II. Thực trạng việc áp dụng thuế chống bán phá giá của nước ta
1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt Nam
1.3. Các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có nhiều vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam theo pháp luật nội địa của nước nhập khẩu. Sau khi gia nhập WTO, thực tế này không thay đổi, hàng hóa Việt Nam vẫn có thể bị kiện, bị áp thuế chống bán phá giá ở các thị trường theo trình tự và thủ tục cũ.
Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, liên quan đến các vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài thì có thể có một số điểm mới thuận lợi hơn:
- Trường hợp nước tiến hành điều tra không tuân thủ các quy định liên quan trong WTO thì Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để khiếu nại, khiếu kiện qua đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp.
- Mặc dù nước ta vẫn bị xem là nền kinh tế phi thị trường đến 31/12/2018 nhưng theo cam kết, các nước không còn được tự do lựa chọn biện pháp, quy tắc tính toán với doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện nữa mà phải hành động trong khuôn khổ những điều kiện nhất định.
Tính từ vụ kiện đầu năm 1994 đến 8/2009 hàng hóa xuất khẩu của chúng ta đã phải đối mặt với tống cộng 34 vụ điều tra chống bán phá giá tại thị trường nước ngoài(với 17 vụ đã bị áp thuế chống bán phá giá chính thức và 1 vụ bị áp thuế tạm thời chiếm gần 53%). Trong đó, số vụ kiện trong hai năm 2007 và 2008 là 6 vụ(chiếm tới trên 20% tổng số vụ từ trước tới nay), trong đó 1 vụ đã áp thuế chính thức, 3 vụ đang áp thuế tạm thời, 1 vụ không áp thuế và 1 vụ hiện chưa có kết luận.
Đáng chú ý các nước kiện chống bán phá giá Việt Nam chủ yếu trong hai năm 2007, 2008 là: Ấn Độ - nước đang phát triển với 3 vụ (đèn huỳnh quang, đĩa ghi, sợi vải) và Thổ Nhĩ Kỳ - nước mới công nghiệp hóa với 2 vụ(bật lửa ga và vải nhựa). Nhìn vào thực tế này có thể thấy: không phải chỉ các thị trường xuất khẩu
lớn mới có nguy cơ kiện, không phải chỉ mặt hàng xuất khẩu trọng điểm mới có nguy cơ bị kiện.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, dù chưa bị kiện những nhiều mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam luôn bị đặt trong tình trạng “báo động đỏ” về khả năng bị kiện chống bán phá giá. Cụ thể, ngay từ thời điểm 11/1/2007, Hoa Kỳ cũng bắt đầu chương trình giám sát đặc biệt đối với một số nhóm hàng dệt may của Việt Nam và có thể khởi xướng điều tra chống bán phá giá khi đủ điều kiện. Cùng với đó, sự gia tăng mạnh về lượng xuất khẩu của một số mặt hàng khác (như đồ gỗ, bao bì nhựa…) vào thị trường Hoa Kỳ cũng khiến cho tình hình trở nên “căng thẳng”. Hơn nữa, năm 2009 là năm xảy ra nhiều vụ kiện chống bán phá giá phức tạp nhưng đang có kết quả tốt. Chi tiết xem ở phụ lục II.