Nội dung của GDCĐ

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 27)

Ngoài các tài liệu nghiẻn cứu về GDCĐ, chúng ta có thể nắm được nội dung của GDCĐ dựa theo giới thiệu trên trang WEB của một số NTCĐ và TTGDCĐ. Nhìn chung, nội dung, chương trình của GDCĐ rất đa dạng, linh hoạt và thiết thực, đáp ứng những nhu cầu đa dạng, đa cấp, đa ngành của cộng đồng địa phương. Chúng tôi xin dẫn ra một số nội dung như sau:

- Xoá mù chữ, cung cấp thêm kiến thức, hoàn thiên văn bằng chứng chỉ; - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thơ (mầm non): Trông trẻ, tập huấn cho các bậc cha mẹ vé cách chăm sóc nuôi dạy con thơ, cho mượn sách báo vẻ nuôi dạy trẻ;

- Các lớp học dành cho người lớn như dạy nghề mộc, chụp ảnh, lái xe, kỹ năng lao động sản xuất;

- Giải trí và thể thao cho người lớn và trẻ em: Bóng chuyền, bóng rổ, thể dục ngoài trời, thể thao mùa đông, giải trí mùa hè, dã ngoại trượt tuyết, trượt patanh, khiêu vủ;

- Chương trình đặc biệt dành cho học sinh: Giúp việc nhà, sân khấu trẻ em, các lớp dạy vể an toàn khi trông em, an toàn khi đi xe đạp, cấp cứu khi gặp tai nạn, định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng sống;...

- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ xã hội, các dịch vụ vui chơi giải trí; - Các chuyến du lịch lữ hành, du lịch có các trò chơi và mua sắm... [57] Thông tin chi tiết hơn vé nội dung của GDCĐ, chúng tôi xin phép được trình bày ở chương 3.

1.4.3. Các hình thức tổ chức GDCĐ

Có rất nhiều hình thức GDKCQ, một vài hình thức được tổ chức ngay trong môi trường văn hoá và một vài hình thức được tiến hành theo thể chế. Còn hình thức GDKCT tiến hành trong gia đình và cộng đồng thông qua các trung tâm, cầu lạc bộ và các phương tiện giao lưu văn hoá, thông tin... Có thể nói rằng, “những đặc tính của GDKCQ và GDKCT ngày càng phát triển và có thể coi đó là hai hình thức phổ biến của GDCĐ hay giáo dục xã hội”. [14]

Hoạt động GDCĐ thuờng được tổ chức trong NTCĐ và TTGDCĐ. NTCĐ là một cơ sở GDĐT mang trong mình nó những đặc điểm vốn có của nhà trường truyền thống. Thế nhưng, theo triết lý của GDCĐ, nó có chức năng nhiộm vụ gắn nhu cầu của cộng đồng với yẻu cầu của Nhà nước. Nó tổ chức quá trình GDĐT theo cơ chế mở, đa dạng về phương thức đào tạo, mềm dẻo và linh hoạt ưong việc tổ chức và phục vụ đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực. NTCĐ thường được phân bố theo lãnh thổ gọi ià “địa hạt giáo dục” (có khi không trùng với địa hạt hành chính). NTCĐ có cấu trúc tổ chức đa dạng, linh hoạt, không có mẫu chung cho mọi nơi, cơ chế tuyển sinh mềm dẻo, nội dung chương trình được xây dựng chủ yếu dựa vào yêu cầu của người học, của cộng đổng địa phương và gắn liền với cơ cấu lao động và nghề nghiệp của cộng đồng. Hơn nữa, chúng thường xuyên được xem xét, điều chỉnh, cải tiến để tăng tính cập nhật. Việc quản lý điều hành NTCĐ theo cơ chế mở, liên minh liên kết, dân chủ. [14]

Về TTGDCĐ, theo một số nhà nghiên cứu, nó có xuất xứ từ việc các công nhân đến làm thuê và định cư ở một khu công nghiệp rủ nhau lập hội và mượn một phòng học của trường học làm nơi sinh hoạt, hội họp, vui chơi, giải trí vào buổi tối. Dần dần, ngoài các hoạt động kể trên, họ còn tổ chức các hoạt động mang tính chất trao đổi công việc, kinh nghiệm nghề nghiệp. Rồi sau đó, do nhu cầu viết thư vể cho gia đình, cho người thân xa mà họ tổ chức học đọc, học viết với sự giúp đỡ của những nhà giáo. Hình thức sinh hoạt này dần dần trở nên phổ biến trong các cộng đồng công nhân. Những hoạt động có tính chất giáo dục, xảy ra tại cộng đổng công nhân như vậy làm các nhà giáo nảy sinh ra ý tưởng thành lập các TTGDCĐ. Rồi sau đó, các NTCĐ mới ra đời. [56]

NTCĐ là một cơ sở giáo dục đào tạo, có sự tổ chức quản lý mang tính chất xã hội - nhà nước, có thông báo chiêu sinh, có nhiều phương tiện vật chất và đội ngũ giáo viên cơ hữu để làm thoả mãn nhu cầu của người học. Còn TTGDCĐ thì không hẳn là một cơ sở đào tạo bài bản vì những người học (và cả người dạy) chủ yếu cùng nhau bàn bạc, thoả thuận, rồi tự tổ chức hoạt động giáo đục với các hình thức phù hợp để thoả mãn nhu cầu của chính mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 27)