Các LLXH tham gia đầu tư và đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho giáo dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 37 - 39)

GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỘNG ĐồNG

2.2.3. Các LLXH tham gia đầu tư và đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho giáo dục.

cho giáo dục.

Theo sô' liêu của Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, vốn đầu tư cho GDĐT từ ngân sách do địa phương quản lý tăng mạnh những năm gần đây. Năm 2001, vốn đầu tư cho GDĐT là 14,897 tỉ đồng (chiếm 1,6% tổng vốn đầu tư); sang năm 2002, con số này đã lên tới 49,070 tỉ đồng (chiếm 3,7% tổng vốn đầu tư), tăng 3,3 lần. Vốn đầu tư cho GDĐT từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng tăng với tốc độ tương đương. Năm 2001, vốn đầu tư cho GDĐT từ nguồn NSNN là 13,406 tỉ đồng (chiếm tỉ lộ 4,67% tổng vốn đầu tư), năm 2002 là 45,057 tỉ đồng (chiếm 11,4%), tăng 3,36 lần. [45,106]. Như vậy, cơ cấu vốn đầu tư cho GDĐT ở Bắc Giang từ ngân sách địa phương và ngân sách trung ương hai năm vừa qua là 50% - 50%; đầu tư cho GDĐT tăng mạnh cả về trị số tuyệt đối và tỉ iộ phần trăm so với tổng vốn đầu tư. Con số này chứng tỏ, để phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển KTXH, mặc dù là một tỉnh nghèo, kinh tể chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng Bắc Giang rất chủ trọng đầu tư cho GDĐT.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp tiền của cho giáo dục của nhàn dân Bắc Giang cũng rất đáng kể. Theo báo cáo sơ kết 10 nãm thực hiên XHHCTGD của huyện Tân Yên: Trong 10 năm (1991-2000), Huyện đã huy

-39-

động 13.189.462.000 đồng để xây dựng c s v c cho các trường học. Trong đó, ngân sách cấp trên hỗ trợ 1.788.650.000 đồng, ngân sách của các xã 7.649.629.000 đồng, dân đóng góp 3.748.683.000 đồng và các LLXH giúp đỡ được 2.500.000 đồng. [25,7]. Qua số liệu này, có thể tính ra cơ cấu đầu tư đóng góp tiền của cho giáo dục như sau: NSNN 13,5%; ngân sách xã 58%; dân đóng góp 28,4%; các LLXH khác 0,1%. Như vậy, có thể nói công sức, tiền của đầu tư cho giáo dục ở khu vực nông thôn Bắc Giang chủ yếu từ ngân sách xã và nhân dân đóng góp (chiếm khoảng 85%).

Số tiền đóng góp cho các Quỹ khuyến học cũng nói lên điểu đó. Hiện nay 100% xã, thị trấn ở huyện Tàn Yên đều đã có Quỹ khuyến học; 355 thôn xóm, 168 dòng họ và 13 đoàn thể có quỹ khuyến học. Tổng số tiền các quỹ khuyến học của các xã. thị trấn của huyện có lúc lên tới 800.812.000 đồng. [25,8]

Hội khuyến học huyện Tân Yên thành lập từ năm 1999. Sau hai năm hoạt động với BCH lâm thời, Hội đã tổ chức Đại hội khuyến học lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2001-2005) vào tháng 6/2001. Theo báo cáò sơ kết 2 năm hoạt động, Hội đã nhận được tiền đóng góp từ các nguồn: UBND huyện (22.000.000 đồng); cán bộ, giáo vièn, nhân viên các trường trực thuộc Phòng giáo dục (39.192.000 đồng); Trạm thú y, Phòng Nông nghiệp, Phòng kế hoạch đầu tư, Tổ chức chính quyền huyên, Chi cục thuế, Trung tâm VHTT, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Huyên đoàn, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Ban chỉ huy quân sự... Tổng số tiền của Quỹ khuyến học huyện tính đến ngày 19/6/2001 là 63.322.000 đồng. Tổng quỹ khuyên học các xã, thị trán, thôn, dòng họ, cơ quan, đơn vị có lúc đạt 705.865.000 đồng. Như vậy, trung binh ở mỗi xã của huyện Tân Yên có tổng quỹ khuyến học gần 30 triệu đồng. [18,5]

Từ đó có thể suy ra, tổng Quỹ khuyến học toàn tình có lúc lên tới hàng chục tì đổng. Đây là một nguồn lực tài chính không nhỏ mà cộng đồng đã đóng góp cho sự nghiệp phát triển GDĐT.

Quỹ khuyến học chủ yếu để chi phần thưởng cho học sinh giỏi, quà cho học sinh nghèo vượt khó, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng c s v c trường học. Quỹ khuyến học của huyện đã chi 43.510.000 đổng, trong đó: Chi cho việc trao thưởng các học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia năm học

-40-

1999-2000 và 2000-2001 là 20.510.000 đồng; chi cho hỗ trợ xây dựng trường học 20.000.000 đồng. Các Quỹ khuyên học của xã, thị trấn đã chi giúp học sinh nghèo vượt khó 34.913.000 đồng. [18,5]

Trong chương trình hợp tác với Plan International - một tổ chức hỗ trợ phát triển cộng đổng tập trung vào trẻ em, 12 xã vùng dự án thuộc 3 huyện Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang, trong 6 năm tài chính (từ 1/7/1997 đến 30/6/2003), ngoài hỗ trợ về y tế, môi trường, phát triển kinh tế, các hoạt động quyền trẻ em, đã nhận được hỗ trợ cho GDMN, GDT’H và THCS với số vốn khoảng 19,5 tỉ đồng để xây mới hoặc nâng cấp phòng học, mua sắm bàn ghế, đồ dùng học tập, xây dựng thư viện sách giáo khoa [28]. Điều này nói lên rằng, tỉnh Bắc Giang đã thu hút được và thực hiện tốt nội dung đa phương hoá nguồn đầu tư đ ể phát triển GDĐT.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)