Các chương trình hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 56 - 64)

5) Các LLXH tham gia vào quá trình GDĐT:

3.1.5.Các chương trình hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức hỗ trợ phát triển cộng đồng.

trợ phát triển cộng đồng.

Các lĩnh vực chương trình mà các tổ chức PCP, tổ chức hỗ trợ phát triển cộng đồng thường hay hỗ trợ là: Y tế, Giáo dục, Môi trường sống, Phát triển kinh tế và văn hoá... Ngoài các dự án phần cứng như xây, sửa trạm y tế, trường học, cứng hoá kênh mương, sửa nhà, làm giếng nước, hỗ trợ vốn, giống, phân bón cho phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, các tổ chức phi chính phủ đang ưu tiên hỗ trợ các dự án phần mềm như: Đào tạo, tập huấn cho y tế xã, y tế thôn bản; bổi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; đào tạo kỹ thuật viên ưồng trọt, chăn nuôi, thú y, chuyển giao kiến thức KHKT, nàng cao nhận thức cho cộng đồng về giáo dục, về quyền trẻ em; tổ chức các hoạt động cho trẻ em nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 và Rằm trung thu 15/8; tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm LĐSX... Hoạt động của các dự án phần mềm này thường diễn ra

ngay tại cộng đồng, ở hội trường ƯBND xã, hội trường - nhà văn hoá thôn, trường học, ngoài trời...

Người dân trong cộng đồng rất tích cực tham gia thực hiện các dự án nên đã có nhiều kinh nghiệm, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, học tập. Các lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật ngày càng có đông đảo bà con nông dân tham gia. Có thể nói: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động của các dự án phần mềm đó chính là nội dung và hình thức của GDCĐ. Đây là một trong những cơ hội tốt để xây dựng và đảm bảo hoạt động của TTGDCĐ ở các xã có chương trình hợp tác với các tổ chức phi chính phủ. Các cộng đồng khác cũng sẽ có được những kinh nghiệm và bài học rất bổ ích.

*

Bên cạnh những tiền đề, điểu kiện thuận lợi như trên, cũng cần phải tính đến những khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng và duy trì hoạt động của TTGDCĐ. Đặc biệt, cần xem xét lại và rút ra những bài học kinh nghiêm về sự thành công cũng như không thành công của một sô' mô hình TTHTCĐ đã có. Những khó khăn, vướng mắc cần lưu ý sẽ được chúng tôi trình bày gộp vào phần các biện pháp để xây dựng thành công và đảm bảo hoạt động cho TTGDCĐ. 3.2. VỀ MÔ HÌNH TTGDCĐ TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN BẮC GIANG

Trước hết, xin được giải thích về cách gọi tên trung tâm. Cần khẳng định là, TTHTCĐ hay TTGDCĐ về bản chất là như nhau chứ không có gì khác biệt. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị dùng “Trung tâm giáo dục cộng đồng” mà không dùng “Trung tâm học tập cộng đổng” với lý do: Tên gọi TTGDCĐ gần gũi hơn với người dân mọi lứa tuổi, làm cho “những người lớn” quên đi nếp nghĩ xưa cũ, cổ hủ rằng việc học hành chỉ là việc của “bọn trẻ con”. Hơn nữa, người dân đến TTGDCĐ để học tập hoặc cũng có thể để dạy nhau, nhưng chủ yếu để trao đổi, thảo luận, cùng nhau tìm ra lời giải cho những vấn đề mà họ cùng quan tâm. Họ còn đến trung tâm để vui chơi, giải trí, giao lưu văn hoá văn nghệ nữa.

Cho đến nay, ở Bắc Giang đã có khá nhiều tài liệu hướng dẫn vé tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ, đặc biệt là cuốn “Sổ tay hướng dẫn quản lý và điều

-59-

hành TTHTCĐ” được biên soạn dựa trèn một số tài liệu của Vụ GDTX - Viện Khoa học giáo dục (Bộ GDĐT&ĐT). Hơn một năm qua, Bắc Giang cũng đã có một số mô hình TTHTCĐ hoạt động khá đúng hướng. Hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành “Quv chế về tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ”. [34,9]. Tuy nhiên, chúng tôi thấy cần thiết phải vẽ lại và nhấn thêm một số nét vé mô hình TTGDCĐ. Cần lưu ý rằng, TTGDCĐ trong giai đoạn hiện nay phải được xây dựng dựa trên cơ sở ỉý luận về XHHCTGD và GDCĐ, việc xâv dựng TTGDCĐ được đặt tronç bối cảnh XHHCTGD đang được đẩy mạnh và TTGDCĐ được coi là một biện pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình XHHCTGD. Hơn nữa, cần tham khảo những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn xây dựng và hoạt động của TTHTCĐ ở khu vực nông thôn một số tỉnh khác. Về hình thức trình bày, chúng tôi đề nghị không nên trình bày mô hình TTGDCĐ theo kiểu một bản “Điều lệ trường học”, mà nên trình bày dưới dạng dơn giản, như là một bản “Hương ước” của cộng đồng để nũười dân bình thường cũng có thể hiểu được và mỗi cộng đồng có thể phát triển thêm cho phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng mình.

TRUNG TÂM GIÁO DỤC CỘNG ĐồNG 1. Định nghĩa:

TTGDCĐ là một thiết chế xã hội do cộng đồng lập ra để triển khai các hoạt động GDCĐ, là những hoạt động GDĐT không chính quy hoặc những hoạt động mang tính chất giáo dục tại cộng đồng.

2. Tên gọi:

TTGDCĐ đặt ở xã nào thì ỉấy tên xã đó. Ví dụ, TTGDCĐ của xã Tiên Lục thì gọi là: “Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Tiên Lục”.

3. Vai trò:

TTGDCĐ là nơi tạo cơ hội, nơi tổ chức cho các thành viên mọi lứa tuổi cùa cộng đồng được học tập thường xuyèn, học tập suốt đời, cùng nhau xác định và liên kết các nhu cầu và nguồn lực để giải quyết nhữns vấn đề chung của cộng dồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng, phát triển cộng đồng.

-60-

1) Tuyên truvền rộng rãi để nâng cao nhận thức cho mọi thành viên trong cộng đồng về vai trò quan trọng của XHHCTGD và GDCĐ;

2) Tổ chức khảo sái nhu cầu học tập của mọi tầng lớp cư dân trons cộng đồng và xây dựng kế hoạch hành động nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn;

3) Vận dộnẹ mọi thành viên tronc cộng đồne tham gia vào phone trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời để xây dựne một xã hội học tập, xây dựns và

phát triển cộng đồng;

4) Tư vấn và tổ chức, điều phối các hoạt độne GDCĐ để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của mọi thành viên thuộc mọi lứa tuổi trong cộng đồng, tập trung vào những người ở độ tuổi lao động;

5) Huy dộne và quản lý các nguồn lực cơ sờ vật chất, phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và tài chính cho hoạt động GDCĐ theo những quy định của địa phương và sự thốns nhất của cộng đồng trên tinh thần dân chủ hoá.

5. Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động:

TTGDCĐ hoạt động dựa trên và tuân thủ 10 nguyên tắc chỉ đạo sau đây: 1)Tự quyết: Các thành viên của cộng đồng tham gia vào việc xác định vấn đề, nhu cầu của cộng đồng và tự đưa ra quyết định về các giải pháp;

2) Tự lực: Các thành viên cộng đồne được khuyến khích tự mình xác định và lập kế hoạch đê’ đáp ứng nhu cầu học tập cùa mình;

3) Tự quản: Các thành viên cộng đồng phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm để cùng nhau thực hiện một cơ chế quản lý mớ, linh hoạt nhưne vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động;

4) Huy động tối đa các nguồn lực: Các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của cộng đồng được huy động và sử dụng tối đa để đảm bảo hoạt động và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học;

5) Phân tán: Các dịch vụ, sự kiện, hoạt động được tổ chức ờ những nơi dễ tiếp cận nhất trong cộng đổng;

6) Lồng ghép các dịch vụ: Có sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức để cuae cấp dịch vụ. đáp ứng được nhu cầu cùa từtis nhổm người học;

-61-

hút được sự tham gia của đại bộ phận người dân. Tất cả mọi người, không phân biệt lứa tuổi, thu nhập, giới tính, dân tộc, tôn giáo... đều tham gia hoạt động;

8) Đề cao tinh thần trách nhiệm: Các chương trình, hoạt động phải đáp ứng được những nhu cầu thường hay thay đổi của người dân trong cộng đồng;

9) Phát triển sự lãnh đạo: Sự tham gia của lãnh đạo địa phương là rất cần thiết để tạo điều kiện cho việc phát triển kỹ năng lãnh đạo của các học viên, các thành viên cộng đổng;

10) Học tập suốt đời: Học tập từ lúc mới chào đời và tiếp tục suốt cuộc đời. Cơ hội học tập luôn luôn sẵn có cho các cư dân mọi lứa tuổi và toàn thể cộng đồng.

6. Tổ chức và quản lý:

Đối với TTGDCĐ, nên áp dụng một cấu trúc tổ chức linh hoạt và mềm dẻo, dựa trên cơ sở dân chủ rộng rãi.

* Điều kiện đ ể thành lập TTGDCĐ:

- Việc thành lập TTGDCĐ phải xuất phát tử và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các thành viên trong cộng đổng và để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, vân hoá, xã hội của địa phương;

- Có Ban tư vấn và Ban điều hành Trung tâm. Ban điều hành có một nơi làm việc với địa chỉ cụ thể, rõ ràng.

* Thẩm quyền thành lập TTGDCĐ:

Chủ tịch ƯBND xã có thẩm quyền ký quyết định thành lập TTGDCĐ ở xã mình sau khi tham vấn Phòng giáo dục, Trung tâm GDTX và Hội khuyến học huyện.

* Hồ sơ và thủ tục thành lập TTGDCĐ:

- Hổ sơ: 1) Đơn xin thành lập TTGDCĐ; 2) Đề án vẻ tổ chức và hoạt động của TTGDCĐ; 3) Danh sách và lý lịch trích ngang của các thành viên Ban tư vấn, Ban điều hành TTGDCĐ.

-Thủ tục: 1) UBND xã xem xét hổ sơ, sau đó gửi lên Phòng Giáo dục, TTGDTX và Hội khuyên học huyện để tham vấn; 2) UBND xã ra quyết định thành lập TTGDCĐ sau khi đã nhận được ý kiến nhất trí của các cơ quan trên.

ƯBND xã có quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể TTGDCĐ nếu nó vi phạm pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành, của địa phương.

* Ban tư vấn và Ban điều hành của TTGDCĐ:

- Ban tư vấn và Ban điều hành TTGDCĐ do cộng đồng trực tiếp bầu ra, hoặc có thể do HĐGDCS đề cử rồi tham vấn cộng đồng để quyết định.

- Ban tư vấn có nhiệm vụ tư vấn cho Ban điều hành và cho toàn thể nhân dân trong cộng đồng về nội dung, phương thức hoạt động, cách thức tham gia học tập, sinh hoạt. Ban tư vấn gồm Trưởng ban và một số thành viên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng cộng đồng. Thành viên ban tư vấn nên chọn dựa theo tiêu chí về kiến thức, kinh nghiệm, không nên theo thành phần, cơ cấu các ban, ngành, đoàn thể. Các thành viên này nên là người có hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn như y tế, vệ sinh - môi trường, giáo dục, phát triển kinh tế, hướng nghiệp dạy nghề, vãn hoá, văn nghệ, thể thao...

- Ban điều hành làm nhiệm vụ tổ chức triển khai và điều phối các hoạt động để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm. Ban điều hành gồm 1 Trưởng ban, 1 Phó ban và một số thành viên. Trưởng ban là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của Trung tâm, phải là người có uy tín, đạo đức, hiểu biết và có năng lực tổ chức, quản lý. Các thành viên Ban điều hành nên là những người có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, là đại diện được bầu từ các ban, ngành, đoàn thể để thuận lợi cho việc phối hợp tổ chức các hoạt động GDCĐ đạt hiệu quả cao.

* Nguồn tài chính và việc quản lý tài chính, tài sản của TTGDCĐ:

- Để đảm bảo những chi phí cần thiết tối thiểu, nguồn tài chính của TTGDCĐ được huy động từ chính quyền xã, phòng giáo dục huyện (chương trình phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, kinh phí hoạt động thường xuyên...), từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp (kinh phí cho kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, lao động địa phương), từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (thông qua các dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng), từ các cá nhân trong và ngoài nước (tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật), từ sự đóng góp của người dân trong cộng đồng (hội phí, lệ phí, học phí...);

-63-

- Việc quản lý tài chính của Trung tàm phải tuân theo các quv định về kế toán, thốne kê, báo cáo của ngành Tài chính. Các khoản thu, chi phải đảm bảo nguyên tấc rõ ràng, hợp lý, công khai và minh bạch. Việc quản iý tài sản của Trung tâm cần tuân theo đúng các quy định của chính quvền địa phương và của cộng đồng;

7. Nội dung và hình thức hoạt động:

* N ội dung, chương trình hoạt động:

Nội dung, chương trình hoạt động của TTGDCĐ nên xuất phát từ vấn đề cùa cộng đồng địa phương, cụm dân cư, nhằm giải quyết nhữne nhu cầu của cộne đồng, cũng nên gắn liền với các chươns trình, dự án phát triển KTXH của địa phương. Nhìn chune, nội dung của GDCĐ rất phong phú, đa dạng. Những nội dung sau đây chỉ mang tính chất gợi ý. Việc phân nhóm các chương trình, chúng tôi dựa theo định nghĩa GDTX của UNESCO, nhưng cũng lưu ý đến những điểm đặc thù của đời sống xã hội Việt Nam.

A) Các chương trình xoá mù chữ và sau XMC: - Xoá mù chữ. phổ cập vãn hoá (tiểu học, THCS); - Học BTVH, hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ; B) Các chương trình cải thiên chất lương cuôc sống:

- Tập huấn cho các bậc cha mẹ về cách chăm sóc nuôi dạy con thơ, cho mượn sách báo về nuôi dạy trẻ;

- Phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh môi trường; - Đọc sách báo, cho mượn sách báo, xem tranh ảnh, triển lãm;

C) Các chương trình tao thu nháp:

- Phổ biến kiến thức KHKT, chuyển giao công nghệ sản xuất, canh tác; D) Các chương trình dẩv manh lơi ích cá nhân:

- Ôn tập văn hoá dịp hè, học ngoại ngữ, học sử dụng máy vi tính,

- Dạy và rèn luyện kỹ năng sống (an toàn giao thông, phòng chống chết đuối, điện giật, an toàn thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, cấp cứu khi gặp tai nạn...);

E) Các chương trình đinh hướng tương lai:

-64-

đồ điện, đồ điện tử, sửa chữa xe máy, các nghề phụ khác;

- Các lớp nữ công gia chánh, đan lát, may vá, thêu thùa, cắm hoa, trang trí... - Dạy về kỹ năng lao động sản xuất (cấy cày, gặt hái...), hướng dẫn sử dụng các công cụ lao động mới, trao đổi kinh nghiệm LĐSX;

F) Các hoat đỏng văn hoá. văn nghê, thể thao, vui chơi giải trí:

- Các hoạt động thể thao: Bóng đá, bóng chuyên, bóng bàn, cầu lổng, thể đục ngoài trời, thể dục nhịp điệu;

- Các lớp dạy các bộ môn nghệ thuật: đóng kịch, vẽ, nhạc, múa hát, khiêu vũ; - Các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, câu lạc bộ thơ văn, nhiếp ảnh, hội thi, hội diễn;

-Các hoạt động vui chơi, giải trí (đánh bài, đánh cờ, chơi bi-a, hát karaoke...);

- Các chuyến tham quan, du lịch lữ hành, du lịch có các trò chơi và mua sắm; G) Các hoat đỏng phổ biến dường lối chính sách, giáo duc truyền thống, giáo duc phát triển:

- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Các hoạt động giáo dục truyền thống văn hoá, cách mạng của địa phương, giáo dục ý thức công dân, giáo đục phát triển;

- Các buổi nói chuyện thời sự về tình hình trong nước và quốc tế;

- Các cuộc hội thảo, hội nghị bàn về những vấn đề nổi cộm của cộng đồng; - V.v... và v.v...

* Hình thức hoạt dộng:

Hình thức hoạt động không nên quá khô khan, gò bó, mà trái lại, cần phong

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 56 - 64)