Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế

57 340 0
Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Nhân Ngọc Dũng 2. Vũ Mai Anh 3. Nguyễn Việt Hải 4. Đặng Đình Khánh 5. Nguyễn Khánh Toàn 6. Đào Minh Quân Nhóm 6 – TCDN21 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - MỤC LỤC Nhóm 6 – TCDN21 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - LỜI MỞ ĐẦU Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế cho đến nay Việt nam đã có nhiều sự phát triển vượt bậc. Nhiều văn bản pháp lý liên quan tới thương mại được ban hành như Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luật đầu tư nước ngoài, pháp lệnh bán phá giá, thuế chống bán phá giá làm cho kinh tế Nước ta phát triển tương đối ổn định. Với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Trong khi một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới, đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Điều này gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp Nước ta. Bên cạnh đó, do việc văn bản pháp lý về thuế chống bán phá giá mới được ban hành nên việc thực thi còn khó khăn. Chính vì vậy, Việt nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc kiện các doanh nghiệp nước ngoài, áp thuế họ khi họ bán phá giá vào nước ta. Điều này làm thiệt hại đáng kể tới các nhà sản xuất trong nước, làm giảm giá, nguy cơ nhiều doanh nghiệp bị phá sản do sự cạnh tranh của nước ngoài. Với những lý do như vậy cùng việc tìm hiểu thực trạng về thuế chống bán phá giá của Việt Nam hiện nay nên nhóm em lựa chọn đề tài “ Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế”. Bố cục của bài thảo luận gồm ba phần: Phần I: Lý luận chung về thuế chống bán phá giá Phần II: Thực trạng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam Phần III: Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam Nhóm 6 – TCDN21 1 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ I. Bán phá giá 1. Bán phá giá và ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá 1.1. Bán phá giá là gì? Bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu ( bán sang thị trường nước khác ) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu. Ví dụ: sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá(X) nhưng lại được xuất khẩu sang thị trường nước B với giá(Y) (Y<X) thì xảy ra hiện tượng bán phá giá đối với sản phẩm đó xuất khẩu từ A sang B. Một cách đơn giản hơn, có thể hiểu nếu giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa ( giá thông thường ) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó Tuy nhiên, việc xác định giá nội địa là bao nhiêu? Là giá bán buôn hay giá bán lẻ? Giá xuất khẩu là bao nhiêu? Điều này đang rất khó khăn. Bán phá giá thường bị coi là hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì có thể mua hàng với giá rẻ hơn; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể là yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó; giá giảm có thể là động lực thúc đẩy ngành sản xuất trong nước tự đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh… Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị lên án và phải chịu thuế chống bán phá giá. Theo qui định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện cụ thể. Hiện tượng bán phá giá xảy ra đều do muốn đạt được các mục tiêu cụ thể nên sẽ do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu được tổng hợp thành những nhóm nguyên nhân sau: - Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu gạo bởi vì cạnh tranh giá gạo bây giờ ảnh hưởng lớn đến việc đạt các mục tiêu quan trọng khác. Mỹ sẵn sàng bỏ Nhóm 6 – TCDN21 2 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - ngân sách mua phần lớn số gạo trên thị trường thế giới rồi bán phá giá. Điều này làm cho nhiều nước xuất khẩu gạo phải lao đao và sẽ phải chịu vòng phong toả của Mỹ. Chẳng hạn, giá xuất khẩu gạo của Mỹ khoảng 400USD/ tấn, nhưng các nhà xuất khẩu gạo Mỹ sẵn sàng mua với giá 500USD/ tấn, thậm chí cao hơn đến 800USD/tấn, và họ cũng sẵn sàng bán ra thị trường thế giới chỉ bằng 60 - 70%, thậm chí đến 40% giá mua. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thành của chính nông dân Mỹ sản xuất ra. Như vậy, Mỹ có thể sẵn sàng bỏ ra 700 - 800 triệu USD/ năm để tài trợ giá xuất khẩu gạo nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Chính vì điều này mà mặc dù sản lượng gạo của Mỹ hàng năm thấp nhưng Mỹ lại thao túng giá gạo trên thị trường thế giới. - Do có các khoản tài trợ của Chính phủ Chính phủ các nước phương Tây coi tài trợ là con đường ngắn nhất để đạt đuợc sự cân bằng kinh tế và đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách tối ưu. Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích sau: Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩu Duy trì mức sử dụng nhất định đối với các yếu tố sản xuất như lao động và tiền vốn trong nền kinh tế. Các khoản tài trợ có thể được cấp cho người sản xuất cũng như cho người tiêu dùng, nhưng về mặt tác động kinh tế thì chúng đều như nhau vì đều đưa đến những hệ quả tương tự. Những hình thức tài trợ chủ yếu là: Trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi, sự tham gia của Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như hỗ trợ xuất khẩu: Trợ cấp: Đặc điểm cơ bản của trợ cấp là hướng vào giúp đỡ phát triển sản xuất. Ở các nước công nghiệp phát triển, các khoản trợ cấp chiếm một nửa toàn bộ khối lượng tài trợ. Tỷ trọng của các khoản trợ cấp cho từng ngành trong tổng số giúp đỡ của Chính phủ có sự khác nhau đáng kể giữa các nước. Như ở Anh, Ý, Hà Lan thì trợ cấp chiếm phần lớn. Ưu đãi về thuế: Những ưu đãi về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho một số ngành trong một số loại hoạt động riêng biệt. Chúng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước, mặc dù ít khi được phản ánh trong các chỉ tiêu của Chính phủ vì chúng là ngoại lệ khi áp dụng các thuế suất chuẩn. Ở Anh, Bỉ, Đan Mạch, giá trị của chúng không lớn, còn ở Mỹ thì tổng số ưu đãi về thuế cho công nghiệp lớn gấp 3 lần khối lượng trợ cấp. Nhóm 6 – TCDN21 3 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - Ưu đãi về tín dụng: Những ưu đãi về tín dụng là sự cho vay của Chính phủ với điều kiện hấp dẫn hơn là tìm kiếm trên thị trường vốn. Ở các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế Châu Âu khoảng 14% tổng khối lượng giúp đỡ cho công nghiệp được thực hiện dưới hình thức tín dụng ưu đãi. Phần lớn khối lượng tín dụng của Chính phủ Nhật bản cấp cho các hãng vừa và nhỏ với lãi suất thấp hơn ở lãi suất thị trường vốn 0,5%. Các Chính phủ cũng thường xuyên bảo đảm các khoản tín dụng, tức là bảo lãnh cho các công ty vay mà không trả nợ được. Phương pháp tài trợ này thường dùng cho các hợp đồng xuất khẩu để đảm bảo cho các công ty xuất khẩu của nước mình. Theo đánh giá, quy mô của tài trợ này chiếm vào khoảng từ 2% đến 8% tổng tài trợ công nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển. Tham gia của Chính phủ vào chi phí kinh doanh: Sự tham gia của Chính phủ vào chi phí kinhdoanh thường là 15% tổng tài trợ trở xuống. Từ thập kỷ 80 đến nay, phần sở hữu Nhà nước trong hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm. Phương pháp này được sử dụng để bù đắp những tổn thất trong những lĩnh vực kinh tế riêng đang suy thoái. Hiện nay, tài trợ công nghiệp vẫn được Chính phủ các nước phương Tây duy trì ở mức khá cao. Trên thực tế, các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới, trang bị máy và thiết bị hiện đại, nghĩa là giúp các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu. - Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường. Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các chủ doanh nghiệp thường chất đống hàng hoá của mình, châm lửa đốt, hoặc đổ xuống biển để giữ giá, nhất định không bán phá giá. Còn hiện nay, ở các nước kinh tế phát triển, gặp trường hợp này, nhà buôn có thể chọn một trong hai giải pháp thường dùng. Trước hết là lưu kho chờ ngày giá lên. Nhưng lưu kho đòi hỏi phải có chỗ chứa, và chỉ áp dụng được với những mặt hành không bị hư hỏng. Giải pháp thứ hai là bán xôn. Nhiều khi đây là giải pháp duy nhất đối với một số mặt hàng: thực phẩm sắp hết thời hạn sử dụng, máy vi tính đời cũ, một số kiểu giầy, quần áo hết mốt Nhiều cửa hàng lớn ở Pháp ngay từ khi vào mùa đã có số hàng tồn đọng lên tới 50% số dự trù bán ra. Hàng tồn kho này sẽ nhanh chóng được mang bán với giá Nhóm 6 – TCDN21 4 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - khuyến mãi thấp hơn 30% giá bán thông thường. Đến cuối mùa, số hàng tụt xuống còn vài phần trăm, được nhượng lại cho dân bán xôn chuyên nghiệp với giá chỉ bằng 1/10 giá cũ. Dân chuyên nghiệp sẽ đẩy hết hàng ra nước ngoài, chủ yếu là sang Châu Phi, Châu Á và Đông Âu. - Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh. Các hãng nước ngoài sử dụng công cụ bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của các nước nhập khẩu. Sau khi đã giành được vị trí khống chế thị trường, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng hoá nội địa thì các hãng nước ngoài sẽ thực hiện mục tiêu cuối cùng của mình là tăng giá, tìm cách thao túng thị trường để thu được lợi nhuận tối đa. - Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này: Khi đó họ có thể áp dụng công cụ bán phá giá để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngoại tệ. - Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu Theo số liệu của Văn phòng Quốc tế về lao động trẻ em (BIT) thì trên toàn thế giới hiện có tới 250 triệu trẻ em từ 5 - 14 tuổi đang tham gia một hoạt động kinh tế. Còn theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) thì tại các nước nghèo, cứ 4 trẻ em thì có một trẻ em làm việc như người lớn. Việc sử dụng lao động trẻ em và sử dụng lao động tù nhân ngoài việc mang lại siêu lợi nhuận, nó còn là cách để cạnh tranh đối với các đối thủ làm ăn. Nhờ giá nhân công rẻ mạt, người ta có thể hạ giá thành sản phẩm, xuất khẩu hàng hoá bán phá giá ở nước ngoài. - Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm, đã bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác và hàng nhập lậu với khối lượng lớn. Để làm được việc đó, họ tìm cách bán phá giá trên thị trường, có lúc bán ồ ạt chịu lỗ từ 10 -20% so với giá vốn nhập khẩu để nhanh chóng thu hồi vốn, đi buôn mặt hàng khác có lãi suất cao hơn, không những đủ bù lỗ số hàng nhập trả chậm, mà còn có lãi lớn. Năm 1995, ba mặt hàng quan trọng đã bị bán phá giá theo cách tính toán trên là xăng dầu, thép xây dựng và phân bón. Cuối năm 1995, giá phân Urê Indonesia nhập vào Việt nam đang ở mức cao (260-265USD/ tấn CIF Cảng Sài gòn), nhưng giá bán buôn cả tàu tại Tân Quy, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục giảm xuống chỉ còn Nhóm 6 – TCDN21 5 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - 245đồng/kg. Ngoài ra, hàng ngoại nhập lậu với khối lượng lớn trong những năm vừa qua thu được lợi nhuận siêu ngạch từ việc trốn thuế nhập khẩu đã chiếm lĩnh thị trường với giá cạnh tranh so với hàng sản xuất trong nước, loại khỏi thị trường các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tóm lại, có rất nhiều trường hợp các hãng nước ngoài có thể xuất khẩu hàng của mình sang thị trường nước khác với giá thấp hơn giá nội địa và thậm chí thấp hơn cả chi phí sản xuất, nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều có thể gán cho cái tên “bán phá giá” để áp dụng các biện pháp ngăn cản. Trong nhiều trường hợp làm như vậy chỉ tạo ra một sự bảo hộ không cần thiết cho ngành sản xuất trong nước, làm giảm lợi ích của người tiêu dùng cũng như của toàn xã hội. Theo qui định của Tổ chức Thương mại quốc tế (World Trade Organisation – WTO) và pháp luật nhiều nước, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. 1.2. Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá Theo hình, trước khi có việc hang hóa của các nước khác được bán vào thị trường một nước với giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu mặt hang đó cân bằng ở điểm E, với giá P1 và lượng tiêu thụ Q1, hoàn toàn là sản xuất trong nước. Tuy nhiên, khi có nguồn hang hóa nước ngoài bán với giá thấp hơn là P2, lượng tiêu thụ tăng lên Q2, trong đó lượng hang sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn Q’2, lượng hàng nhập khẩu là Q2-Q’2. Nhóm 6 – TCDN21 6 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - Từ đây ta thấy được thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng diện tích hình thang ABCE. Như vậy, có thể thấy được tác động của việc bán phá giá là gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Về tổng thể toàn xã hội được lợi bằng diện tích tam giác CDE. Như vậy, việc bán phá giá không phải chỉ mang tính chất tiêu cực nên cần có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi trường hợp bán phá giá để xem xét mọi tác động để từ đó có biện pháp đối phó thích ứng. Có thể hình dung các trường hợp bán phá giá sau: - Giá xuất khẩu thấp hơn giá trị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất. Trường hợp này có thể xảy ra khi một hãng chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền ở thị trường nội địa xuất phát từ điều kiện tự nhiên hoặc do được hưởng lợi thế từ hàng rào thương mại, nhưng phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu. Khi đó, vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, hãng đó sẽ lợi dụng vị thế độc quyền của mình để ấn định giá bán trong nước cao hơn, chừng nào thị trường đó còn chấp nhận được. Trong khi đó, do phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu, hãng đó chỉ có thể bán với giá đang tồn tại ở thị trường đó. Như vậy đã xảy ra việc bán phá giá như định nghĩa trên. Nếu việc bán phá giá này không làm giá ở thị trường nước xuất khẩu thay đổi (do cạnh tranh ở đây hoàn hảo), sẽ không làm ảnh hưởng tới lợi ích của nước nhập khẩu, và vì thế sẽ không cần thiết phải có biện pháp chống đối lại. Tuy nhiên, việc bán phá giá này xảy ra với một lượng lớn và trong thời gian dài, làm giảm giá ở thị trường nước nhập khẩu sẽ gây tác động tới lợi ích của nước nhập khẩu. Người tiêu dùng sẽ được lợi từ giá thấp nhưng ngược lại các nhà sản xuất và công nhân trong ngành công nghiệp đó sẽ bị thiệt hại vì lợi nhuận và lương bị giảm. Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu phụ thuộc vào việc lợi ích của người tiêu dùng có lớn hơn thiệt hại của người sản xuất và công nhân hay không. Ngay cả trong trường hợp về tổng thể nước nhập khẩu bị thiệt hại cũng khó có lý do để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa của hãng đó nhằm khắc phục thiệt hại bởi vì hãng đó có thể lập luận rằng do điều kiện thị trường nước nhập khẩu là canh tranh, bất kỳ hãng nào cũng có thể tham gia thị trường đó và làm cho giá giảm xuống. Tuy nhiên, để khắc phục thiệt hại, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp được phép như tự vệ. Nhóm 6 – TCDN21 7 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - - Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và tất nhiên là thấp hơn giá thị trường trong nước. Trong trường hợp này còn có thể xảy ra một số tình huống khác nhau, tùy thuộc vào định nghĩa chi phí sản xuất: chi phí bình quân hay chi phí cận biên. Trước hết, ta cần phân biệt được chi phí bình quân và chi phí cận biên. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi. Chính chi phí lề là yếu tố quyết định trong việc định giá của một hãng trong thời gian ngắn hạn khi phải chịu chi phí nhất định để thâm nhập vào một thị trường. Chi phí bình quân là chi phí được tính bằng tổng tất cả các chi phí một hãng phải chịu chia cho lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí cận biên là chi phí phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Khi nhu cầu của thị trường bị giảm, kéo theo giá thị trường giảm và các hãng theo đó cũng phải giám giá bán. Nếu giá bán thấp hơn chi phí bình quân, hãng đó sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, khi một phần chi phí là cố định không phụ thuộc vào lượng sản xuất, mức độ lỗ sẽ phụ thuộc vào lượng hàng bán ra và vào mức chi phí lề. Nếu giá bán vẫn cao hơn chi phí cận biên, hãng vẫn tiếp tục bán với hy vọng sau một thời gian ngắn thị trường sẽ phục hồi hoặc chỉ để giảm thiệt hại trước khi rút lui khỏi thị trường đó. Đây là sự phản ứng rất bình thường của các hãng đối với sự thay đổi của thị trường, kể cả các hãng nước ngoài và hãng nội địa. Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhập khẩu là bất hợp lý vì như vậy sẽ đối xử không công bằng giữa hãng nội địa và hãng nước ngoài. Tuy nhiên, một nước vẫn có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ cho các hãng nội địa giảm nhẹ thiệt hại dưới hình thức các biện pháp tự vệ. 2. Xác định bán phá giá Việc xác định hành vi bán phá giá được thông qua sự so sánh giữa giá thông thường và giá xuất khẩu. X = Giá thông thường(giá TT) – Giá xuất khẩu(giá XK) X > 0  có bán phá giá Biên độ phá giá được tính theo công thức : BĐPG = ( Giá TT – Giá XK )/Giá XK Nhóm 6 – TCDN21 8 [...]... hại của thuế chống bán phá giá cuối cùng 3.3 Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 3.3.1 Việc áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá của WTO Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế tư ng đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định Đối với một sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng... gian, có thể từ hai đến ba năm Hơn nữa, thuế chống bán phá giá chỉ được hoàn khi mức thuế vượt quá biên độ phá giá, trong khi phần lớn các trường hợp EU đều đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá 3.4 Hiệu lực thuế chống bán phá giá Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá được áp dụng để ngăn chặn việc bán phá giá và loại bỏ các thiệt hại do việc bán phá giá gây ra Vì vậy, thuế này sẽ được duy trì cho đến khi... quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá) + Áp đặt thuế chống bán phá giá bằng hay dưới biên độ phá giá? Do vậy, về mặt lợi ích xã hội việc áp dụng thuế chống bán phá giá là một hình thức xử phạt đối với việc bán phá giá hàng hóa của nước xuất khẩu có tác dụng giống như thuế nhập khẩu thông thường theo tỷ lệ phần trăm Hơn nữa, thuế chống bán phá giá còn có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước nhập khẩu... nếu thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu lực Nhóm 6 – TCDN21 23 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - PHẦN II: THỰC TRẠNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM I Bối cảnh quốc tế Năm 1995, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của WTO và một số các hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định về chống. .. có cam kết về giá) Trong mọi trường hợp, mức thuế chống bán phá giá không được cao hơn biên độ phá giá tính toán 3.2 Các hình thức hồi tố thuế chống bán phá giá Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có hiệu lực hồi tố thực chất là truy thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước nhập khẩu trước thời điểm quyết định áp đặt thuế được ban hành Nguyên tắc chung là thuế chống bán phá giá không áp dụng... kinh tế- xã hội - Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu Đây là loại thuế nhằm Nhóm 6 – TCDN21 12 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - chống lại việc bán phá giá và... kê của WTO trong giai đoạn từ năm 1995 đến 30/6/2008, các nước thành viên WTO đã tiến hành điều tra chống bán phá giá tổng 3305 vụ, trong đó 2106 vụ dẫn tới việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá( chiếm 63.7%) Điều này thể hiện, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá Các loại mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá thường là... một số sản phẩm công cơ khí, v.v Trong đó, từ năm 1994 Việt Nam có liên quan đến 29 vụ kiện chống bán phá giá trong đó có 17 vụ kiện bị áp đặt thuế chống bán phá giá( chiếm gần 60%) Bảng dưới đây thể hiện tỷ lệ các vụ kiện chống bán phá giá năm 2008 theo ngành: (Nguồn: www.chongbanphagia.vn) Nhóm 6 – TCDN21 25 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế ... quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá) - Áp đặt thuế chống bán phá giá bằng hay dưới biên độ phá giá? (ADA khuyến khích các nước nhập khẩu áp đặt mức thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu mức thuế này đã đủ loại bỏ thiệt hại) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải được thực hiện trên nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu liên quan từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây thiệt... việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, tập trung trong một Hiệp định về chống bán phá giá của WTO – Hiệp định ADA(Anti-dunping Agreement) - Tác động của thuế chống bán phá giá: Khi đã có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định 2 vấn đề: + Có áp đặt thuế chống bán phá giá hay không? (nghĩa là . áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam Nhóm 6 – TCDN21 1 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ I. Bán phá giá 1. Bán phá giá và ý. TCDN21 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - MỤC LỤC Nhóm 6 – TCDN21 Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế - LỜI MỞ ĐẦU Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế cho. của thuế chống bán phá giá cuối cùng. 3.3. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 3.3.1. Việc áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá của WTO Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá

Ngày đăng: 19/04/2015, 23:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan