Động thái cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục-đào tạo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Trang 32)

2.1.3.1. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

* Giáo viên mầm non, phổ thông

Cơ cấu nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT còn bất hợp lý. Mặc dù số giáo viên các cấp học đều tăng trong những năm qua nhưng sự gia tăng đó không đồng đều giữa các loại hình giáo viên giữa các cấp bậc học trong toàn ngành. Trong số loại hình giáo viên phổ thông tình trạng cơ cấu bất hợp lý vẫn còn diễn ra, tỷ lệ cơ cấu giáo viên so với quy mô học sinh, sinh viên còn chưa tương xứng, còn thiếu giáo viên một số môn như: Giáo viên Nhạc hoạ, Thể dục, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Công nghệ trong khi lại thừa giáo viên ở một số môn: văn, toán, ngoại ngữ… Điều này thể hiện là ở rất nhiều địa phương có tổng biên chế giáo viên đủ, thậm chí thừa, nhưng lại thiếu những loại hình giáo viên như ngoại ngữ, Nhạc, Kỹ thuật.

Về cơ cấu trình độ của giáo viên Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ở nước ta trong những năm qua đã có sự thay đổi, nâng lên. Nhưng nhìn chung tỷ lệ % cơ cấu của giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề còn nhiều hạn chế.

Tỷ lệ % giáo viên Trung học chuyên nghiệp đạt trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ còn rất khiêm tốn, chưa có giáo viên nào mang phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư.

Các trường, khoa sư phạm kỹ thuật hiện nay chỉ đào tạo được giáo viên cho khoảng 20 ngành, nghề trong tổng số gần 500 ngành, nghề đang được đào tạo trong các cơ sở dạy nghề trung học chuyên nghiệp. Như vậy còn nhiều ngành, nghề khác không đào tạo giáo viên, nguy cơ đội ngũ giáo viên thiếu sẽ diễn ra trong những năm tới.

Cơ cấu đối với giáo viên dạy nghề tình trạng bất hợp lý vẫn còn diễn ra, còn thiếu giáo viên dạy nghề ở một số lĩnh vực: Xây dựng, Du lịch, dịch vụ, nông nghiệp. Tỷ lệ % giáo viên có trình độ trên ĐH, trình độ bậc cao và trình độ sư phạm trong tổng số giáo viên trong cả nước còn rất thấp

Nhìn chung đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay còn bị hạn chế về nhiều mặt:

- Mặt bằng trình độ không đồng đều; - Trình độ tay nghề còn thấp;

- Trình độ sư phạm còn hạn chế;

- Thiếu hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới;

- Trình độ ngoại ngữ, tin học yếu; không đủ khả năng thích ứng với nhu cầu thay đổi của tiến bộ khoa học - kỹ thuât và sản xuất.

2.1.3.2. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Về cơ cấu, trình độ đội ngũ CBQL GD, do chưa thống kê đầy đủ của tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước mà chỉ thu thập được từ báo cáo của 49 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cơ quan Bộ GD và ĐT và Trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD và ĐT thì nhìn chung hiện nay cơ cấu trình độ đội ngũ của cán bộ GD còn chưa phù hợp với yêu cầu của sự phát triển quy mô GD - ĐT và sự nghiệp đổi mới nền kinh tế của đất nước. Tỷ lệ cán bộ quản lý giáo dục ở độ tuổi 50 - 60 còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cán bộ. Năm 2003-2004 chỉ tính riêng số cán bộ là hiệu

50-60: 11.413 người, tuổi từ 40-45 (6.023 người), tuổi từ 31-35 (1.274 người); cơ cấu tuổi của cán bộ lãnh đạo là phó Hiệu trưởng (phổ thông), độ tuổi từ 50-60 chiếm khoảng 35%(trong tổng số 24.033 người), tỷ lệ % cán bộ có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ… vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra hiện nay, nên phần nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của sự nghiệp phát triển GD - ĐT ở nước ta.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam (Trang 32)