Những hoạt động mang tính chất giáo dục đã và đang điển ra tại các cộng đồng.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 56)

5) Các LLXH tham gia vào quá trình GDĐT:

3.1.3. Những hoạt động mang tính chất giáo dục đã và đang điển ra tại các cộng đồng.

các cộng đồng.

Trong thực tế, ngoài phạm vi các trường học phổ thông, tại các cộng đồng ờ khu vực nông thôn Bắc Giang đã diễn ra khá nhiều hoạt động mang tính chất giáo dục. Có thể nói, đây là một tiền đề rất cơ bản. để xây dựng thành công TTGDCĐ.

- Dễ nhận thấy nhất !à, hàng năm các lớp học BTVH được tổ chức với mục đích đạt chuẩn phổ cập GDT’H và THCS trong toàn tỉnh. Đối tượng chính lằ số người ở tuổi vị thành niên (16-18 tuổi) nhưng chưa học hết GDT’H hoặc THCS do những nguyên nhân khác nhau, phần lớn là do khả năng học tập hạn chế hoặc kinh tế gia đình kém phát triển. Công tác này được HĐGDCS và chính quyền xã quan tàm chỉ đạo rất sát sao, các ban ngành, đoàn thể, các trường học ở địa

phương tham gia thực hiện rất tích cực. [17,31-

- Mỗi khi gần đến một vụ mùa mới hoặc khi có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Trung tâm khuvến nông cùa huyện tổ chức tập huấn cho các xã. Kitoá tập huấn thường được tổ chức ờ huvện, sau đó những người được đi tập

-56-

huấn về sẽ tổ chức truyền đạt lại cho các hộ gia dinh ờ xã. Hoạt động này thườns diễn ra tại hội trường ƯBND xã hoặc có khi tổ chức tại hội trường thôn. Đôi khi, giảng viên cùa Trung tâm khuyến nông huyện về tận xã để tập huấn. Hội nông dân xã đóng vai trò chủ động và tích cực trong hoạt động nàv.

- Các hoạt động câu lạc bộ ở cộns đồng diễn ra khá phone phú. Có thể kể đến câu lạc bộ V tế thòn bản, câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ người cao tuổi.... Các CLB y tế thôn bản ở huyện Lạng Giang sinh hoạt tương đối đều đặn, hội viên tự nguyện ghi tên mình vào danh sách, chấp hành nghiêm túc nội quy, đóng góp lệ phí để sinh hoạt. Một số hội viên tham gia rất tích cực và giữ vai trò nòng cốt cho phong trào. Các hội viên đến sinh hoạt CLB đê cùng bàn hạc. trao đổi, thảo luận về cách giữ gìn, chăm sóc sức khoẻ, phổ biến kinh nghiệm vệ sinh phòng bệnh, nuôi dạy con thơ...

- Phong trào vãn hoá, văn nghệ, thể thao ờ cộng đồns cũng diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt là mỗi khi sắp đến ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm, ngày hội làng. Người đân lập trung nhau lại để tập luyện, biểu diễn các tiết mục. Các cháu thiếu nhi có ngày 1/6, Rằm trung thu; các cụ cao tuổi có ngày 1/10, phụ nữ có ngày 8/3, ngày 20/10, thanh niên có ngày 26/3 v.v...

- Đặc biệt là, ờ 12 xã (thuộc 3 huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang) có chương trình hợp tác với tổ chức Plan, các hoạt độne; trên diễn ra sỏi nổi hơn, có tổ chức hơn vì được thiết kế thành các dự án và được hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật.

Trong công tác phát triển GDCĐ, nếu biết kết hợp, lổng ghép các hoạt động này lại thì chúng ta có thể phát huy tốt vai trò của TTGDCĐ, tránh được tình trạng TTGDCĐ sau khi thành lập và hoạt động được một thời gian ngấn thì đành phải nằm im.

3.1.4. Các nguồn lực sẵn có ở cộng đồng đủ đê đảm bảo triển khai các hoạt động GDCĐ.

- Về nguồn nhân lực: Sự tham gia của người dân (cả về V thức, thái độ và năng lực) đã tăng lên nhiều so với trước đây vì Quy chế dân chủ ờ cơ sờ đã được thực hiện rất tốt từ vài năm nay. Với nhu cầu ngày càng tăng về cập nhật thông tin và bồi đưỡng kiến thức KHKT, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, họ sẽ

là chủ để, đổng thời cũng là đối tượng chính của GDCĐ. Bên cạnh đó, lớp cán bộ hưu trí hiện về nghỉ tại các địa phương ngày một tăng. Họ là những cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật, cán bộ quân đội, giáo viên, sinh ra tại địa phương, làm xong nhiệm vụ đối với xã hội, họ trở về sống ở quê, có nhiều thời gian rảnh rỗi nên sẩn sàng tham gia các công tác xã hội, đóng góp thêm công sức cho sự phát triển của cộng đồng mình.

-V ề c s v c , phương tiện: Hầu hết các xã đều có Hội trường UBND khá khang trang, với tăng âm, loa đài, TV, sân cầu lông, các bãi đất rộng cho mít tinh lớn, cho thi đấu thể thao. Thôn nào cũng có hội trường - nhà văn hoá thôn. Nhờ chương trình xoá phòng học tạm được đẩy mạnh, các lớp học đã được cải thiện khá khang trang, có đủ bàn ghế, bảng. Đường đi lối lại trong xã đã khá hơn trước rất nhiều nhờ phong trào bê-tông hoá, phát triển giao thông nông thôn. Thôn xóm, gia đình nào cũng có điện chiếu sáng. Đây là môi trường thuận lợi để triển khai các hoạt động GDCĐ.

- Nguồn tài lực: Do đời sống kinh tế xã hội ’đã phát triển hơn so với trước đây, việc đóng góp tài chính cho các hoạt động GDCĐ có thể huy động được nếu đảm bảo được những nguyên tấc công khai, rõ ràng, minh bạch trong đóng góp và hiệu quả trong việc chi tiêu.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng một biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục và hỗ trợ phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)