KHÁI QUÁT VỂ TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 33)

GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỘNG ĐồNG

2.1. KHÁI QUÁT VỂ TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang là một tỉnh miền núi ở phía đông bắc Bắc bộ, giáp giới với 5 tỉnh và thành phố là Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội. Bắc Giang có tổng diện tích tự nhiên 3.822 km2, bao gồm 10 huyộn và thị xã, có địa hình trung đu (các huyện Việt Yên, Hiệp Hoà và thị xã Bắc Giang) xen lẫn miền núi (các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế). Với đặc điểm địa hình như vậy, Bắc Giang có nguồn tài nguyên khá phong phú, bao gồm đất nông nghiệp, rừng, vườn đồi, mặt nước và một số khoáng sản như than, quặng sắt, đất sét, cao-lanh.

Về giao thông, trên địa bàn Bắc Giang có các quốc lộ 1A (đi Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội), quốc lộ 31 (đi Quảng Ninh), quốc lộ 37 (đi Thái Nguyên), quốc lộ 270 (đi Hải Dương). Tỉnh lộ có 15 tuyến, huyện lộ có 25 tuyến, đường liên xã cơ bản đã làm xong nền đường nhưng đi lại còn nhiều khó khăn về mùa mưa. Điộn lưới đã có ở 92% xã, phường, thị trấn (100% ở trung du và 80% ở miền núi). Thông tin liên lạc ở Bắc Giang tương đối thông suốt, có 5,7 máy điộn thoại/

1000 dân; tất cả UBND xã, phường đều đã có điện thoại. [42,13]

Dân .Sỡ của tỉnh Bắc Giang là 1.538.184 người với 305.905 hộ gia đình. Trên địa bàn Bắc Giang hiện có 8 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống (Kinh, Tày, Hoa, Mường, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu). Dân cư phân bố khá thưa thớt, mật độ dân số 402 người/knr [44,11]. Dân số sống ở khu vực đô thị chiếm 6,67%. Trình độ dân trí ở Bắc Giang không đồng đểu, phong tục tập quán ở mỗi nơi mỗi khác. Bắc Giang hiện có khoảng 730.000 lao động (chiếm 50% dân số), 90% là lao động nông nghiệp; số người được đào tạo có trình độ từ trang cấp trở lên chiếm 8%. [42,18].

v ề kinh tể, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Bắc Giang khoảng 8,5%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 170 USD. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển (nông - lâm nghiệp: 56,3%; công nghiệp: 8,7%; xây dựng: 6,3%; dịch vụ: 28,7%) [42,45]

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú ý quan tâm, không

còn xã trắng về y tế. Do đó, việc khám chữa bệnh cho nhân dân đã được cải thiện hơn trước, cơ bản ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh. Tuy nhiên, hộ thống y tế hiện nay đã xuống cấp, trang bị lạc hậu, thuốc men và dụng cụ y tế còn thiếu nhiều.

Về văn hoá xã hội, việc phát huy đầy đủ tiềm năng văn hoá truyền thống được chú trọne. Việc triển khai các chương trình quốc gia như xoá đói gảm nghèo, kế hoạch hoá gia đình, giải quyết việc làm, phổ cập giáo đục tiểu học, phòng chống các tộ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Hiện vẫn còn 4,25% lao động cần việc làm nhưng chưa bố trí được. Dự báo mỗi năm sẽ có

10.000 lao động mới cần việc làm. Đây là một thách thức lớn đối với tỉnh Bắc Giang. [42,40]

Vùng đất Bắc Giang có một bề dày lịch sử và văn hoá, nổi tiếng với những địa danh như chiến thắng Xương Giang, núi rừng Yên Thế, gắn liền với tên tuổi của những danh nhân như Thân Nhân Trung (Tao đàn phó nguyên suý, ba cha con đều đỗ tiến sĩ, làm quan đổng triéu thời Lê Thánh Tông), Hoàng Hoa Thám (lãnh tụ khởi nghĩa Yên Thế). [44,58]

Về giáo dục và đào tạo, Bắc Giang hiện có 759 trường học (từ mầm non đến

THPT), không còn tình trạng phải học 3 ca. Trẻ em độ tuổi đi học phần lớn đã được thu hút đến trường. Số trẻ đi học mẫu giáo là 52.270 em; đi học phổ thông 369.948 em. Tổng số giáo viên ở các cấp học là 18.115 người [45,131]. Loại hình trường học công lập chiếm đa số ở bậc học phổ thông (515/524), dân lập * chiếm đa số ở bậc học mầm non (179/235).

Bắc Giang còn có 4 trường trung học chuyên nghiệp (kể cả các trường do trung ương quản lv) với 3.373 học sinh và 113 giáo viên; 2 trường cao đẳng với 2.046 học sinh và 239 giáo viên; i trường công nhân kỹ thuật có 2.694 học sinh

và 91 giáo viên. [45,136]

Công tác GDĐT ở Bắc Giang được chú trọng từ giáo dục phổ thông đến cao đẳng, dạy nghé. Do đó, số người có nghề ngày một tăng, chất lượng lao động thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, giáo dục ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn, trường lớp đơn sơ, bàn ghế, dụng cụ thiếu thốn, thiếu giáo viên tiểu học và trung học cơ sở. Cự ly đi học của học sinh hơi xa. Các huyện miển núi cao như Sơn Động còn nhiểu hộ nghèo (trên 50%) nên ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, xoá mù chữ, nâng cao dân trí. [42,51]

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)