Các LLXH tham gia xây dựng mòi trường thuận lợi và lành mạnh cho giáo dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 33 - 35)

GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỘNG ĐồNG

2.2.1.Các LLXH tham gia xây dựng mòi trường thuận lợi và lành mạnh cho giáo dục.

cho giáo dục.

Trên tinh thần Quyết định số 124/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ về việc thành lập Hội đồng giáo dục các cấp [4], Thông tư liên tịch số 35/TT-LT ngày 10/10/1990 của Bộ GD&ĐT - Công đoàn giáo dục Việt Nam về tham mưu mở Đại hội giáo dục cấp cơ sở [3], đặc biệt là các Nghị quyết BCHTƯ 4 (khoá VU) [7], NQ BCHTƯ 2 (khoá v m ) [8], NQ BCHTƯ 4 (khoá v m ) [9], NQ 90/CP của Chính phủ [5], sỏ GD&ĐT Bắc Giang đã tham mưu tốt cho Tỉnh uỷ, Ưỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh XHHCTGD.

Một trong những thành công của XHHCTGD ở Bắc Giang là đã tổ chức được Đại hội giáo dục cơ sỏ các cấp, tò các xã, phường, thị trẩh, huyện cho đến tỉnh. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn của Bắc Giang đã tổ chức được ĐHGDCS lần thứ 1 và lần thứ 2 (1991 và 1996), khoảng 2/3 số xã, phường, thị trấn đã tổ chức được ĐHGDCS lần thứ 3.

Ngành giáo dục, từ tỉnh đến huyện, đã tích cực tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền các cấp xây dựng nội dung, chương trình Đại hội, soạn thảo quy chế hoạt động của Hội đổng giáo dục cơ sở. ĐHGDCS làm cho cộng đồng nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục, nhận diện rõ thực trạng GDĐT của địa phương mình, từ đó lập kế hoạch phát triển GDĐT cho phù hợp với kế hoạch phát triển KTXH của địa phương.

ĐHGDCS cũng đã thu hút được tất cả các LLXH tham gia vào việc bàn bạc, hoạch định kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình hành động phát triển sự nghiệp GDĐT, tạo ra một khí thế mới trong phong trào toàn thể xã hội cùng chăm lo cho giáo dục, cùng làm giáo dục. Các vấn đề, mục tiêu và giải pháp phát triển GDĐT đã thấm nhuần vào nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, HĐND và chương trình hành động của UBND các cấp, các ban, ngành, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các trường học và cơ sở giáo dục khác. [32,6]

Đại hội đã bầu ra Hội đồng giáo dục cơ sỏ, do Bí thư Đảng uỷ hoặc Chủ tịch ƯBND xã làm Chủ tịch hội đồng, có các thành viên là đại diện các ban ngành, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh, ban giám hiệu các trường học. HĐGDCS đã phân công trách nhiệm cho các thành viên, quy định rõ thời gian hoàn thành công việc, xây dựng cơ chế giám sát, kiểm ưa, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, xác định rõ thời gian sinh hoạt mỗi quý một lần để kiểm điểm những công việc đã làm được, chưa làm được và bàn biện pháp giải quyết. Hết 6 tháng đầu năm học và hết năm học, Hội đổng tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động, rút kinh nghiêm, đề ra nghị quyết thực hiện nhiệm vụ năm học mới. Nghị quyết được thông qua Đẳng uỷ, kỳ họp HĐND xã và có hiệu lực để chính quyển, các ban ngành, đoàn thể, nhà trường và toàn thể nhân dân thi hành. [32,7]

cộng đồng tham gia tích cực và hiệu quả hơn vào XHHCTGD. ở cấp thôn, các

Ban giáo dục thôn cũng được thành lập. Trên cơ sở đề án phát triển giáo dục của

xã, Ban giáo dục thôn tổ chức Hội nghị giáo dục thôn để xây dựng phương hướng, mục tiêu của thôn mình, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” . Hơn thế nữa, hầu hết các xã đều có Hội khuyến học để tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò của giáo dục, có Quỹ khuyến học để khen thưởng, động viên các em học sinh, các thầy cô giáo đạt thành tích tốt trong học tập và giảng dạy hoặc khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập, giảng dạy. Hội khuyến học các huyện đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1999-2000. Hội cha mẹ học sinh cũng hoạt động tích cực hơn, đặc biệt là tham gia vào việc bàn bạc, tìm giải pháp, đóng góp sức người sức của cho cho việc nâng cấp c s v c trường học, tạo ra cảnh quan sư phạm khang trang, sạch đẹp. Ngày càng xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học, trở thành những tấm gương học tập cho toàn thể cộng đồng noi theo. Nhà trường đã phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động tham mưu với Đảng uỷ và chính quyển địa phương thực hiện các chỉ tiêu giáo dục được ngành giao, tích cực huy động cộng đồng tham gia phát triển giáo dục, phát triển nhà trường. [53,11]. Tất cả những việc làm trên đều có tác dụng tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi, có tính tích cực và thống nhất, tác động tốt đến việc hình thành nhân cách cho th ế hệ trẻ.

Tuy nhiên, ý kiến trẻ em được tham vấn trong các cuộc khảo sát, lập kế hoạch tại cộng đồng cho biết: “Cha mẹ chưa quan tâm thực sự đến việc học hành của con, ít quan tâm nhắc nhở, kèm cặp con cái khi học ở nhà; điều kiện học tập của trẻ em cả trên lớp và ở nhà còn nhiều thiếu thốn”. [46,32]

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 33 - 35)