Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Trang 41 - 44)

đào tạo

Một trong những giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL GD - ĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là cần có các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT là hết sức quan trọng, cần thiết, là giải pháp kích thích thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL GD - ĐT. Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT bao gồm hàng loạt các chính sách như: Chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho NNL GD; chính sách về sử dụng, sắp xếp, điều động, phân bổ NNL GD - ĐT.

* Về chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp ưu đãi.

Để sử dụng có hiệu quả NNL GD - ĐT và nâng cao chất lượng NNL GD - ĐT thì tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng, nó là đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình công tác. Để người lao động đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác giảng dạy, quản lý giáo dục vì sự nghiệp nền giáo dục nước nhà thì cần phải có một chế độ chính sách tiền lương đúng đắn, hợp lý mức lương tối thiểu phải phản ánh được mức sống thực tế của đội ngũ nhân lực giáo dục trong điều kiện sự biến động của giá cả trong nền kinh tế thị trường ở mỗi thời kỳ .

Hoàn thành định mức lao động, chế độ làm việc của đội ngũ nhân lực giáo dục-đào tạo. Cần tiến tới có hình thức chi trả lương theo học hàm, học vị nhằm khuyến khích những người có trình độ cao, đồng thời kích thích người lao động nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp như: học cao học, tiến sĩ, nâng cao trình độ chuyên môn... Mặt khác cần xây dựng chế độ giờ dạy theo tiêu chuẩn, tiên tới định tiền lương theo giờ tiêu chuẩn. Đánh giá giá trị lao động của họ phải căn cứ vào số giờ lên lớp và chất lượng gờ lên lớp.

Từ kinh nghiệm của Nhật, Trung quốc, Việt Nam cần phải có chính sách khen thưởng về vật chất, tinh thần đối với những người có thành tích cao, có cống hiến tài năng thực sự cho ngành, tránh tình trạng chạy theo thành tích hư danh nặng về số lượng, nhẹ về chất lượng. Ngoài ra, nhà nước sớm cần phải có chính sách phụ cấp ưu đãi hơn nữa đối với đội ngũ nhân lực giáo dục (đặc biệt

này ở Trung Quốc họ đã làm rất tốt, mức phụ cấp ưu đãi này cộng với mức lương cơ bản cũng phải phản ánh, đảm bảo được tiền lương thực tế không chỉ tái sản xuất sức lao động ở mức giản đơn mà còn mở rộng đối với đội ngũ NLGD- ĐT. Cần sớm tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho họ, để họ yên tâm công tác, dành hết tâm huyết của mình cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo chung của đất nước.

* Chính sách đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ nhân lực giáo dục . Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhân lực GD - ĐT cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế thị trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng NNL GD nhà nước, ngành giáo dục cần phải dành một khoản ngân sách chi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực giáo dục dưới nhiều hình thức: Học cao học, nghiên cứu sinh hoặc dưới các hình thức khác. Việc đào tạo, bồi dưỡng này phải đảm bảo mức chi trả tối thiểu trong công tác đào tạo, nghiên cứu học tập. Mặt khác, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực này cần phải có cơ chế chính sách sử dụng họ đúng với năng lực, trình độ chuyên môn mà họ được đào tạo, tránh tình trạng đào tạo bồi dưỡng xong lại không sử dụng họ dẫn đến hiện tượng bị trôi nổi chất xám, gây lãng phí cho nhà nước, cho người học.

Cần phân cấp quản lí công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực giáo dục-đào tạo ở các cấp theo hướng tăng cường trách nhiệm, quyền hạn cho địa phương và các cơ sở GD-ĐT, nhằm tạo điều kiện cho địa phương khai thác, sử dụng hợp lí nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực GD-ĐT một cách phù hợp với nhu cầu giáo dục đa dạng của địa phương.

Tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, CBQLGD, đến năm 2010 nâng tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ lên 10%; giáo viên trung học chuyên nghiệp có trình độ sau ĐH lên 10%; giáo viên ĐH, CĐ 50% thạc sĩ và 25% tiến sĩ [55]. Thông qua bồi dưỡng cần giúp cho giáo viên nâng cao trình độ, đa dạng hóa về kiến thức, khả năng chuyên môn ứng dụng giúp họ có thể dạy nhiều môn để từ đó phát huy hơn nữa tiềm năng vốn có của mình, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực GD-ĐT như hiện nay.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng NNL GD - ĐT dưới nhiều hình thức: gửi cán bộ đi học tập ở

nước ngoài, mời các chuyên gia các nhà quản lý giáo dục giỏi bồi dưỡng tại chỗ hoặc liên kết phối hợp giảng dạy, quản lý, nghiên cứu khoa học giữa ta với các tổ chức quốc tế hoặc với các nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, tăng cường kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn NNL GD - ĐT. Đặc biệt Bộ GD - ĐT cần có kế hoạch cụ thể nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ NNL GD - ĐT một cách thường xuyên nhất là đội ngũ NLL là lãnh đạo chủ chốt ở Bộ, Sở hoặc cán bộ giảng dạy ở một số ngành quan trọng cần thiết.

Việc sử dụng đội ngũ nhân lực cần phải có chính sách thu hút những người làm việc ngoài ngành giáo dục tham gia giảng dạy quản lý GD tại các trường học, nhất là các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề. Hiện nay ở nước ta có một đội ngũ đông đảo các cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ cao cả ở trong nước và đang làm việc ở nước ngoài, các nghệ nhân, thợ cả đang làm việc ở khắp các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nếu lôi cuốn được đội ngũ nhân lực này sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt của đội ngũ nhân lực giáo dục, vừa giúp cho ngành GD ( các trường ) không bị tụt hậu quá xa so với những tiến bộ khoa học - công nghệ đang phát triển nhanh như hiện nay. Hơn nữa việc sử dụng đội ngũ này cũng sẽ góp phần tiết kiệm được một khoản kinh phí đào tạo không nhỏ khi mà nguồn ngân sách của nhà nước còn đang hạn hẹp.

Cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ NNL GD - ĐT cần có sự chỉ đạo từ nhà nước, bộ đến các bàn ngành một cách nhất quán, thống nhất, đồng bộ, tránh tình trạng đơn vị này áp dụng, đơn vị kia không thực hiện gây ảnh hưởng đến tâm lý đội ngũ nhân lực.

Việc sắp xếp, điều động, phân bổ NNL GD-ĐT cần phải khách quan có căn cứ trên cơ sở năng lực trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị của từng người; căn cứ yêu cầu đòi hỏi thực tế của từng địa phương, từng vùng và ở từng thời kỳ cho phù hợp tránh tình trạng chồng chéo hoặc làm xáo trộn gây ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng của đội ngũ nhân lực GD-ĐT như ở một số địa phương, vùng hoặc làm công việc không đúng với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân lực GD-ĐT giữa các vùng, miền, giảm khoảng cách xa về sự chênh lệch đối với chất lượng NNL GD-ĐT nói riêng và chất lượng đào tạo NNL nói chung cho cả nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w