Tuy nhiên, côngtác phát triển nguồn nhân lực giáo dục – đào tạo trong những năm qua bộc lộnhững hạn chế như thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực , cơ cấu đội ngũlao động qua đào
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO 2
1.1 Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội 2
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 2
1.1.2 Các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực 4
1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 4
1.1.3.1 Nguồn nhân lực là mục tiêu, động lực chính của sự phát triển 4
1.1.3.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 7
1.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 8
1.2.1 Khái niệm đầu tư phát triển nguồn nhân lực 8
1.2.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực 8
1.3 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo 9
1.3.1 Đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo 10
1.3.1.1 Là một bộ phận nguồn nhân lực có học vấn cao nhất 10
1.3.1.2 Kết quả hoạt động của nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáodục- đào tạo không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội 10 1.3.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục- đào tạo quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung của quốc gia 12
1.3.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo 13
1.3.2.1 Số lượng nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo 13
1.3.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo 15
1.3.2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo 16
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo.17 1.3.3.1 Chính sách phát triển giáo dục - đào tạo của Quốc gia 17
1.3.3.2 Đầu tư cho giáo dục - đào tạo 18
1.3.3.3 Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực giáo dục-đào tạo 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM 21
Trang 22.1 Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực giáo dục – đào tạo trong thời
gian qua ở nước ta 21
2.1.1 Động thái số lượng NNL GD – ĐT 21
2.1.1.1 Về đội ngũ giáo viên 21
2.1.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 25
2.1.2 Động thái chất lượng nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo 26
2.1.2.1 Về chất lượng đội ngũ giáo viên 27
2.1.2.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 30
2.1.3 Động thái cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo 31
2.1.3.1.Về cơ cấu đội ngũ giáo viên 31
2.1.3.2 Về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 32
2.2 Đánh giá chung 33
2.2.1 Những thành tựu và bất cập chủ yếu 33
2.2.1.1 Thành tựu 33
2.2.1.2 Những tồn tại và bất cập chủ yếu 34
CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN36 NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA 36
3.1 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo 36
3.1.1 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo 36
3.1.2 Xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo 38
3.1.3 Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực giáo dục-đào tạo 40
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng, phát triển con người, nguồn nhân lực là quan điểm, chính sáchnhất quán của Đảng, Nhà nước ta Nguồn nhân lực là nguồn lực của mọi nguồnlực, là tài nguyên của mọi tài nguyên; vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu giữ vị trí trung tâm trong các nguồn lực giữ vai tròquyết định thành công của sự nghiệp Đổi mới Trong xu thế phát triển của khoahọc, công nghệ hiện nay, thì vai trò của nguồn nhân lực càng quan trọng
Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chínhtrị, của tất cả các cấp, các ngành, của toàn xã hội; diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh
tế - xã hội; thông qua thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, giáo dục vàđào tạo là phương tiện chủ yếu nhất Để giáo dục và đào tạo góp phần quantrọng phát triển nguồn nhân lực, Đại hội XI đề ra quan điểm: “Đổi mới căn bản,toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo,phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”
Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được nguồn nhân lực giáo dục –đào tạo ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trịtốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, côngtác phát triển nguồn nhân lực giáo dục – đào tạo trong những năm qua bộc lộnhững hạn chế như thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực , cơ cấu đội ngũlao động qua đào tạo chưa hợp lý đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáodục.Vì vậy việc xây dựng phương hướng phát triển nguồn nhân lực giáo dục –đào tạo trong thời gian tới là hết sức cấp bách và cần thiết Đây cũng là lý do vì
sao em chọn đề tài: “Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo
dục – đào tạo ở Việt Nam” Qua đề tài này em muốn làm rõ những vấn đề về lý
luận và thực tiễn về nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đang đặt ratrong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới
Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo -TSNguyễn Hồng Minh đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua
Vì đề tài đề cập đến một vấn đề lớn và phức tạp, trong khi trình độ và thờigian còn hạn chế nên sẽ không thể tránh khỏi được những sai sót Vì vậy em rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
1.1 Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Nguồn nhân lực được nghiên cứu trên giác độ số lượng, chất lượng.
Số lượng nguồn nhân lực được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấutuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số Ở nước
ta, số lượng nguồn nhân lực được xác định bao gồm tổng số người trong độ tuổilao động (Nam: 15 đến 60; nữ : 15 đến 55 ) vì người lao động phải ít nhất đủ 15tuổi và được hưởng chế độ hưu trí hàng năm khi có đủ điều kiện về tuổi đời(Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi ) và thời gian đóng bảo hiểm xã hội ( 20 năm trởlên) Đây là lực lượng lao động tiềm năng của nền kinh tế - xã hội
Sự gia tăng tổng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng nguồn nhân lực,
có nghĩa là sự gia tăng dân số sau 15 năm sẽ kéo theo sự gia tăng nguồn nhânlực Nhưng nhịp độ tăng dân số chậm lại cũng không giảm ngay lập tức nhịp độtăng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiển trạng thái nhất định của nguồn nhânlực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt
Trang 5động kinh tế và các quan hệ xã hội Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể nhữngnét đặc trưng phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sảnxuất và phát triển con người Do vậy chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Tìnhtrạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất…Chất lượng nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như đảm bảodinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm gắnvới tiến bộ kỹ thuật, trả công lao động và các mối quan hệ xã hội khác.
Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng bao gồm cả số lượng và chất lượng dân
số, do vậy phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) về thực chất là liên quan đến cảhai khía cạnh đó Tuy nhiên, hiện nay đối với thế giới và đặc biệt các nước đangphát triển thì vấn đề nổi cộm là chất lượng dân số và do vậy các nghiên cứu vềPTNNL trong những thập kỷ gần đây chủ yếu nhằm vào chất lượng nguồn nhân
lự, tức nhấn mạnh chủ yếu đến nguồn vốn nhân lực Còn đối với khía cạnh sốlượng, do tốc độ tăng dân số quá mức trong những thập niên gần đây, điều quantâm của các chính phủ các nước đang phát triển là hạn chế gia tăng dân số Nhưvậy hướng PTNNL hiện nay đang được đặc biệt quan tâm là quá trình nâng caochất lượng và hiệu quả sử dung nguồn nhân lực
Việc hình thành và tạo dựng nguồn vốn nhân lực của mỗi cá nhân là mộtquá trình thay đổi chất lượng sức lao động Quá trình này chủ yếu do trình độgiáo dục chính thức, kinh nghiệm, sức khỏe và dinh dưỡng quyết định Theo lýthuyết Nguồn vốn con người (The Human Capital Theory) thì nguồn vốn conngười được thể hiện trong năng suất lao động, nguồn vốn nhân lực của một conngười càng cao thì năng suất lao động của anh ta càng cao Nguồn vốn nhân lựcđược tạo ra qua quá trình đầu tư vào nguồn nguồn nhân lực bao gồm đầu tư vàogiáo dục và học học tập kinh nghiệm tại nơi làm việc, sức khỏe và dinh dưỡng
PTNNL, xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựng lực lượng laođộng năng động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả, xét từ góc độ cá nhân
là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằmnâng cao năng suất lao động và thu nhập Một cách rõ ràng hơn, có thể nói
Trang 6PTNNL là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiếnthức và thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất Kiếnthức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm, trong khi đó thể lực
có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế
dục, tiếp thu kinh nghiệm, tăng cường thể lực, kế hoạch hóa dân số, tăng nguồnhiệu ứng lan tỏa kiến thức trong nhân dân PTNNL từ góc độ làm chính sáchvốn xã hội cũng như các quá trình khuyến khích hoặc tối ưu hóa sự đóng gópcủa các quá trình đã nói trên vào quá trình sản xuất chẳng hạn như quá trình sửdụng lao động là một giải pháp phân phối hơn là tái phân phối
1.1.2 Các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực
Phân loại các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực theo các nhóm sau đây:
này liên quan đến các biến đổi về dân số, lao động tham gia vào phát triển kinh
tế - xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định
tố cấu thành đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định của NNL trong tiếp thu,làm chủ và thích nghi với kỹ thuật, công nghệ và quản lý nền kinh tế tri thức.Nhóm này liên quan và phụ thuộc vào sự phát triển giáo dục - đào tạo và dạynghề của một quốc gia, trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hộinhập trong xu thế toàn cầu hoá
tạo của con người Nhóm này liên quan đến môi trường pháp luật, thể chế và cácchính sách, cơ chế giải phóng sức lao động, tạo động lực để con người pháttriển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế
tinh trong mỗi con người và cả cộng đồng dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí,tác phong của con người trong lao động
1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội
1.1.3.1 Nguồn nhân lực là mục tiêu, động lực chính của sự phát triển
Trang 7 Con người là động lực của sự phát triển
Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy.Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: Nhân lực (nguồn lựccon người), vật lực (nguồn lực vật chất: Công cụ lao động, đối tượng lao động,tài nguyên thiên nhiên…), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ)… Song chỉ cónguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lựckhác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người
Từ xa xưa con người bằng công cụ lao động thủ công và nguồn lực do chính bảnthân mình tạo ra để sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của bản thân Sảnxuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng chi tiết, hợp tác càngchặt chẽ tạo cơ hội để chuyển dần hoạt động của con người cho máy móc thiết
bị thực hiện, làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang laođộng cơ khí và lao động trí tuệ Nhưng cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoahọc kỹ thuật hiện tại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực conngười bởi lẽ:
kiểm tra của con người thì chúng chỉ là vật chất, chỉ có tác động của con ngườimới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động
Vì vậy nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực ( cơ năng và trínăng) của con người được huy động vào qúa trình sản xuất, thì năng lực đó lànội lực con người Đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước
ta dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nội lực quan trọngnhất Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển
Phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ conngười, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng vănminh Nói cách khác, con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinhthần của xã hội Và như vậy, nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất
và tiêu dùng Mặc dù mức độ phát triển sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng,
Trang 8song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, địnhhướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường.Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dạng và thường xuyên tăng lên, nóbao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và chủng loại hàng hoácàng ngày càng phong phú, đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triểnkinh tế - xã hội.
Trang 91.1.3.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Về vai trò của NNL trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH,HĐH) đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: "Nâng caodân trí và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyếtđịnh thắng lợi của CNH, HĐH đất nước."
Nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với quá trình CNH, HĐH Vaitrò đó được thể hiện trên hai mặt:
Thứ nhất, Các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên không có sức
mạnh tự thân Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội khiđược kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động của con người
Thứ hai, con người với trí tuệ của mình - là nguồn lực không bao giờ cạn
kiệt, có khả năng phục hồi và tự tái sinh Quan điểm phát triển nguồn nhân lực
đã được nhiều quốc gia quan tâm và vấn đề này đang nổi lên ở khu vực Đông á.Xuất phát là những nước nghèo, chỉ có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hoá vàđạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong trường hợp đầu tư phát triểnnhanh nguồn nhân lực Sự đầu tư được hiểu ở cả ba mặt: Chăm sóc sức khoẻ,nâng cao mức sống và phát triển giáo dục, trong đó đầu tư có hiệu quả nhất làđầu tư giáo dục
Xem xét yếu tố con người với tư cách là nguồn lực cơ bản của sự pháttriển kinh tế-xã hội, UNESCO nêu “con người đứng ở trung tâm của sự pháttriển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển” Trong bối cảnh giao lưu, mởcửa đất nước hiện nay, chúng ta có lợi thế của nước đi sau, thấy được nhữngthuận lợi, khó khăn để rút ra những bài học cho chính mình Công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, về thực chất là qúa trình thực hiện chiến lược phát triểncon người Thực ra, đây không phải là hai vấn đề song song hay tách biệt nhau
mà là hai cách thể hiện của một nội dung thống nhất phát triển đất nước Đi lên
từ xã hội nông nghiệp lạc hậu, điểm xuất phát công nghiệp hoá, hiện đại hoáthấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ khoa học và công nghệ lạc hậu, khả năng
Trang 10về vốn còn hạn chế Do vậy, phải biết huy động và sử dụng có hiệu quả tất cảmọi nguồn lực mà một trong những nguồn lực lớn nhất, quyết định nhất lànguồn lực con người.
Khi xác định nguồn lực con người là yếu tố quyết định của qúa trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xem xét nguồn lực đó trên cả hai phương
dù ở nước ta có số lượng nguồn lao động đông, trẻ, nhưng chất lượng nguồnnhân lực còn hạn chế, việc sử dụng NNL còn chưa hợp lý, thiếu hiệu quả.Trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra hiện nay là Việt Namcần tăng trưởng nguồn nhân lực này, tạo ra khả năng lao động mới cả về sốlượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực, sử dụng NNL nhằm đẩy mạnh, nhanh quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như mục tiêu Đại hội VIII đã đề ra, đồngthời theo kịp xu hướng phát triển của khu vực và thế giới Điều đó không có lựachọn nào khác là phải chuẩn bị tốt hơn chiến lược con người, có ý thức khaithác, sử dụng nguồn nhân lực vô tận này
1.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1.2.1 Khái niệm đầu tư phát triển nguồn nhân lực
là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao vàkhuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức, thể lực của người lao động, để đápứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất
Đầu tư phát triển bao gồm : đầu tư những tài sản vật chất và đầu tư phát
nội dung của đầu tư những tài sản vô hình Đầu tư phát triển nguồn nhân lực baogồm những nội dung cơ bản sau: đầu tư cho hoạt động đào tạo lực lượng laođộng, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe y tế, đầu tư cải thiện môi trường,điều kiện làm việc của người lao động …
1.2.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Coi vốn nhân lực là một lĩnh vực có thể đầu tư, cần phân biệt sự khácnhau giữa lĩnh vực đầu tư này với các lĩnh vực đầu tư thông thường khác Kết
Trang 11quả của đầu tư phát triển nhân lực không phải sự tăng lên ngay về tài sản cốđịnh mà là sự tăng lên về tài sản trí tuệ và tài sản sức khỏe Các kết quả đạt được
đó góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất xã hội, rồi qua đó người lao động
sẽ tác động người lại các tài sản cố định khác làm chúng tăng lên
Một khác biệt quan trọng nữa là ta có thể mua bán, trao đổi và dùng vốntài sản như một khoản thế chấp khi vay tiền trong khi ta không thể làm được nhưvậy với vốn con người Ta chỉ có thể thuê vốn con người Điều này lý giải phầnnào tại sao như chúng ta thấy chỉ có một khoản vay tư nhân hạn chế dành chocác sinh viên học lên đại học
Lợi ích có được từ đầu tư vào nhân lực mang một số đặc trưng khác hẳnvới các loại đầu tư khác
dụng mà ngược lại càng được sử dụng nhiều, khả năng tạo thu nhập và do vậythu hồi vốn càng cao
khoảng thời gian sử dụng lại lớn, thường là khoảng thời gian làm việc của mộtđời người
là rất lớn Trình độ nhân lực trung bình ở một nước cao hơn cũng cho phép tăngtrưởng kinh tế tốt hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các vấn đề dân số, kế hoạchhóa gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác
là mục tiêu của xã hội, giúp con người thưởng thức cuộc sống đầy đủ hơn
quyết định
Tuy nhiên, các lợi ích thu được từ đầu tư vào nguồn vốn nhân lực thuđược chỉ trong điều kiện được sử dụng hiệu quả và có môi trường phát triển phùhợp và thuận lợi Ngược lại sẽ là sự lãng phí đầu tư Trong mọi sự lãng phí, lãngphí nguồn nhân lực con người là mất mát to lớn và đáng sợ nhất
1.3 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Trang 121.3.1 Đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
1.3.1.1 Là một bộ phận nguồn nhân lực có học vấn cao nhất
Nhìn chung, nguồn nhân lực GD là lực lượng lao động có trình độ khá cao
và được đào tạo cơ bản, hệ thống là chủ yếu Đội ngũ nhân lực GD-ĐT này trình
độ đào tạo có một phổ khá rộng:
- Trình độ THCN cho giáo viên mầm non
- Trình độ đào tạo cao đẳng cho giáo viên THCS, tiểu học và mầm non
- Trình độ đào tạo đại học cho giáo viên THPT, THCS và một bộ phậngiáo viên tiểu học, giáo viên mầm non
- Trình độ sau đại học (Thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học) cho giáo viên caođẳng, đại học, THPT, cán bộ quản lý; các cơ quan nghiên cứu khoa học
Bộ phận nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD từ giáo viên, giảng viên,chuyên viên, thanh tra viên cho đến cán bộ quản lý GD từ Bộ, Sở cho đếnPhòng… đều có một trình độ học vấn khá cao so với nguồn nhân lực nói chungtrong nền kinh tế Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nguồnnhân lực quốc gia có một chất lượng tốt phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế
ĐT, trong đó đội ngũ nhân lực GD - ĐT là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, là mộthoạt động xã hội đặc thù - hoạt động tái sản xuất ra nhân cách và năng lực củacon người (con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội), khi trực tiếp tham giavào sự hình thành nhân cách con người, giáo dục bao hàm cả quá trình tự phát lẫn
Trang 13tự giác, trong đó quá trình tự giác đóng vai trò quan trọng trong việc hình thànhnhân cách toàn diện, đào tạo con người, hình thành sức mạnh bản chất của conngười để con người tham gia vào các hoạt động xã hội
Cũng chính hoạt động NNL GD - ĐT là một hoạt động đặc thù, nó khôngchỉ đào tạo ra con người có trình độ chuyên môn, kỹ năng mà nó còn pháttriển nhân cách, giáo dục cho con người có một lý tưởng cách mạng, có phẩmchất đạo đức chính trị, làm cho con người sống có ích không chỉ cho chính bảnthân mình mà còn cho cả xã hội Hoạt động của đội ngũ nhân lực GD - ĐT thựcchất là giáo dục và đào tạo NNL đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệpphát triển nền kinh tế đất nước nói chung và sự nghiệp GD - ĐT nói riêng Đểhoạt động này có hiệu quả, thì bản thân NNL GD - ĐT phải đảm bảo về chấtlượng, được trang bị những yêu cầu cơ bản về: kiến thức, trình độ chuyên môn,phẩm chất đạo đức, chính trị, có kỹ năng , nghiệp vụ, có bề dày kinh nghiệm và
cả được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình mộtcách hiện đại, tiên tiến, đủ về số lượng và có sự phù hợp về cơ cấu loại hìnhnhân lực
Bản thân hoạt động NNL GD - ĐT là một hoạt động mang tính xã hộicao, sản phẩm của nó tạo ra có đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hộihay không, điều đó còn phụ thuộc vào môi trường xã hội vì sản phẩm của hoạtđộng này tạo ra phải có một quá trình tác động nhất định và phải có một môitrường nhất định mới khẳng định được Chẳng hạn hoạt động nghiên cứu khoahọc hay sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ kiến thức, kỹ năng hay không,hay nói cách khác có đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội hay khôngthì phải được thu hút sử dụng – tức có việc làm, có môi trường làm việc tốt, cóchính sách xã hội thích hợp thì mới đánh giá được sản phẩm của hoạt động
GD cao hay thấp Như vậy môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến kết quảcuả hoạt động NNL GD - ĐT Môi trường xã hội ở đây bao gồm cả môi trườngpháp luật, các chính sách xã hội: việc làm, thu nhập, trả công lao động ; sự kếthợp giữa gia đình, các tổ chức xã hội, các đoàn thể với nhà trường ngành GD
Trang 14Kết quả hoạt động cuối cùng của NNL GD-ĐT là sản phẩm- người học cónhân cách, có trình độ, kĩ năng, có khả năng tham gia vào các hoạt động sảnxuất, hoạt động xã hôi Vì thực chất hoạt động của NNLGD-ĐT là đào tạo, pháttriển NNL cả về số lượng, chất lượng và nhằm biến đổi NNL theo từng thời kỳkhác nhau cho phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế Để tạo ra mộtNNL có trình độ chuyên môn nhất định và có một kỹ năng vững chắc thì phụthuộc phần lớn vào đội ngũ NNL GD - ĐT, tức là cần có những cán bộ quản lý
GD chuyên sâu, có kinh nghiệm, các thanh tra, chuyên viên vững chắc… và vớimột đội ngũ những người làm công tác giảng dạy có một trình độ chuyên sâu, có
kỹ năng sư phạm, có một lòng nhiệt tình… cùng với các trang thiết bị cơ sở vậtchất trong giáo dục mới tạo ra một kết quả NNL cao, có hiệu quả đáp ứng nhucầu đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế và quá trình hội nhập nền kinh tế
Nhưng hoạt động GD - ĐT là một hoạt động đặc thù như đã phân tích ởtrên, nó đòi hỏi cần phải có một môi trường xã hội tốt như: Chính sách xã hội ưutiên phát triển GD - ĐT, cần có sự quan tâm các cấp, ngành có liên quan, môitrường gia đình kết hợp…có như vậy mới tạo ra được NNL vừa có tính năngđộng xã hội, vừa có nhân cách hoàn chỉnh có khả năng tham gia vào đời sống xãhội, thúc đẩy xã hội phát triển
1.3.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục- đào tạo quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung của quốc gia
Chất lượng NNL nói chung liên quan đến nhiều vấn đề như: Đảm bảodinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đào tạo và các mối quan hệ khác,trong đó GD - ĐT có vai trò quyết định Nói một cách khác việc đào tạo NNL cóchất lượng cho một quốc gia (vùng lãnh thổ) chỉ có thể thực hiện được bởi độingũ nhân lực trong GD - ĐT Đội ngũ nhân lực này bao gồm từ cán bộ quản lí
GD, nhân viên giáo dục cho đến cán bộ giảng dạy Những lực lượng này làngười trực tiếp kết hợp các yếu tố khác (cơ sở vật chất, trang thiết bị…) để đàotạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao từ công nhân kỹ thuật chođến đại học và sau đại học cho xã hội Mặt khác chất lượng nguồn nhân lực chỉ
có thể nâng cao khi được giáo dục đào tạo tốt Nguồn NLGD-ĐT là một mắtxích quan trong của một chu trình phát trình phát triển NNL Nó tạo nên sự
Trang 15chuyển biến về chất (kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp) của NNL Nângcao chất lượng NNLGD-ĐT cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chấtlượng đào tạo NNL nói chung của đất nước
Ở nước ta để có một NNL vừa đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứngnhững yêu cầu đòi hỏi cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự hội nhậpkinh tế quốc tế, thì NNL nói chung ở nước ta phải được đào tạo theo một quytrình nhất định (dù đào tạo chính quy hay tại chức hoặc dưới dạng hình thứckhác), thì phụ thuộc vào đội ngũ nhân lực GD - ĐT, NNLGD-ĐT cũng cần phảitrang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực cho đấtnước Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 - 2010 đã định hướng chophát triển NNL Việt Nam với mục tiêu “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạonhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộquản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nângcao sức cạnh tranh của nền kinh tế”
Vì vậy, phát triển NNLGD-ĐT để đảm bảo cả về số lượng nâng cao chấtlượng, phù hợp cơ cấu và có chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý là hết sức quantrọng, có vai trò quyết định đến chất lượng NNL nói chung của đất nước
1.3.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
1.3.2.1 Số lượng nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo
Số lượng NNL GD - ĐT là muốn đề cập đến lực lượng lao động đang làmviệc trong ngành GD - ĐT, bao gồm: số CBQLGD, giáo viên, nhân viên kỹthuật, nghiệp vụ từ cơ sở đến cấp Bộ trong ngành GD Họ là lực lượng laođộng có vai trò đào tạo nguồn nhân lực nói chung cho đất nước Lực lượng nàynhiều hay ít là phụ thuộc vào quy mô GD - ĐT, cũng như chính sách phát triểnGD- ĐT ở mỗi quốc gia trong mỗi vùng nhất định Lực lượng lao động trongngành GD-ĐT được phân thành:
+ Lực lượng giảng dạy bao gồm: Những người trực tiếp làm công tácgiảng dạy
+ Lực lượng không giảng dạy bao gồm: Các cán bộ quản lý, thanh traviên, nhân viên, cán bộ phụ trách, cán bộ hỗ trợ…
Trang 16Tỉ lệ phân chia lực lượng này tùy thuộc vào quy mô GD-ĐT, nhu cầu thiếtyếu … và tùy từng mỗi nước khác nhau
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, trong nhữngtrường hợp cụ thể, cần thiết nhất định một người vẫn có thể thực hiện hai vai trò(vừa giảng dạy, vừa quản lý)
Ở Việt Nam theo qui định của bộ GD - ĐT nhu cầu giáo viên tính theođịnh mức hiện nay là:
+ 6 trẻ em nhà trẻ / giáo viên;
+ 22 trẻ em mẫu giáo / giáo viên;
+ 1,15 giáo viên/ lớp tiểu học ( 30 học sinh);
+ 1,85 giáo viên / lớp THCS (40 học sinh);
+ 2,1 giáo viên/ lớp THPT ( 45 học sinh);
+ 20 học sinh THCN và dạy nghề/ giáo viên;
+ 20 sinh viên CĐ và ĐH / giáo viên
Số học sinh, sinh viên/ giáo viên còn tuỳ thuộc vào từng ngành học bậchọc Ở bậc cao đẳng, đại học, ngành năng khiếu: âm nhạc, mỹ thuật hay ở ngànhtin học, ngoại ngữ thì tỉ lệ học sinh, sinh viên/ giáo viên còn nhỏ hơn Tỉ lệ sốcán bộ quản lý/ giáo viên cũng phải phù hợp chẳng hạn ở khối phổ thông như ở
hệ THCS số cán bộ quản lý lãnh đạo tối thiểu là một Hiệu trưởng, hai Hiệu phó,một nhân viên kế toán , văn thư Tỉ lệ này sẽ có sự thay đổi theo thời kì, ở cácthời kỳ khác nhau thì sẽ có nhứng tỉ lệ khác nhau
Căn cứ vào quy định chuẩn trên sẽ cho ta thấy số lượng NNL GD - ĐT đủhay thiếu Tuy nhiên quy định chuẩn ở mỗi nước có sự khác nhau, và ở mỗi thời
kỳ sẽ có sự khác
Việc PTNNL GD - ĐT đòi hỏi phải luôn đảm bảo về số lượng nguồn nhânlực trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của ngành GD - ĐT Vì ở mỗi giaiđoạn phát triển nền kinh tế, sự phát triển của quy mô trường, lớp, học sinh, sinhviên đòi hỏi số lượng NNLGD & ĐT là khác nhau
Ngoài ra, để đáp ứng đủ về số lượng phải tính đến nguồn NNL GD - ĐTcho tương lai vì để có một nguồn nhân lực GD - ĐT đủ về số lượng cho ngành
Trang 17GD ở mỗi quốc gia phải mất một thời gian nhất định Chẳng hạn ở Việt Nam đểđào tạo một giáo viên tiểu học có bằng trung học sư phạm phải mất thời gian ítnhất là 2,5 năm, giáo viên THPT có bằng Đại học sư phạm thời gian là 4 nămhay đố với cán bộ quản lí giáo dục cũng đòi hỏi phải được đào tạo trong mộtthời gian nhất định mới đảm đương và làm tốt chức năng công việc ở vị trí lãnhđạo Việc phát triển NNL GD - ĐT này phải gắn với các cơ sở đào tạo đội ngũnhân lực trong ngành GD.
1.3.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo
Chất lượng NNL GD-ĐT thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo,
kỹ năng nghiệp vụ, quản lý GD, phẩm chất đạo đức, chính trị Nên có thể đochất lượng NNL GD-ĐT qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêuchủ yếu sau:
+ Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn được đào tạo và được phản ánhqua bằng cấp, tuổi đời thâm niên công tác trong ngành
Trong mỗi chuyên môn có thể phân thành những chuyên môn nhỏ hơnnhư ĐH bao gồm: kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, quản lý Và trong từng chuyênmôn lại có thể chia thành những chuyên môn hẹp hơn
Chất lượng NNL này còn phản ánh qua công tác đào tạo bồi dưỡngthường xuyên NNLGD-ĐT như: Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, sưphạm, tin học, ngoại ngữ ; Tỉ lệ đạt chuẩn về trình độ, tỉ lệ đạt trình độ lýluận chính trị
+ Chỉ tiêu phản ánh năng lực phẩm chất đạo đức, chính trị, sức khỏe, lốisống của NNL GD-ĐT; năng lực tư duy sáng tạo, tính năng động, khả năngthích ứng với công việc hay còn được biểu hiện ở các chỉ số phản ánh cơ chế tổchức vận hành, quản lý quá trình dạy và học hoặc tổ chức quản lý ở cấp độ vĩ
mô (đối với cán bộ quản lý GD)
Ngoài ra, chất lượng NNL GD - ĐT còn phản ánh qua công tác nghiêncứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với giảng dạy, đánh giá qua việc độingũ cán bộ QLGD, cán bộ giảng dạy được đi khảo sát thực tế, tham gia hội thảo
về các chuyên đề hoặc các chuyên ngành đào tạo và qua việc đào tạo bồidưỡng thường xuyên và định kỳ về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý…
Trang 181.3.2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo
Cơ cấu đội ngũ NNL GD - ĐT bao gồm số: Cán bộ quản lý giáo dục,nhân viên, chuyên viên kỹ thuật ; số giáo viên các cấp, bậc học trong toàn ngành
GD - ĐT Cơ cấu NNL GD - ĐT được phản ánh qua các chỉ số % như :
- % CB lãnh đạo, QL GD, chuyên viên GD, thanh tra viên từ Bộ/ cơ quanngang Bộ đến Sở , Phòng;
- % Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường CĐ, ĐH , THCN, phổ thông
- % Trưởng khoa, phó trưởng khoa các trường ĐH, CĐ
- % Cơ cấu loại hình giáo viên các cấp học:
+ Giáo viên mầm non+ Giáo viên phổ thông + Giáo viên THCN và dạy nghề+ Giảng viên CĐ, ĐH và sau ĐHTrong cơ cấu loại hình giáo viên còn thể hiện cơ cấu giáo viên ở các mônhọc, các chuyên ngành được đào tạo trong toàn bộ hệ thống GD quốc dân Cơcấu NNL GD - ĐT cần phù hợp với từng môn học, chuyên ngành ở các cấp bậchọc trong cả nước
- Nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ : nhân viên thư viện, nhân viên phòngthí nghiệm, tin học và nhiều loại hình nhân viên nghiệp vụ khác;
- Cán bộ nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở
GD-ĐT khác
Cơ cấu NNL GD - ĐT còn phản ánh qua tỉ lệ % giữa nam và nữ; tỉ lệ %tuổi đời công tác trong ngành nhiều hay ít
Về cơ cấu trình độ NNL GD - ĐT thể hiện ở tỉ lệ % trình độ trung cấp,
CĐ, ĐH và sau ĐH là bao nhiêu trong tổng số lực lượng lao động trong toànngành Hay tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học là bao nhiêu % trong tổng sốlao động Từ những loại hình cơ cấu đó cho ta thấy tỉ lệ % cơ cấu giữa các loạihình nhân lực GD - ĐT cân đối hay không cân đối, phù hợp hay không phù hợp
so với quy mô học sinh, sinh viên, sự phát triển của các cơ sở GD - ĐT
Do vậy, việc nghiên cứu cơ cấu NNL GD - ĐT để xem tỉ lệ % cơ cấuNNL GD - ĐT phù hợp hay không phù hợp là phải căn cứ vào quy mô GD - ĐT,
Trang 19sự phát triển của ngành GD - ĐT trong mỗi thời kỳ nhất định Chẳng hạn: việc
mở rộng quy mô đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viênphải đảm bảo cân đối giữa các ngành nghề đang đào tạo như: giáo viên điện tử,giáo viên cơ khí, giáo viên kỹ thuật, giáo viên tin
Sự phát triển NNL GD-ĐT đòi hỏi vừa đủ về số lượng, đảm bảo chấtlượng và sự phù hợp về cơ cấu nhân lực, có như vậy mới thúc đẩy sự nghiệp GD
- ĐT phát triển, đáp ứng tốt những yêu cầu đòi hỏi đặt ra của sự phát triển nềnkinh tế của đất nước
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo
Phát triển NNL GD-ĐT bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố như: chínhsách phát triển GD-ĐT ( trong đó có chính sách PTNNL GD - ĐT), chính sách
sử dụng, bố trí sắp xếp NNL, chính sách đầu tư và hàng loạt các chính sáchkhác ở đây chúng ta chỉ đề cập đến một số chính sách cơ bản có ảnh hưởng đếnPTNNL GD -ĐT ở Việt Nam
1.3.3.1 Chính sách phát triển giáo dục - đào tạo của Quốc gia
Chính sách phát triển GD-ĐT mà trong đó trọng tâm là chính sáchPTNNLGD-ĐT thể hiện ở, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, đượcghi nhận trong các nghị quyết của đại hội Đảng và các Nghị quyết của các hộinghị ban chấp hành trung ương Đảng
Xuất phát trên quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu của Đảng vànhà nước để xây dựng chiến lược phát triển GD-ĐT mà trong đó nòng cốt làchiến lược PTNNLGD-ĐT cho từng giai đoạn Thông qua chiến lược này tạo
cơ sở định hướng cho việc phát triển NNL GD-ĐT nhằm đạt những mục tiêu đã
đề ra Đặc biệt từ những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, NNLGD-ĐT có vaitrò quan trọng nhằm đào tạo NNL đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệpCNH, HĐH đất nước Nguồn nhân lực GD-ĐT muốn thực hiện những mục tiêuGD-ĐT đề ra cần phải xây dựng chiến lược phát triển NNLGD-ĐT thích ứngcho từng thời kỳ, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH,HĐH , cũng như đáp ứng kịp với sự mở rộng của các cơ sở GD-ĐT, sự mở rộngcủa quy mô học sinh, sinh viên ở các cấp bậc học trong cả nước Do vậy việc
Trang 20PTNNL GD-ĐT ở mỗi thời kỳ đều bị tác động bởi chính sách phát triển GD-ĐTcủa mỗi quốc gia như : Chính sách mở rộng các cơ sở đào tạo NNL cho ngành
GD - ĐT, sự mở rộng về quy mô sinh viên các trường sư phạm, các khoa sưphạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý GD, chính sách của nhà nước về tăngcường biên chế cho ngành GD-ĐT sẽ là nhân tố tác động đến việc tăng sốlượng NNL GD-ĐT cho thời kỳ đó hoặc nếu Nhà nước chủ trương chính sáchcắt giảm biên chế, nâng cao mức chuẩn hoá nghề nghiệp hoặc những quy địnhkhác sẽ tác động đến việc thu hẹp chỉ tiêu đào tạo ở các trường sư phạm, cáckhoa sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý thì cũng bị ảnh hưởng đến pháttriển NNL GD-ĐT
1.3.3.2 Đầu tư cho giáo dục - đào tạo
Đầu tư cho GD-ĐT mà trong đó chủ yếu là việc đầu tư cho đội ngũ nhânlực GD-ĐT đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lựơng NNL GD-ĐT vàquyết định đến việc đào tạo NNL nói chung cho đất nước Đầu tư cho NNL GD-ĐT bao gồm:
- Ngân sách nhà nước, dành cho việc chi trả lương, chi cho phụ cấp ưu đãi
- Chi cho đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ, quản lý GD; chi cho việc đầu tư ở các trường Sư phạm,trường CBQLGD, ở các viện nghiên cứu GD;
- Chi cho việc nghiên cứu khoa học, khoả sát tham quan thực tế trongnước và ngoài nước là động lực thu hút phát triển NNLGD-ĐT và lực lượnglao động khác tham gia vào ngành GD-ĐT
Đầu tư cho việc phát triển NNLGD-ĐT cần nhiều lực lượng tham gia: nhànước, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nứơc, hay là các tổ chức quốc tế chínhphủ và phi chính phủ Nhưng trong đó nhà nước đóng vai trò chủ yếu quyếtđịnh Việc tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đội ngũ NL GD-ĐT sẽ lànhân tố tác động rất lớn đến việc làm tăng về số lượng và nâng cao chất lượngNNLGD-ĐT Đặc biệt việc tăng cho trả lương, phụ cấp ưu đãi, và tăng cho việcđào tạo, bồi dưỡng cũng sẽ có tác dụng kích thích lực lượng lao động trongngành GD-ĐT nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cả tình yêu nghề.Ngoài ra, để tăng cường cho đầu tư cho NNLGD-ĐT sẽ khắc phục hạn chế, khả
Trang 21năng của ngân sách nhà nước nên cần phải thúc đẩy tăng cường nhiều nguồn đầu
tư khác nhau: nguồn đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoàinước…nhằm nâng cao hiệu quả GD-ĐT và PTNNLGD-ĐT
Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy đầu tư cho GD-ĐT mànòng cốt là đội ngũ NLGD-ĐT là một trong những giải pháp khôn ngoan nhấttrong việc đào tạo NNL có chất lượng cao và là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng vàphát triển nền kinh tế Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX ở Hoa Kỳ đầu tưcho giáo dục-đào tạo đã chiếm 7% tổng GDP, Nhật Bản chiếm 5% tổng GDP, ởcác nước châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan ), mức trung bình chiếm khoảng5-6% tổng thu nhập quốc dân Ở Việt Nam tính đến 2000-2003 đạt 2,3 - 2,6%GDP, giai đoạn từ năm 2004 tới nay đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dụcđạt 17,1% Do vậy để nguồn nhân lực GD-ĐT đủ về số lượng, đảm bảo về cơcấu nhân lực ở các cấp bậc học giữa các vùng, miền của đất nước đều bị ảnhhưởng của chính sách đầu tư, cho nên nếu sử dụng chính sách đầu tư thích hợp
có hiệu quả sẽ là nhân tố làm tăng cả về số lượng và chất lượng NNLGD-ĐT ởnước ta
1.3.3.3 Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực giáo đào tạo
dục-Đầu tư phát triển NNLGD-ĐT cần phải có một cơ chế chính sách thíchhợp bao gồm: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp NNLGD-ĐT một cách hợp
lý, tạo động lực cho đội ngũ nhân lực GD-ĐT phát huy được tính năng độngsáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, yêu nghề, thu hútđược lực lượng lao động khác tham gia vào ngành GD-ĐT đáp ứng được nhữngyêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển GD-ĐT của đất nước
Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp NNLGD-ĐT là nhân tố ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng NNLGD-ĐT ở mỗi một quốc gia trong mỗi thời kỳnhất định Xây dựng cơ chế chính sách trên cơ sở đặc điểm của mỗi vùng mỗiđịa phương phù hợp với tình hình NNLGD-ĐT hiện có sẽ là động lực thúc đẩyNNLGD-ĐT phát triển, khắc phục được những bất cập về NNLGD-ĐT hiện có(đặc biệt là ở vùng sâu, xa, vùng kinh tế khó khăn) Chẳng hạn việc bố trí luânchuyển sắp xếp NNLGD-ĐT không căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn
Trang 22và những phẩm chất khác của mỗi người; không căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi củamỗi địa phương, khu vực về NNLGD-ĐT sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng củaNNLGD-ĐT, tạo tâm lý xã hội không tốt cho mọi người, đặc biệt tâm lý củanhững người đang theo học ở các trường sư phạm, các trường quản lý GD.
Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực GD-ĐT nhà nước, ngành GD-ĐTcần ban hành những chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triểnnguồn nhân lực như: Chính sách tiền lương phù hợp, chính sách phụ cấp ưu đãi,chính sách sử dụng nhân tài; chính sách trợ cấp cho đội ngũ nhân lực ở nhữngvùng, nơi khó khăn để nhằm nâng cao chất lượng NNLGD-ĐT, đáp ứngnhững yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và phát triển nên kinh tế-xã hội
Ở Việt Nam hiện nay Đảng và nhà nước đã ban hành hàng loạt nhữngchính sách như: Chính sách cải cách tiền lương, quyết định số 973/1997/ QĐ -TTg của chính phủ về chế độ phụ cấp đối với giáo viên đứng lớp; Nghị Định số35/2001/NĐ-TTg về chế độ đãi ngộ đối với các nhà giáo công tác ở các địa bànkinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các trường chuyên biệt Ngoài ra nhà nướccòn ban hành nhiều chính sách khác nhằm khuyến khích về tinh thần, đãi ngộ vềvật chất đối với người thầy: “Phong các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo
ưu tú; tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục; sinh viên sư phạm được miễn họcphí, được cấp học bổng; các trường sư phạm được ưu tiên đầu tư” Bộ GD-ĐT
đã ban hành tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý GD ở ngành học, tổ chức bồidưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý GD ở các cấp theo chu kỳngắn hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ NNLGD-ĐT có đủ năng lực,phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
Cơ chế, chính sách sử dụng NNLGD-ĐT phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnhphù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo được động lực khuyếnkhích người lao động nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp Việc bố trí sắp xếp NNLGD-ĐT phải căn cứ vào năng lực, trình độ, phẩm chấtkhác phù hợp với đặc điểm từng vùng, địa phương ở trong mỗi thời kỳ phát triểnkinh tế xã hội nhất định Do vậy những vấn đề cần tập trung giải quyết cho NNLGD-ĐT là phải có cơ chế chính sách thích hợp để đảm bảo đủ về số lượng, nâng
Trang 23cao chất lượng và phù hợp về cơ cấu nhân lực sẽ là nhân tố tác động đếnPTNNLGD-ĐT.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực giáo dục – đào tạo trong thời gian qua ở nước ta
2.1.1 Động thái số lượng NNL GD – ĐT
Hiện tại ngành GD - ĐT có khoảng hơn 1 triệu giáo viên, nhân viên kỹthuật, nghiệp vụ và cán bộ quản lý giáo dục các cấp Họ làm việc ở hàng trăm cơ
sở đào tạo và hàng vạn lớp học trên khắp mọi miền đất nước Số lượng NLGD
ĐT liên tục tăng lên trong nhiều năm trở lại đây
2.1.1.1 Về đội ngũ giáo viên
* Giáo viên mầm non, phổ thông
Theo số liệu thống kê số giáo viên trực tiếp ở các cấp tham gia giảng dạyđều tăng Tính từ năm 1996-1997 số giáo viên các cấp trong cả nước (gồm cảgiáo viên công lập và giáo viên ngoài công lập) là: giáo viên tiểu học:310.264; giáoviên THCS:167.110;giáo viên mầm non:144.067; giáo viên THPT:42.026 Và sốlượng này tăng lên liên tục trong những năm gần đây
Trang 24Bảng 1 Số lượng giáo viên mầm non, phổ thông.
1995- 1997
1996- 1998
1997- 1999
1998- 2000
1999- 2001
2000- 2002
2001- 2003
2002- 2004
2003- 2005
2004- 2006
2005- 2007
2006- 2008
2007- 2009
2008- 2010
2009- 2011
2010-Số giáo viên - Nghìn người 75.0 84.4 92.9 93.7 98.1 103.3 103.8 103.7 106.7 112.8 117.2 122.9 130.4 138.1 144.5 157.5
Số học sinh - Nghìn học sinh 1931.6 2092.7 2257.7 2248.2 2199.5 2212.0 2171.8 2143.9 2172.9 2329.8 2426.9 2524.3 2593.3 2774.0 2909.0 3061.3
Số học sinh/giáo viên - Học sinh 25.7 24.8 24.3 24.0 22.5 21.4 20.9 20.7 20.4 20.6 20.7 20.5 19.9 20.1 20.1 19.4
Giáo viên 108.2 112.5 110.1 101.2 104.4 105.6 100.5 99.9 102.8 105.7 103.9 104.9 106.1 105.9 104.7 112.0 Học sinh 104.9 108.3 107.9 99.6 97.8 100.6 98.2 98.7 101.4 107.2 104.2 104.0 102.7 107.0 104.9 109.0 Học sinh/một giáo viên 96.8 96.3 98.0 98.4 93.7 95.2 97.7 99.0 98.5 101.4 100.5 99.0 97.1 101.0 100.0 96.7
Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %
Trang 25Số giáo viên khối phổ thông tăng nhanh, chỉ riêng giáo viên tiểu học tăngchậm do đã có thành tựu trong phổ cập giáo dục tiểu học và kế hoạch hóa dân
số Có thể thấy rõ nhất sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượng giáo viên trung học cơ
sở và trung học phổ thông Tính đến tháng 9/2011 thì số giáo viên trung học cơ
sở đã tăng gần gấp đôi so với lượng giáo viên trung học cơ sở năm 1997-1998.Riêng số lượng giáo viên trung học phổ thông tính đến tháng 9/2011 lượng giáoviên đã tăng gấp 3 so với năm 1997-1998 Điều này cho thấy rằng mức độ phổcập giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao
Mặc dù số lượng giáo viên ở khối phổ thông tăng lên liên tục, nhưng sự giatăng này tính đến nay vẫn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền của đất nước Sốgiáo viên ở các vùng tăng không cân đối so với quy mô của học sinh dẫn đến hiệntượng “thừa, thiếu”về số lượng giữa các vùng luôn luôn diễn ra trong nhiều năm
Số giáo viên ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long tăng chậm.Như vậy, số lượng giáo viên ở các cấp bậc học đều tăng lên đáng kể quacác năm nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội
* Giáo viên Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Số giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp phân theo trình độ chuyên môn
Công lập 103.9 91.9 105.4 103.5 115.2 97.8 93.7 101.5 110.5 95.6 90.0
Trên đại học 104.7 94.5 122.3 160.8 129.2 119.5 73.7 114.3 150.7 103.7 109.9 Đại học, cao đẳng 104.7 90.8 108.8 100.9 114.6 94.3 97.5 99.3 104.4 96.8 86.5 Trình độ khác 99.1 97.2 81.3 88.6 105.4 100.5 93.4 104.5 107.0 71.3 73.7
Ngoài công lập 100.0 382.6 193.7 217.1 122.6 134.7 99.0 126.0 134.6 118.3
Trên đại học 211.8 366.7 222.0 208.9 126.5 122.4 102.1 125.3 134.7 125.2 Đại học, cao đẳng 104.8 390.0 172.7 230.5 119.9 142.9 94.2 119.7 142.2 118.9 Trình độ khác 11.1 300.0 777.8 110.0 151.9 72.6 230.6 217.9 76.1 73.8
Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %
Người
(nguồn: Tổng cục thống kê )