Xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực giáo dục-đào tạo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Trang 39)

Xã hội hoá phát triển NNL GD - ĐT, thực chất là huy động có hiệu quả sức mạnh các thành phần kinh tế trong việc đầu tư cho phát triển NNL GD - ĐT bao gồm: Nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nguồn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, trong đó xác định nguồn từ ngân sách Nhà nước chủ yếu và quyết định. Nguồn từ ngân sách Nhà nước cần phải tăng tỷ trọng cho việc đầu tư phát triển NNL GD - ĐT cả về chi cho trả lương, phụ cấp ưu đãi, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và các hoạt động khác. Dự kiến ngân sách nhà nước dành cho bồi dưỡng, chuẩn hoá các loại hình giáo viên đến năm 2010 đạt 350 tỷ; đào tạo, bồi dưỡng khoảng 60% cho cán bộ giảng dạy ở các trường sư phạm có trình độ thạc sĩ trở lên 100 tỷ. Tổ chức biên soạn chương trình bồi dưỡng 50 tỷ [55]. Đối với nguồn đầu tư ngoài ngân sách cần huy động nguồn đầu tư của các tổ chức cá nhân, trong và

sáng chế giúp các tổ chức cá nhân ứng dụng khoa học vào sản xuất kinh doanh đem lại lợi ích kinh tế cao đồng thời giúp cho đội ngũ nhân lưc GD-ĐT ở một số lĩnh vực: Khoa hoc, kĩ thuật, tin hoc… được tiếp cận công nghệ, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Xã hội hoá phát triển NNL GD-ĐT, Nhà nước và ngành GD - ĐT cần xây dựng hợp tác quốc tế về phát triển NNL GD - ĐT, thông qua các chương trình, dự án ngắn hạn và dài hạn ( dự án đào tạo đội ngũ giáo viên ở các cấp, cán bộ quản lý GD chủ chốt ở cấp Bộ, Sở…)trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuẩn hoá trình độ cho đội ngũ NNL GD - ĐT. Tận dụng các nguồn viện trợ thông qua các chương trình hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ để tăng cường đầu tư cho đào tạo NNLGD-ĐT và phát triển NNLGD-ĐT hiện có.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng ; khuyến khích các nhà khoa học nước ngoài và Việt kiều tham gia vào quá trình đào tạo và chuyển giao nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, khuyến khích việc tiếp nhận học bổng do các nước, các tổ chức quốc tế và các cá nhân trao tặng trong việc đào tạo NLGD-ĐT.

Trong việc huy động trên xác định, việc huy động cho PTNNLGD-ĐT phải là quan trọng nhất. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sư phạm, các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước nhằm hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực giáo dục đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước.

Huy động các nguồn lực trên cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước để có chiến lược, dự án đào tạo và phát triển NNL GD - ĐT không chỉ trong những năm trước mắt mà còn tính chiến lược lâu dài trong tương lai vì việc phát triển NNL GD - ĐT đòi hỏi phải có thời gian lâu dài mới có được một nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng mới đáp ứng được sự phát triển về quy mô, loại hình đào tạo trong các cấp bậc học trong giai đoạn phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w