Các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 40 - 46)

GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỘNG ĐồNG

2.2.5. Các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục

ban ngành, đoàn thể của tuyến xã chưa đạt tiêu chuẩn cán bộ quy định. Đổng thời, TTGDTXcòn có nhiệm vụ liên kết với các cơ sở đào tạo khác đ ể mở các lớp dạy nghề, bổi dưỡng và tập huấn về khuyến nông, tin học, ngoại nẹữ, nâng cấp văn bằng, dưới nhiêu hình thức tập trung, tại chức, hàm thụ, từ xa... nhầm đáp ứng những nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhản dân. [32,13]. Có lẽ chính vì vậy mà TTGDTX còn được ngành giáo dục giao thêm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các trung tâm HTCĐ làng xã vé nội dung hoạt động. [27].

2.2.5. Các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáodục dục

Các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục tức là tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo con người. Ở Bắc Giang, đây là một lĩnh vực đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc tham gia cụ thể hoá các mục tiêu đào

tạo của nhà trường đã được thực hiện thông qua ĐHGDCS và HĐGDCS. Mỗi

nãm học, các nhà trường ở địa phương đều xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học dựa trên chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT

tỉnh và Phòng giáo dục huyện, đồng thời cũng dựa trên kết quả thực hiện Nghị quyết về giáo dục của các cấp uỷ Đảng từ trung ương đến địa phương cũng như tình hình phát triển KTXH của địa phương mình. [32]. Bản kế hoạch này trước hết được trình bày tại phiên họp của HĐGDCS để các đại biểu xem xét và góp ý về tư tưởng chỉ đạo, những nhiộm vụ trọng tâm cũng như các nhiộm vụ cụ thể. Các chỉ tiêu kế hoạch được xem xét rất kỹ lưỡng, đặc biệt là các chỉ tiêu chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng các điều kiện giáo dục (cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý), công tác Đảng và đoàn thể, việc thực hiện XHHCTGD. Sau khi sửa đổi, bổ sung, kế hoạch được trình lên Đảng uỷ, HĐND, ƯBND xã, Phòng giáo dục huyện phê duyệt. Các mục tiêu, nội dung giáo dục được phổ biến cho các ban, ngành, đoàn -thể và nhân dân để cùng nhau triển khai thực hiện. [41]

Bên cạnh những hoạt động chính khoá trong nhà trường, HĐGDCS các địa phương chỉ đạo các ban, ngành, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh kết hợp với

n h à trường thông qua công tác Đoàn Đội tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh như tổ chức trại hè, các hoạt động theo chủ đề năm học, chủ điểm hàng quý, tổ chức các cuộc thi chuyên đề (Kính vạn hoa, Năm cánh sao vui), các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn như 26/3, 19/5, 1/6, 27/7, Rằm trung thu 15/8, Quốc khánh 2/9, ngày thành lập quân đội 22/12... Các hoạt động này nhằm mục đích giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đồng thời, một s ố hoạt

động ngoại khoá cũng được tổ chức nhầm cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng

sống cho học sinh. Có thể kể đến các hoạt động như giáo dục vệ sinh môi trường, giáo dục về an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội... [32]

2.3. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN g i á o d ụ c c ộ n g đ ổ n g ở k h u v ự c NÔNG THÔN BẮC GIANG

Vào năm học 2001-2002, thực hiện chỉ thị của Bộ GD&ĐT về xây dựng TTHTCĐ (theo đề án của Viện khoa học giáo dục), Sỗ GD&ĐT tỉnh Bắc Giang đã “đưa việc xây dựng TTHTCĐ xã, phường vào nhiệm vụ năm học, coi đây là một trong những hoạt động quan trọng của ngành, một tiêu chí đánh giá thi đua đối với các phòng giáo dục, các TTGDTX”. Sau khi tổ chức tham quan học tập

tại tỉnh Thái Bình về, Sở đã phối hợp với Hội khuyến học tỉnh ban hành “Kế hoạch phối hợp chỉ đạo xây dựng TTHTCĐ làng xã ở tỉnh Bắc Giang năm 2002” và đã có Công văn số 1233/GDTX ngày 31/10/2001, kèm theo “Sổ tay hướng dẫn quản lý và điều hành TTHTCĐ” gửi các phòng giáo dục, các TTGDTX huyện, thị để hướng dẫn triển khai thành lập TTHTCĐ ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, [34,2].

Phòng giáo dục các huyện, thị đã phối hợp với Trung tâm GDTX, Hội khuyên học huyện mở Hội nghị cán bộ các ngành khối VHXH, Chủ tịch UBND xã, Hiệu trưởng THCS để quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết trang ương 2, khoá v n i và Nghị quyết trung ương 6 khoá IX [24,1]. Đồng thời, tại Hội nghị này, các đại biểu đã được phổ biến về mục đích, ý nghĩa của việc thành lập TTHTCĐ. Các đại biểu cũng đã được cung cấp một số tài liệu và nghe phổ biến về kinh nghiệm xây dựng và kết quả hoạt động của TTHTCĐ ở những nơi làm tốt và đi trước một bước. [24,1]

Nội dung các văn bản hướng dẫn các xã vể thành lập TTHTCĐ của Phòng giáo đục mỗi huyện rất khác nhau. Ví dụ, Phòng giáo dục Lạng Giang hưóng dẫn tỉ mỉ các bước tiến hành, tổ chức họp, ra mắt, kèm bộ tài liệu mẫu rất cụ thể, từ Tờ trình xin thành lập, Đề án chương trình hoạt động, Quyết định thành lập TTHTCĐ (của xã An Hà, huyện Lạng Giang), báo cáo vẻ hoạt động của TTHTCĐ xã Việt Tiến (huyện Việt Yên), Quy định về tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ do Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình ban hành. Đinh hướng nội dung hoạt động của TTHTCĐ tập trung vào: Phổ cập giáo dục, Chuyển giao KHKT, Chăm sóc sức khoẻ, Tăng thu nhập, Thư viện, văn nghệ, thể thao.

Hướng dẫn của Phòng giáo dục huyện Tân Yên ngắn gọn hơn, nhưng nhấn mạnh ý nghĩa, chức năng nhiệm vụ, cách thức tổ chức thực hiện, cơ cấu ban quản lý, cơ sở vật chất cần có... “TTHTCĐ là một tổ chức giáo dục không chính quy của địa phương, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, do cộng đồng tự đứng ra thành lập, quản lý và điều hành. TTHTCĐ là của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng, phương thức hoạt động chủ yếu của TTHTCĐ là phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể ưong và ngoài cộng đồng để tạo nguồn lực cho hoạt động của trung tâm. Khác với nhà trường chính quy, TTHTCĐ rất đa dạng, linh

-44-

hoạt về nội dung hoạt động, tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển KTXH ở từng cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu của chính cộng đồng đó”. TTHTCĐ có 4 chức năng: Tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người trong cộng đồng; thông tin, tư vấn; phát triển cộng đồng; liên kết, phối hợp. [26,2]

Tiếp đó, “các xã, thị trấn mở Hội nghị cán bộ từ xã đến thôn, tiểu khu (nội thị trấn) để quán triệt tất cả các loại các loại tài liệu, dự kiến danh sách Ban quản lý trung tâm, định thời gian ra mắt TTHTCĐ (thành phần như hội nghị cán bộ)”. Ban quản lý TTHTCĐ gồm có lãnh đạo địa phương, đại diện các trường trên địa bàn xã, đại diện các ngành nông nghiệp, y tế, văn hoá và các đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi... Trong quá trình tổ chức thực hiện, Phòng giáo dục chịu trách nhiệm tài liệu, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc; Trung tâm GDTX kiểm tra, hướng dẫn nội dung hoạt động; Hội khuyến học huyện động viên, tuyên truyền; Phòng VHTT, đài truyền thanh và các ban ngành, đoàn thể tuyên truvền, giới thiêu về TTHTCĐ. [24,2]

Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam đã thành lập được TTHTCĐ vào tháng 1/2002. Các TTHTCĐ ở xã Việt Tiến (huyộn Việt Yên), thị trấn Đồi Ngô (huyện Lục Nam) và xã Cảnh Thụy (huyện Yên Dũng) được coi là mô hình thí điểm nên có sự hỗ trợ tích cực của Sở giáo dục, TTGDTX tỉnh, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh tỉnh...

Các huyện Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Ngạn triển khai muộn hơn vài tháng, đặt chỉ tiêu mỗi năm học, từ 2001-2002 đến 2003-2004, thành lập THTCĐ ở 1/3 số xã trong huyện mình. Tháng 6/2002, sở GDĐT phối hợp với Hội khuyến học tỉnh mở ỉớp tập huấn cho Hội trưởng các hội khuyến học huyện thị và 227 xã, phường, thị trấn về TTHTCĐ.

Đến tháng 10/2002, trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Giang đã có 29 TTHTCĐ, nhiểu nhất là ở 2 huyện Việt Yên (9 trung tâm) và Tân Yên (7 trung tâm). Chỉ còn thị xã Bắc Giang vẫn chưa thành lập được TTHTCĐ. [34,3]- Khoảng tháng 3/2003, các phòng giáo dục đã gửi cõng văn cho các xã để “đôn đốc” việc thành lập TTHTCĐ đợt 3. Đến nay, tuy chưa có báo cáo chính thức, nhưng Phòng GDĐT Lạng Giang cho biết có thêm 18 xã trong huyện đã đăng ký thành lập

-45-

TTHTCĐ, trong khi vào thời điểm tháng 10/2002, Lạng Giang chỉ mới thành lập được 1 TTHTCĐ tại xã An Hà. ở huyện Tàn Yên, hiện đã có 13 TTHTCĐ, 10 xã khác và 2 thị trấn chưa đãng ký thành lập.

Hiện mới chỉ có báo cáo tổng kết 1 năm hoạt động của một số xã điểm như Việt Tiến (huyộn Việt Yên), Cảnh Thuỵ (huyện Yên Dũng). Báo cáo của TTHTCĐ xã Việt Tiến (huyện Việt Yên) cho biết:

Kể từ ngày thành lập, Trung tâm đã đón nhận 1.118 lượt người đến học tập. Học viên là các hội viên Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, thanh niên, phụ nữ và các cán bộ nghỉ hưu. Giáo viên hướng dẫn là các cán bộ trong cộng đồng, giáo viên hiộn đang cồng tác hoặc đã nghỉ hưu tại xã, huyên, tỉnh và cả trung ương...

Nội dung hoại dộng tập trung vào các chủ đề:

• Giáo dục chính trị, tuyên truvền thời sự chính sách: Bổi dưỡng cảm tình Đoàn cho thanh niên, 5 bài lý luận chính trị cho đoàn viên và thanh niên, học chính trị cho dân quân theo kế hoạch của Ban chỉ huy quân sự huyện, học Luật bầu cử Quốc hội, nói chuyện thời sự, tuyên truyền các ngày kỷ niệm lớn;

• Chuyển giao KHKT: Sử dụng thuốc bảo vê thực vật, kỹ thuật cấy và chăm sóc lúa lai 2 dòng, kỹ thuật trồng đậu tương, kỹ thuật nuôi gà Kapia, kỹ thuật trổng măng trúc;

• Hỗ trợ giáo dục chính quy và GDTX: Tuyên truyền vận động các em không có điêu kiộn học phổ thông chính quy đi học bổ túc văn hoá để phổ cập

TH CS, tư vấn vận động nhân dân xâv dựng c s v c cho trường học;

• Hoạt động liên kết với các xã bạn: Giao lưu văn hoá văn nghệ với các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng 9 xã nhân ngày 26/3.

Về hình thức hoạt động: Các lớp giáo dục lý luận chính trị thì các tổ chức phải triệu tập theo đúng thành phần quy định; các buổi tuyên truyền thời sự chính sách, chuyển giao KHKT thì thông báo rộng trên hộ thống truyền thanh của xóm về nội dung, thời gian và báo cáo viên để mọi người trong xã ai có nhu cầu thì đến nghe, học tập.

Những hỗ trợ từ bên ngoài gồm có: Trung tâm đã được Hội khuyên học tỉnh

kinh phí hoạt động, Trung tâm GDTX hỏ trợ tủ sách và một số tài liệu, Sở GD&ĐT thường xuyên kiểm tra và tư vấn cho Trune tâm về nội dung chương trình hoạt động, sự điếu hành của ban quản lý... Trung tâm cũng nhận được sự giúp đỡ của một số cá nhân như Gs. Trung tướng Văn Cương, đồng chí Giám đốc Công tv Việt Thắng, đồng chí Thân Văn Hiển - Phó giám đốc khuyến nông t ỉn h , đ ổ n g c h í Đ o à n c ả n h Q u ố c - T r ư ở n g b a n t u y ê n h u ấ n H ộ i c ự u c h iế n b in h tỉnh, các kỹ sư của Phòng nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông huyện...

Về hiệu quả hoạt động của Trung tâm, báo cáo khẳng định: “Hoạt động của Trung tâm đã 2Óp phần nàng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Có những chuyên đề học viên học xong có kết quả rõ ràng. Chẳng hạn sau khi học các bài về pháp luật, nhân đân đã hãng hái tham gia phong trào giữ vững địa bàn trong sạch. Nhiều thanh niên đã được kết nạp Đoàn sau khi học tập tại Trung tàm. Nhiều chuyên đề KHKT được áp dụng tốt, ví dụ: Chuyên đề lúa lai 2 dòng toàn xã cấy 110 mầu, gặt đạt năng suất cao nhất 350 kg/sào, bình quân 289 kg/sào. Chăn nuôi gà Kapia đã trở thành phong trào của nhân dân. Đây là kết quả còn khiêm tốn nhưng nó đã góp phần khẳng định sự ra đời và tồQ tại của Trung tâm là cần thiết, Trung tâm thực sự là điểm cần đến của người dân. [40,3]

Đánh giá chung về hoạt động của các TTHTCĐ làng xã, báo cáo của Sở GDĐT nêu rõ: Hoạt động của nhiều TTHTCĐ đã đi đúng hướng, đúng pbương châm “cần gì học nấy”, sự ra đời của các trung tâm phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Có được kết quả đó là do có sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, hội khuyển học, ngành giáo dục và ban quản lý trung tâm nhiệt tình, có trách nhiệm. Tuy nhiên, nội dung, phương thức hoạt động của các trung tâm còn nghèo nàn, thiếu đa dạng, thiếu tính kế hoạch, hiệu quả thấp, tính thiêì thực chưa rõ. Nguyên nhân của những hạn chế này là điều kiện c s v c của Trung tâm còn thiếu thốn, chưa có trụ sở riêng, kinh phí hoạt động thường xuyên chưa có, cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng về năng lực tổ chức điều hành, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân... [34,6]

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)