0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Những thành tựu và bất cập chủ yếu.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM (Trang 34 -37 )

2.2.1.1. Thành tựu

Nhờ sự nỗ lực của ngành GD - ĐT, sự quan tâm của Đảng, nhà nước, ngành GD & ĐT trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về số lượng, chất lượng và sự phù hợp cơ cấu đội ngũ nhân lực.

* Về số lượng: So với những năm học trước, tính đến nay số lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục liên tục được tăng lên, bước đầu đã khắc phục sự được sự hạn chế căn bản về sự thiếu hụt số lượng giáo viên các cấp; số lượng giáo viên tiểu học về cơ bản đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tại trong công tác giáo dục. Và đến nay có thêm 4.400 giáo viên mầm non, 4.000 giáo viên tiểu học, 18.400 giáo viên THCS, hơn 9.300 giáo viên THP. Số giáo viên Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề cũng tăng lên nhiều. Riêng số giáo viên giảng viên Đại học, Cao đẳng tăng nhanh liên tục trong nhiều năm. Số cán bộ quản lý, nhân viên cũng không ngừng tăng lên đã đáp ứng về nguồn trong công tác quản lý giáo dục của ngành .

* Chất lượng: Chất lượng của đội ngũ NLGD-ĐT trong những năm qua đã được nâng lên đáng kể, tỉ lệ giáo viên đạt và vượt trình độ chuẩn ngày càng tăng lên ở giáo dục mầm non là 60%; ở tiểu học là 89%; ở THCS là 93%; ở THPT là 97%. Chất lượng giáo viên THCN và dạy nghề cũng được nâng lên đáng kể, tỷ lệ đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD ngày càng cao, trình độ của đội ngũ nhân lực ở các trường CĐ, ĐH đạt trình độ Thạc sĩ cũng được tăng lên so với những năm học trước.Trình độ về chuyên môn, khả năng tổ chức điều hành công việc quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ngày một đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH. Việc xử lý các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đã được chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời. Tỉ lệ % cán bộ quản lý có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, trình độ lý luận chính trị ngày càng cao.

Hầu hết đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong ngành đều có ý thức, tinh thần trách nhiệm tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; nêu cao vai trò gương mẫu, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới sự nghiệp GD - ĐT. Không ít giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn tích cực học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, thậm chí giáo viên tự bỏ tiền ra để đi học nâng cao trình độ phục vụ cho giảng dạy.

* Về cơ cấu đội ngũ NLGD-ĐT.

Cơ cấu của đội ngũ nhân lực GD-ĐT giữa các cấp bậc học trong toàn ngành đã có sự thay đổi, phù hợp: Cơ cấu tuổi, tỉ lệ % giữa nam và nữ…..Đặc biệt là cơ cấu về loại hình giáo viên ở các bộ môn, chuyên ngành, đã có sự điều chỉnh hợp lý cân đối. ở giáo dục phổ thông đã có sự tăng cường về loại hình giáo viên GDCD, Nhạc, Thể dục….; ở Cao đẳng, Đại học, THCN và Dạy nghề nhìn chung cơ cấu loại hình giáo viên ở các chuyên ngành bộ môn ngày càng được đa rạng hóa, đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của ngành, quy định của luật GD là dạy đúng với chuyên ngành được đào tạo. Bước đầu đã khắc phục tình trạng dạy chéo ban (ở phổ thông) hoặc làm việc không đúng với chuyên môn được đào tạo.

2.2.1.2. Những tồn tại và bất cập chủ yếu.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế, bất cập.

* Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể thiếu 20.000 giáo viên mầm non, 29.000 giáo viên tiểu học, 49.000 giáo viên trung học cơ sở, 18.800 giáo viên phổ thông, trong đó thiếu nhiều nhất là giáo viên ở một số môn: Nhạc, Hoạ, Thể dục, Công nghệ, Tin học, Các khu đông bắc thiếu nhiều nhất như: Hà Giang, Lào Cai; Vùng Tây bắc, Đồng Bằng Sông Cửu Long thiếu giáo viên khối phổ thông còn nhiều.

* Mặc dù, chất lượng của đội ngũ NLGD-ĐT ở nước ta trong thời gian qua và đặc biệt trong những năm gần đây đã được nâng lên rất nhiều. Nhưng trước sự phát triển biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế, khoa học công nghệ nói chung và sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nói riêng, chất lượng của đội ngũ NLGD-ĐT vẫn còn hạn chế về nhiều mặt: Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, khả năng xử lý công việc….ở bậc giáo dục phổ thông, tỉ lệ giáo viên khối phổ thông đạt tỷ lệ chuẩn còn thấp, số giảng viên có trình độ trên đại học còn ít, tỷ lệ phần trăm giảng viên đại học vẫn còn cao. Công tác bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học gắn với giảng dạy còn nhiều hạn chế.

Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân viên giáo dục hiện còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số đội ngũ giáo viên vẫn dạy theo lối cũ, nặng nề về truyền đạt lí thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành của người học.

* Cơ cấu đội ngũ NLGD-ĐT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cấp:

Hiện cơ cấu đội ngũ giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, giữa các vùng / miền; Tỉ lệ giảng viên trên lớp còn chưa tương xứng với quy mô phát triển GD-ĐT, đặc biệt tỉ lệ sinh viên/giảng viên còn quá cao (30/1), thậm chí có trường là 50/1 (ở thế giới tỉ lệ này là 10/1). Tình trạng dạy chéo ban ở phổ thông vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương trong cả nước, nguyên nhân của vấn đề này là do thiếu người, trong khi đó số giáo viên ở bộ môn khác lại thừa.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM (Trang 34 -37 )

×