có con dấu và tài khoản riêng”, có “giám đốc trung tâm” [36]. Từ đó, xuất hiện tâm lý trỏng chờ sự đầu tư của Nhà nước cho “nhà trườne” của xã mình. Cần hiểu rằng, XHHCTGD chủ trương san sẻ bớt gánh nặng cùa Nhà nước cho các LLXH. Với những đặc điểm riêng của GDCĐ, cần phải đặt việc xây dựng và triển khai hoạt động của TTGDCĐ trong bối cảnh phát triển cộng đồng. Và vì vậy, cần phải nắm ihậl chắc các đặc điểm, các nguyên tắc chỉ đạo của GDCĐ.

Các ban ngành, tổ chức đoàn thể có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển TTGDCĐ vì họ đại diện cho những nhóm người khác nhau trong cộng đồng. Nhờ có các tổ chức đoàn thể như vậy mà TTGDCĐ mới nắm bắt được nhu cầu đích thực của từng nhóm đối tượng, biết cách làm thoả mãn nhu cầu của từng nhóm đối tượng trong cộng đồng, một trong những nguyên tắc quan

trọng nhất của GDCĐ. Hơn nữa, đó cũng là sự trao quyền, phân quyền cho các nhóm để có thể duy trì hoạt động của TTGDCĐ được lâu dài, bền vững.

Ban điều hành TTGDCĐ phải có đại diộn của nhiẻu tổ chức, đoàn thể để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các hoạt động GDCĐ tức là đảm bảo cho GDCĐ có tác động, ảnh hưởng tốt đến sự phát triển KTXH của cộng đồng. Những người này đóng vai trò quan trọng trong triển khai xây dựng TTGDCĐ. Do đó, họ cần được trang bị đầy đủ kiến thức về GDCĐ, được tập huấn chu đáo vé kỹ năng huy động cộng đồng tham gia xây dựng và đảm bảo hoạt động cho TTGDCĐ.

3) Lôi cuốn, thu hút mọi LLXH tham gia vào việc xây dựng và đảm bảo hoạt động của TTGDCĐ.

Vì vai trò và ý thức, trách nhiệm của các LLXH, cũng như tiềm năng, khả nãng, điều kiện đóng góp cho TTGDCĐ của từng LLXH đó, cần phải lôi cuốn mọi LLXH cùng tham gia vào việc phát triển GDCĐ và xây dựng TTGDCĐ. Thực tiễn triển khai XHHCTGD nói chung và GDCĐ nói riêng một số năm qua đã chứng minh sự cần thiết và có thể lôi cuốn các LLXH sau đây ở địa phương tham gia xây dựng TTGDCĐ:

- Các cơ quan Đảng và Nhà nước ở địa phương (cấp huyên và xã) như: Đảng uỷ, Hội đổng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;

-Các ban ngành thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước như: Giáo dục, LĐ&TBXH, Văn hoá thông tin;

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đội thiếu niên tén phong...

-Các hội quần chúng - nghề nghiệp: Các hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành, văn học nghẹ thuật, thể thao, tôn giáo, hội Chữ thập đỏ, hội thanh niên, hội sinh viên, hội người cao tuổi...

- Các tổ chức kinh tế, kinh doanh và dịch vụ: Các cơ quan kinh tế, giao thông vận tải, du lịch, nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp, các ưạm trại, các cơ quan nghiên cứu KHKT...

- Các cơ sở, tổ chức giáo dục: Các nhà trường, trung tâm giáo dục, trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề, Hội đổng giáo dục cơ sở, Hội cha mẹ học sinh, Hội bảo trợ học đường, Hội khuyến

học, các quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, các cơ sở từ thiện về giáo dục...

- Các gia đình và dòng họ; các cá nhân có uy tín, các nhà hảo tâm trong nước, Việt kiểu và người nước ngoài;

-Các tổ chức quốc'tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hỏ trợ phát triển cộng đồng;

- Toàn thể cộng đồng.

4) Lập kế hoạch hoạt động của TTGDCĐ phải dựa trên khảo sát, đánh giá kỹ

lưỡng vé các vấn đề, nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng.

• Việc xác định các vấn đề của cộng đồng, đánh giá nhu cầu và nguồn lực của cộng đổng nhằm mục đích thu thập và phân tích những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn vể những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng. Qua đó, có thể:

- Xác định được nhu cầu giáo dụcr học tập thường xuvên của người dân và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của các dịch vụ giáo dục, học tập hiện có. Từ đó tìm ra được những khoảng cách (gaps) cần phải xoá bỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định được những nguồn lực tiềm năng để khai thác, sử dụng tối đa vào việc xây dựng và triển khai hoạt động của TTGDCĐ.

- Thiết lập được một quan điểm, tầm nhìn và đặt ra những mục đích, mục tiêu chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; xây dựng được sự đồng tâm nhất trí để tổ chức triển khai các hoạt động tiếp theo.

- Tăng cường năng ỉực của cộng đồng trong việc cùng nhau nghiên cứu, xem xét các vấn đề chung của cộng đồng; củng cố sự hợp tác giữa các bên tham gia (stakeholders) vào phát triển GDCĐ, xây đựng TTGDCĐ.

- X ác định được những chuẩn m ực để đo lường sự tiến bô.

•Các thông tin cần thu thập là: Trình độ học vấn hiộn tại, mong muốn, nhu cầu vé giáo dục, học tập, các dự định tương lai về học hành, hướng nghiệp; các dịch vụ hiện có và mức độ đáp ứng nhu cầu của chúng, các cơ sở vật chất hiộn có, nguồn nhân lực để thực hiện, nguồn tài chính có thể huy động v.v... để xây dựng và triển khai hoạt động của TTGDCĐ

• Nên sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA - Participatory Rural Appraisal) có sự tham gia của nhiều bên (huyện, xã, các ban ngành, đoàn thể, người dân...) thông qua thu thập thông tin sẵn có, phỏng vấn cá nhân, phỏng

vấn nhóm, thảo luận nhóm, vẽ bản đồ cộng đổng, lập biểu đổ thời tiết, mùa vụ, biểu đồ thời gian sinh hoạt v.v...

•Phân tích thông tin và phổ biến kết quả cho toàn thể cộng đồng. Có thể nhờ các nhà chuyên môn phối hợp xử lý và phân tích thông tin, viết báo cáo và đưa ra các khuyến nghị. Sau đó kết quả khảo sát sẽ được phổ biến đến từng gia đình, từng người dân trong cộng đồng để họ có được thông tin đầy đủ, chính xác. Từ đó, người dân có thể quyết định sẽ tham gia vào quá trình phát triển GDCĐ và xây dựng TTGDCĐ như thế nào.

5) Đảm bảo có sự trợ giúp đầy đủ về pháp lý và kỹ thuật của các cơ quan chức

năng tuyến huyện.

Như đã trình bày ở phần trên, TTGDCĐ ở xã là một thiết chế giáo dục hoàn toàn mang tính xã hội, khác với TTGDTX ở huyện là một thiết chế giáo dục mang tính nhà nước - xã hội. v ề thực chất, UBNĐ xã là cơ quan ra quyết định thành lập, tức là công nhận, bảo hộ về mặt pháp lý và đổng thời quản lý hành chính - lãnh thổ đối với TTGDCĐ.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giáo đục, thực hiện quản lý các hoạt động giáo dục theo nguyên tắc ngành - lãnh thổ, Phòng giáo dục huyện phải có trách nhiệm trợ giúp về pháp lý và chuyên môn cho các TTGDCĐ trên địa bàn của mình. Đó chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hoạt động của các TTGDCĐ. Vì vậy, các TTGDCĐ cần phải khai thác tối đa lợi thế này, đặc biệt là đối với việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động cũng như việc duy trì sự tồn tại của mình. Thực tiễn hoạt động của một số TTGDCĐ ở nông thổn Bắc Giang cho thấy rõ điều đó.

Bên cạnh đó, các TTGDCĐ làng xã cần phải thiết lập mối quan hộ tốt với Trung tâm khuyến nông (hay khuyến lâm, khuyến ngư), Trung tâm ngoại ngữ - tin học, Trang tâm hướng nghiệp và dạy nghề, đặc biệt là Trung tâm GDTX trên địa bàn huyện, coi mình là vệ tinh của những trung tâm đó. Mối quan hệ này mang tính quan hệ đối tác, liên minh, liên kết trong đào tạo. Không những thế, TTGDTX huyện được giao nhiệm vụ là cơ quan trợ giúp chính về chuyên môn cho TTGDCĐ. Đây chính là một trong những nguồn giảng viên, hướng dẫn viên, trang thiết bị, tài liệu, cấp chứng chỉ... cho các hoạt động của TTGDCĐ.

Ngoài ra, Hội khuyến học, Phòng văn hoá - thông tin, các chi hội vãn nghệ, thể thao, du lịch của huyện cũng là đối tác quan trọng của TTGDCĐ. Họ có thể tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng vể tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ, tổ chức lễ hội, tham quan du lịch phong phú, đa dạng và bổ ích.

6) Tận dụng, khai thác và huy động triệt đ ể những nguồn lực sẵn có của

cộng đồng vào việc xây dựng và đảm bảo hoạt động của TTGDCĐ.

Không nên hiểu một cách đơn giản các nguồn lực chỉ là tiền của. Các cộng đổng ở nông thôn hiện nay nói chung còn rất nghèo vé tiền bạc, nhưng lại giàu những tiềm năng rất đa dạng. Các nguồn lực để xây dựng TTGDCĐ bao gồm: nhân lực, vật lực và tài lực.

• Nguồn nhân lực (hay nguồn lực con người) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tài sản quý giá nhất, theo quan điểm con người vừa là đông ỉực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Thứ nhất, nguồn nhàn lực của cộng đồng, tham gia vào GDCĐ trước hết phải là những người dân ở mọi lứa tuổi - những người có nhu cầu được học tập, đào tạo. Họ vừa là chủ thể phát triền GDCĐ, vừa là đối tượng của GDCĐ, họ tham gia vừa để “hưởng thụ lợi ích của giáo dục”, vừa để “làm giáo dục”. Có thể chia họ thành những nhóm nhỏ, ví đụ nhóm thanh niên, nhóm phụ nữ, nhóm nông dân... Trong mỗi nhóm nhỏ có thể chia nhỏ hơn, ví dụ nhóm thanh niên có thể chia nhỏ thêm thành: nhóm thanh niên học xong THCS nhưng không theo học tiếp PTTH mà đang muốn học nghề để kiếm việc làm, nhóm thanh niên đã xây dựng gia đình và đang phấn đấu phát triển kinh tế hộ gia đinh... Thứ hai, là nguồn nhân lực thực sự có năng lực, có kinh nghiệm tham gia lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động và có thể trực tiếp tham gia giảng dạy, thuyết trình, phổ biến kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, lễ hội. Những người này có thể là giáo viên dương nhiệm hay hưu trí, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, cán bộ kỹ thuật, người LĐSX giỏi, thanh niên có năng khiếu v.v... Trong việc triển khai GDCĐ nói chung và xây dựng TTGDCĐ nói riêng, cần phát huy tối đa vai trò của các nhóm và các tổ chức, đoàn thể xã hội như Hội khuyến học, Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Hội hưu trí... Thứ ba, nguồn nhân lực ở đây cũng có thể là nhân công, ngày công mà con người đóng góp để làm một việc gì đó, ví dụ như sửa chữa nhà cửa để ỉàm trụ sở của

TTGDCĐ.

• Nguồn vật lực ỉà cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị. Đó có thể là đất để xây dựng trung tâm, vườn đồi để làm thực hành, thí điểm, hội trường - nhà văn hoá thôn để làm lớp học, hay lớp học ở trường phổ thông, bàn ghế, đồ dùng, trang thiết bị như loa đài, phương tiện đi lại v.v... Việc huy động vật lực không kém phần quan trọng vì không thể có hoạt động giáo dục nếu không có các phương tiện, không có những điều kiện vật chất nhất định.

•Nguồn tài lực (hay tài chính): Đó là sự đóng góp bằng tiền của người dân cho những hoạt động của TTGDCĐ như hội phí, học phí, lệ phí. Đó có thể là tiền tài trợ từ các quỹ khuyến học, quỹ giúp đỡ người nghèo, tiền tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhàn hoặc Nhà nước... cho các hoạt động GDCĐ. Việc huy động nguồn tài chính phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện và theo đúng pháp luật. Việc chi tiêu cũng phải công khai, dân chủ và đặc biệt là phải hiệu quả.

Với chủ trương đẩy mạnh GDCĐ như hiện nay, việc tổ chức xoá mù chữ, phổ cập giáo dục nên chuyển giao đần dẩn về TTGDCĐ cho đúng với bản chất của nó. Hơn nữa, đó cũng là sự bổ sung một nguồn tài chính đáng kể để duy trì, đảm bảo và thúc đẩy hoạt động của TTGDCĐ.

7) Cần tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức hố trợ phát

triển cộng đồng nói chunghỗ trợ phát triển GDCĐ nói riêng.

Như đã trình bày, GDCĐ có xuất xứ từ nước ngoài và người ta đã có rất nhiều kinh nghiệm hay về phát triển GDCĐ. Ở các nước phát triển, GDCĐ hiện nay vẫn đang phát huy tốt vai trò của nó, điển hình là các trường cao đẳng và đại học cộng đồng. Chính vì vậy, khi triển khai TTGDCĐ, cần tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chúih từ phía các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Từ các tổ chức quốc tế lớn như UNDP, UNICEF, World Bank, các chương trình giáo dục ở các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa đang nhận được sự hỗ trợ tích cực. Trong chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng của mình, một số tổ chức phi chính phủ như Plan International, Oxfam dành cho giáo dục một sự quan tâm đặc biệt, nhất là với các ngành học dân lập như giáo đục mầm non. Không những thế, trong các lĩnh vực khác như y tế, phát triển kinh tế, các loại hình dự án như đào

tạo, tập huấn, chuyển giao kiến thức KHCN đang có xu hướng tăng lên, thay cho những hỗ trợ có tính cấp phát (handout, provision) như trước đây. Tính lổng ghép của các chương trình, dự án, sự hợp tác với các đối tác của Chính phủ ở cấp địa

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 65 - 73)