Thông qua mục đích, ý nghĩa, nội dung, và đặc điểm, hình thức, nguyên tắc của GDCĐ, phần nào có thể thấy được mối quan hộ gắn bó giữa GDCĐ với XHHCTGD. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các tài liệu về XHHCTGD nói chung, các giải pháp để triển khai XHHCTGD nói riêng, chúng tôi có một nhận xét: Các tài liộu đó ít đề cập trực tiếp đến vai trò của GDCĐ, song thường nhắc nhiéu đến vai trò của GDTX.
Theo Gs. Võ Tấn Quang, trong bối cảnh triển khai XHHCTGD, “các trung tâm GDTX thể hiện nổi bật tinh thần XHHCTGD. Các trung tâm GDTX ở cụm liên xã, quận, huyện được mở ra theo nhu cầu phát triển KTXH... Các trung tâm như vậv xuất phát từ cơ sở ban đầu là các trung tâm giáo dục người lớn... Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này và đố chính là một nét cốt lõi của
hình thành các trung tâm GDTX có thể coi là biến thể của NTCĐ. Đây cũng là
một trong những biện pháp tăng cường tính xã hội cùa giáo d ụ c”. [1]
Chọn TTGDTX là điểm xuất phát để tiếp tục đi sâu nghiên cứu, chúng tôi thấy TTGDTX là một biện pháp nằm trong các giải pháp lớn để triển khai XHHCTGD. Đó là huy động các LLXH tham gia đa dạng hoá các hình thức học tập và da dạng hoá các loại hình nhà trường. “Có thể nói rằng đa dạng hoá giáo đục (ĐDHGD) là một trong những giải pháp rất cơ bản để phát triển XHHCTGD. Nó cũng góp phần tăng cường quá trình dân chủ hoá giáo dục (DCHGD). Vì vậy khi triển khai XHHCTGD, đương nhiên là phải đề cao hai mặt DCHGD và ĐDHGD với tư cách là hai giải pháp, đồng thời là hai động lực không thể thiếu được đối với XHHCTGD”. [11,47]
Xem xét mục tiêu và nội dung hoạt động của các TGDTX hiện nay [58], chúng tôi cho ràng ý kiến của Gs. Đặng Quốc Bảo rất xác đáng. TTGDTX chính là một biến thể của NTCĐ. Bởi vì, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục của nó rất gần gũi với (nếu không muốn nói chính là) mục tiẻu, nội dung, phương pháp của GDCĐ. Chỉ có một điểu làm cho TTGDTX khổng phải là NTCĐ, mà chỉ là biến thể của NTCĐ. Đó là về loại hình sở hữu, TTGDTX ở nước ta hiện nay là một trường công lập (hoặc chí ít là bán công). Nó là một thiết chế nhà nước - xã hội, đo Nhà nước đầu tư và quản lý. Chính VI vậy, nó “cứng” hơn NTCĐ, một thiết chế xã hội - nhà nước, rất nhiều.
Quay trở lại các giải pháp, biện pháp thực hiện XHHCTGD, chúng tôi thấy có rất nhiều ý kiến mang tính định hướng, gợi mở cho phát triển GDCĐ:
- Khi nói về XHHCTGD, “dễ có tình trạng chỉ nghĩ đến việc khai thác sự đóng góp của các LLXH để làm giáo dục mà không thấy một mặt khác là vận động xã hội tham gia vào việc học tập, việc hưởng thụ lợi ích giáo dục - hiểu như một quyền lợi và đồng thời cũng là một nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bản thân, với cộng đồng và đất nước. XHHCTGD là tạo lập một phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân, trước hết là thế hộ trẻ và những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, làm cho xă hội ta trở thành một “xã hội học tập” để làm việc tốt hơn... Một khi xã hội được học tập sẽ làm XHHCTGD tốt hơn”. [50,28]
- “XHHCTGD nhằm mục tiêu GDCMN, làm cho mọi thành viên của cộng đồng phải được hưởng thụ giáo dục một cách thường xuyên, liên tục, được đào tạo suốt đời. Nhưng muốn thực hiện mục tiêu đó, mọi người phải làm giáo dục,
có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia vào quá trình giáo dục với tư cách là những chủ thể giáo dục dưới mọi hình thức, khả năng và điều kiện. [50,28]
- “Vói sự tiến bộ rất nhanh của KHCN, trong thời đại thông tin, viộc cập nhật thường xuyên thông tin và kiến thức (học tập thường xuyên) trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người, v ề khía cạnh nhân quyển, giáo dục là một trong những quyền cơ bản của con người, không ai không được tạo cơ hội để học tập dưới nhiều hình thức khác nhau. GDCMN đang trở thành một cuộc vận động lớn, một phong trào toàn cầu nhằm mở rộng cơ hội và sự lựa chọn trong học tập cho mọi người, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của mọi người”. [60]
Sau khi nghiên cứu những ý kiến trên, chúng tôi cho rằng, “hưởng thụ giáo dục” và “làm giáo dục”, xây đựng “xã hội học tập” có thể được kết hợp và tiến hành đồng thời thông qua triển khai GDCĐ, củng là triển khai XHHCTGD. Bởi vì, “mục tiêu cao nhất của XHHCTGD là DCHGD và GDCMN”. [44,47], Trong bối cảnh hiên nay, GDCĐ có mối liên hộ gắn bó khăng khít với XHHCTGD bởi vì nó chính là một trong những hình thức biểu hiện của GDCMN và DCHGD. XHHCTGD rất cần có sự tham gia của mỗi người dân. Họ chính là chủ thể của giáo dục, đồng thời cũng là đối tượng của giáo dục. Vì vậy, trên phương diện lý luận, có thể khẳng định: “Phát triển GDCĐ, xây dựng TTGDCĐ cũng là một biện pháp để triển khai và đẩy mạnh XHHCTGD”.