Phát triển thị trường lao động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Trang 44 - 48)

Hiện nay chúng ta đã có thị trường lao động nói chung nhưng thị trường lao động trong lĩnh vực GD-ĐT chưa rõ nét và chưa thừa nhận, thống nhất trên quan điểm lý luận. Thực tế ở nước ta hiện nay quan hệ lao động làm thuê trong lĩnh vực GD-ĐT đã biểu hiện rõ rệt. Các cơ sở GD-ĐT khi thiếu nhân lực họ thường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để ký hợp đồng lao động làm thuê dưới nhiều hình thức khác nhau như: hợp đồng ngắn hạn hoặc hợp đồng dạy theo số lượng tiết (sản phẩm hay công việc) giao cho hay thuê những người có học hàm, học vị có trình độ chuyên môn cao về thỉnh giảng hoặc làm quản lý và trả công lao động cũng theo chất lượng sản phẩm như một số trường dân lập, tư thục hoặc các cơ sở đào tạo liên doanh với nước ngoài, trừ số lao động được tuyển vào Nhà nước dưới dạng ký hợp đồng dài hạn thông qua cơ chế thi tuyển công chức như hiện nay. Tình trạng nhiều cơ sở giáo dục đào tạo thiếu một số loại hình nhân lực cả về quản lý, nhân viên, giáo viên … nhưng lại thiếu chủ động trong việc tuyển dụng lao động và trông chờ biên chế của tỉnh, Nhà nước giao thì mới tuyển người hoặc muốn cần lao động ngay nhưng lại khó tìm trong khi số sinh viên, học viên lại đang muốn có việc làm… Do đó phát triển thị trường lao động trong giáo dục đào tạo sẽ là cầu nối giữa người sử dụng nhân lực và người cung cấp nhân lực.Việc phát triển thị trường lao động trong lĩnh vực GD-ĐT, qua đó hình thành một hệ thống thông tin lao động về số lượng, chất lượng, loại hình nhân lực và giá cả sức lao động…, trên cơ sở đó những cơ sở GD-ĐT sử dụng lao động sẽ biết được cung về lao động của từng loại hình cũng như tình hình chất lượng lao động đó. Mặt khác người cung ứng lao động cũng biết được nơi nào (cơ sở GD-ĐT) cần sử dụng (cầu) lao động và lao động của mình có đáp ứng được nhu cầu hay không. Điều này sẽ giúp cho Nhà nước, ngành Giáo dục thấy được xu hướng phát triển NNL GD-ĐT trên thị trường lao động. Các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành GD-ĐT phải căn cứ vào yêu cầu về chất lượng, số lượng, loại hình trên thị trường lao động để đào tạo nguồn lao động giáo dục cho đất nước. Nhà nước, ngành GD-ĐT cần ban hành cơ chế, chính sách tạo động lực cho thị trường phát triển như: thực hiện phân cấp một cách hợp lý theo hướng tăng cường và giao quyền tự chủ trực tiếp cho các cơ sở GD-ĐT về tuyển dụng, chính sách trả công lao động, điều kiện làm việc...

Các cơ sở GD-ĐT hơn ai hết là người nắm bắt trực tiếp nhu cầu GD-ĐT của thị trường lao động, chất lượng, loại hình của chính bản thân nguồn nhân lực giáo dục của ngành và là người chịu trách nhiệm của chính mình. Đặc biệt để thị trường trong lĩnh vực GD-ĐT phát triển lành mạnh và theo định hướng XHCN, trong thời gian tới nhà nước cần hoàn chỉnh khung pháp lý để tạo lập cơ sở cho thị trường GD-ĐT phát triển. Mặc dù đã có những văn bản pháp luật đặt nền móng cho sự phát triển các yếu tố thị trường trong GD-ĐT, song hệ thống các văn bản đó chưa đồng bộ và chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, để xây dựng khung pháp lý một cách thuận lợi, điều cần thiết hiện nay là phải thống nhất quan điểm ở các cấp lãnh đạo, quản lý về sự tồn tại hay không thị trường GD-ĐT, từ đó đưa ra hành lang pháp lý cần thiết để tạo môi trường cạnh tranh cho NNLGD-ĐT phát triển. Đồng thời cần tiến tới xây dựng cụ thể luật lao động trong GD-ĐT.

Thành lập tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo NNLGD-ĐT ở các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường CBQLGD và kể cả kiểm định lại NNLGD-ĐT hiện có.

Phát triển thị trường lao động trong lĩnh vục GD-ĐT cần nhất quán, thích hợp tuân theo quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường (như quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh…) và có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Bởi đây là một thị trường có tính đặc thù cao, thị trường lao động GD- ĐT ngoài những yếu tố trên còn có yếu tố về chính trị, tâm lý… và bản thân lao động sư phạm là một loại hình lao động đặc thù, tính đặc thù ở chỗ nó không chỉ đảm bảo những yêu cầu trên mà nó còn phát triển nhân cách, giáo dục quan điểm, thái độ cho người học và mang lại lợi ích cao cho xã hội.

KẾT LUẬN

Vai trò to lớn của con người – NNL – trong điều kiện phát triển kinh tế hiện đại là điều đã được lịch sử khẳng định trong các NL phát triển kinh tế – xã hội : TNTN, vốn, NNL và khoa học công nghệ thì NNL giữ vai trò quan trọng vì con người là vốn quý giá nhất, là tài nguyên của mọi tài nguyên. Lịch sử thế giới đã cho thấy ở đất nước nào, thời đại nào biết chăm lo đến con người, sử dụng tốt con người thì đất nước đó, thời đại đó sẽ phát triển, đất nước hưng thịnh. Việt Nam là một nước nghèo và kém phát triển, tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng không nhiều và khó khai thác, kỹ thuật còn lạc hậu, nền GD thấp, yếu kém, do đó NNL nói chung và NNL GD - ĐT nói riêng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Khi con người là trung tâm của hệ thống sản xuất, đầu tư vốn cho con người sẽ mang lại hiệu quả nhất đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy việc đầu tư , ưu tiên phát triển NNL GD - ĐT là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo NNL cho đất nước, là động lực để phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Dựa vào kinh nghiệm này Việt Nam có thể và cần phải đầu tư, giải quyết các vấn đề về sử dụng, PTNNL GD - ĐT một cách thích hợp nhất góp phần đưa nền GD nước nhà hoà nhập vào thế giới, tiến tới xây dựng một nền GD tiên tiến, hiện đại nhằm giữ vai trò to lớn trong việc đào tạo và PTNNL cho đất nước trong tương lai .

Quá trình phát triển NNL GD - ĐT ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ cả về mặt số lượng, chất lượng và sự đa dạng hóa về loại hình nhân lực. Bước đầu đã giải quyết tháo gỡ những khó khăn trước mắt về sự bất cập của đội ngũ nhân lực GD-ĐT ở các cấp bậc học trong mỗi vùng/miền của đất nước. Nhìn chung NNL GD - ĐT đã phần nào góp phần đào tạo cho đất nước một NNL dồi dào, có chất lượng đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đã và đang đặt ra. Đồng thời cũng góp phần giáo dục thái độ, quan điểm và niềm tin của người học, có những định hướng giá trị, hướng tới tương lai nhằm xây dựng xã hội- xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trước yêu cầu đòi hỏi cao và khắt khe của thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, của nền GD hiện đại, NNL GD - ĐT còn bộc lộ nhiều hạn

chế, bất cập cần phải khắc phục, giải quyết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả NNL GD-ĐT.

Phát triển NNL GD- ĐT cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch, rà soát, sàng lọc, bố trí sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD-ĐT nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, qua đó đẩy mạnh xã hội hoá nhằm đầu tư phát triển NNL GD-ĐT và cần phải có các chính sách hỗ trợ thích hợp là những giải pháp cơ bản, quan trọng mang tính toàn diện và có tính chất lâu dài nhằm đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu NNL GD - ĐT cho đất nước khi mà quy mô các trường, lớp, quy mô học sinh, sinh viên liên tục tăng lên trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Trang 44 - 48)