Xây dựng kế hoạch, quy hoạch NNL GD-ĐT nhằm đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp về cơ cấu nguồn nhân lực không chỉ cho những năm trước mắt mà tính chiến lược lâu dài nhằm đạt những mục tiêu đề ra. Đặc biệt thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển GD-ĐT đến năm 2010. Nhà nước, ngành GD-ĐT căn cứ từ thực trạng các trường, lớp, sự phát triển về quy mô học sinh, sinh viên ở các trường sư phạm, khoa sư phạm, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục, nhất là hiện trạng NNL GD-ĐT hiện có mà quy hoạch một cách tổng thể, hợp lý như: Rà soát, sàng lọc, bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng, địa phương hoặc khu vực để có kế hoạch cho từng năm hoặc nhiều năm hay từng giai đoạn nhằm đáp ứng đủ NNL GD- ĐT khi quy mô học sinh, sinh viên, trường, lớp đang có xu hướng tăng nhanh; giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành, đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng NLGD-ĐT trẻ có đủ điều kiện và năng lực để tránh sự hẫng hụt trong tương lai. Việc đáp ứng đủ về số lượng cần phát triển hệ thống các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục (đặc biệt các trường sư phạm, cán bộ quản lý, giáo dục trọng điểm vừa đào tạo vừa nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trên thế giới). Để đào tạo NNL GD-ĐT cho đất nước. Tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý, sư phạm cho NNL GD - ĐT dưới nhiều hình thức khác nhau: tập trung và không tập trung hoặc là bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn… Những cán bộ nào không đủ năng lực, trình độ hoặc không có đủ điều kiện (tuổi cao, sức khoẻ…) để nâng cao trình độ chuyên môn, năng
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân lực ở những chuyên ngành còn thiếu, đội ngũ nhân lực ở các lĩnh vực mũi nhọn như: Tin học, Công nghệ, Kỹ thuật… hoặc đang có nhu cầu cấp bách nhằm làm cho tỉ lệ cơ cấu NNL GD-ĐT ở các lĩnh vực, bộ phận phù hợp yêu cầu đặt ra.
Việc xây dựng kế hoạch NNL GD - ĐT có thể bằng nhiều biện pháp cụ thể: - Nhà nước cần hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ NNL GD trẻ; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đội ngũ các nhà quản lý giáo dục giỏi đầu ngành, các giảng viên ở các trường ĐH, CĐ, viện. Mỗi đơn vị (mỗi tỉnh/ thành phố) cũng cần có quy hoạch phát triển đội ngũ nhân lực và có kế hoạch cụ thể để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ quản lý đầu đàn chủ chốt của đơn vị. Đặc biệt các trường Đại học, Cao đẳng, THCN, Dạy nghề cần chủ động, có kế hoạch riêng để xây dựng NNLGD-ĐT, nhanh chóng khắc phục sự hẫng hụt về đội ngũ nhân lực; nâng dần tỉ lệ cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, PGS, GS.
- Quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao đội ngũ nhân lực giáo dục nhằm tiếp cận những tri thức về chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ và tiếp cận những kỹ thuật giáo dục hiện đại.
- Có kế hoạch đẩy mạnh việc gửi đội ngũ nhân lực GD ( đặc biệt đội ngũ các nhà giáo trong các trường đại học lớn, các cán bộ quản lý chủ chốt ở bộ, sở ) đi đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có nền giáo dục hiện đại, tiên tiến. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ những người có điều kiện đi du học tự túc bậc đại học, trên đại học ở các nước phát triển.
- Có kế hoạch, dự trù và có chính sách ưu đãi hơn nữa cho đội ngũ nhân lực giáo dục- đào tạo được đi tham quan, khảo sát thực tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu khoa học với các bạn đồng nghiệp không chỉ ở trong nước mà đi sang các nước. Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch NNL GD- ĐT cần có căn cứ khoa học cụ thể ở mỗi vùng, địa phương, căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển GD - ĐT của đất nước để có kế hoạch cụ thể về phát triển NNL GD - ĐT cho phù hợp với quy mô giáo dục, cơ cấu, số lượng các trường, lớp ở các cấp bậc học trong cả nước, tránh tình trạng thiếu tổng thể nhưng lại thừa bộ phận gây ra lãng phí về NNL cho ngành giáo dục.
- Quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường CBQL trên toàn quốc đảm bảo sự phát triển ổn định và phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên từ trung ương đến địa phương.
Bám sát nhu cầu thực tế ở mỗi vùng, địa phương trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý giáo dục hoặc các cơ sở đào tạo nhân lực cung cấp cho ngành giáo dục. Tăng quy mô đào tạo các trường sư phạm đến năm 2010 đạt khoảng 200.000. Có kế hoạch và chỉ tiêu cử tuyển học sinh vào các trường sư phạm ở các vùng khó khăn như: Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long…
Trên cở sở đó, có kế hoạch, phương án lựa chọn, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển NNL GD - ĐT cho từng thời kỳ, thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi mới của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch NNL GD - ĐT phải căn cứ vào điều kiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trong nước của mỗi vùng, địa phương và những xu hướng biến động của thế giới về sự phát triển giáo dục, từ đó để có những căn cứ xác thực nhằm triển khai những nội dung, mục tiêu cụ thể về phát triển NNL GD - ĐT trong từng giai đoạn.