Khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với tranh chấp bán phá giá

Một phần của tài liệu Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế (Trang 29)

II. Thực trạng việc áp dụng thuế chống bán phá giá của nước ta

1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt Nam

1.1. Khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với tranh chấp bán phá giá

Đối phó với biện pháp chống bán phá giá của các đối tác thương mại khác là rất khó khăn và phức tạp nên cần phải có tiềm lực kinh tế mạnh, có kinh nghiệm trong thương mại quốc tế và có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và cộng đồng doanh nghiệp, thì cơ hội thắng cuộc một cách chủ động không cao mà nhiều khi phụ thuộc vào chính sự cân bằng quyền lợi của các nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ đối tác đó. Vai trò của ta trong những trường hợp này đôi

khi chỉ là hậu thuẫn cho những nhóm bị thiệt hại do các biện pháp chống bán phá giá gây ra mà thôi.

Để có thể đánh giá khách quan những khó khăn của ta trong các vụ tranh chấp liên quan tới bán phá giá, trước hết ta cần xem xét tiến trình chung của mỗi vụ tranh chấp ở nước nhập khẩu và nước xuất khẩu:

- Các hoạt động tại nước nhập khẩu

Tại nước nhập khẩu, trước hết các nhà sản xuất một mặt hàng nào đó thấy lo ngại trước áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu tương tự do giá nhập khẩu ngày càng thấp, kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng hoặc cả hai nhân tố đó. Các nhà sản xuất có thế có những hành động cụ thể để lên tiếng về tình hình khó khăn của họ theo các kênh thông tin chính thức hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp đó họ có thể liên kết nhau lại để thu thập các thông tin cần thiết về hàng nhập khẩu mà họ phải cạnh tranh, đồng thời vận động cách chính khách, các quan chức chính phủ ủng hộ họ trong việc tiến hành điều tra phá giá, đặc biệt là hậu thuẫn việc họ bị thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Tiếp đó, các nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ nộp đơn yêu cầu điều tra phá giá, chính thức buộc chính phủ của họ phải giải quyết yêu cầu của họ theo luật định.

Khi nhận được đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn dựa trên ba tiêu chí chủ yếu là đơn có đại diện cho ngành không và các nhà sản xuất ủng hộ đơn có lớn hơn các nhà sản xuất phản đối đơn hay không, tiếp đó sản phẩm của ngành có phải là sản phẩm tương tự với mặt hàng nhập khẩu đang bị coi là bán phá giá hay không, ngoài ra biên độ giá có cao hơn 2% và kim ngạch nhập khẩu có cao hơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó hay không.

Khi cơ quan có thẩm quyền cho rằng đơn đã hợp lệ, họ sẽ tiến hành điều tra sơ bộ về phá giá và thiệt hại. Trong giai đoạn này họ có thế nghe quan điểm của các bên liên quan trong nước cũng như của các nhà xuất khẩu hoặc đại diện chính phủ của nước xuất khẩu. Cơ quan điều tra có thế gửi phiếu điều tra tới các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hay cả các nhà sản xuất ở nước xuất khẩu để thu thập các thông tin cần thiết cho việc điều tra của họ. Trong trường hợp có những bằng chứng sơ bộ cho thấy hàng nhập khẩu bị bán phá giá và điều này dẫn tới thiệt hại vật chất của ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra có thể đề xuất áp dụng các biện pháp tạm thời như đặt cọc hay thu thuế tạm thời. Nếu các

nhà xuất khẩu tự nguyện đưa ra đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu hay ngừng việc bán phá giá thì họ cũng phải cân nhắc xem có chấp nhận hay không. Trong trường hợp chấp nhận biện pháp cam kết giá thì cơ quan điều tra vẫn có thế tiếp tục điều tra phá giá và thiệt hại.

Giai đoạn nhạy cảm nhất là giai đoạn cơ quan điều tra cân nhắc quyết định cuối cùng áp dụng hoặc không áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong trường hợp quyết định cuối cùng là áp dụng thì đi kèm với nó là thuế suất thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, công việc của cơ quan điều tra không chấm dứt ngay sau khi đưa ra quyết định cuối cùng. Những công việc liên quan sau đó cũng ảnh hưởng lớn tới nhà xuất khẩu, đặc biệt là những công việc liên quan tới truy thu thuế, rà soát việc áp dụng và đối xử với những nhà xuất khẩu không được điều tra phá giá.

- Các hoạt động tại nước xuất khẩu:

Toàn bộ các hoạt động tại nước xuất khẩu liên quan tới các vụ tranh chấp bán phá giá gắn chặt với từng hoạt động tại nước xuất khẩu với mục tiêu là làm sao để cơ quan điều tra của nước nhập khẩu không đưa ra bất kỳ một quyết định nào không có lợi cho mình. Những hoạt động rõ nhất là nước xuất khẩu phải vận động các nhà sản xuất tai nước nhập khẩu không nộp đơn, khi đã nộp đơn thì vận động cơ quan có thẩm quyền không điều tra phá giá và thiệt hại. Sau đó nếu vụ việc vẫn tiếp diễn thì nước xuất khẩu lại phải tiếp tục vận động cơ quan điều tra không áp dụng các biện pháp tam thời cũng như phải cân nhắc có đưa ra cam kết tăng giá xuất khẩu hay không. Nếu tất cả các cố gắng trên không đạt kết quả mong đợi thì nước xuất khẩu phải vận động cơ quan điều tra không ra quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc làm sao để thuế suất là thấp nhất…

Các hoạt động trên rất phức tạp và có thể diễn ra đồng thời chứ không nhất thiết phải tiến hành tuần tự. Trong quá trình vận động, nước xuất khẩu phải tranh thủ sự ủng hộ của các nhà sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu là đầu vào tại nước nhập khẩu cũng như người tiêu dùng cuối cùng của mặt hàng liên quan.

Về hình thức thì tranh chấp liên quan tới bán phá giá chỉ mang tính thương mại, nhưng về bản chất thì đây là vấn đề mang tính chính trị nhạy cảm tại nước xuất khẩu cũng như giữa nước nhập khẩu với nước xuất khẩu. Tại nước nhập khẩu việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ động chạm trực tiếp tới lợi ích vật chất của hai nhóm lợi ích căn bản là những nhà sản xuất mặt hàng tương tự và những người tiêu dùng mặt hàng đó, trong đó phải kể tới những nhà

sản xuất sử dụng mặt hàng này như đầu vào cho quá trình sản xuất của họ. Mặc dù lợi ích chung của toàn xã hội có thể bị giảm nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhưng thông thường do sức mạnh chính trị của các nhà sản xuất cao hơn nhóm còn lại nên cơ quan có thẩm quyền vẫn đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Chính vì vậy, trong một số tranh chấp dù cho nước xuất khẩu rất tích cực vận động nhưng do bối cảnh chính trị ở nước nhập khẩu mà kết quả cuối cùng vẫn khó có thể thay đổi.

Tuy nhiên, nước xuất khẩu luôn luôn cần sử dụng sức mạnh tổng hợp để gây áp lực và thuyết phục cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu có quyết định có lợi nhất cho mình. Ngoài các cơ quan liên quan tới thương mại và các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu mặt hàng đang là đối tượng điều tra, sự tham gia tích cực của các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao, đôi khi cả cấp nguyên thủ quốc gia, là rất cần thiết cho sự vận động thành công.

- Những khó khăn chủ yếu của nước ta khi phải đối phó với tranh chấp phá giá

Dù cho phải đối mặt với việc hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra chống bán phá giá hay khi ta chủ động điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của nước khác thì có thể thấy được ta đều đang gặp rất nhiều khó khăn.

Khó khăn lớn nhất là chúng ta hầu như chưa nắm chắc về luật thương mại quốc tế liên quan tới bán phá giá. Hầu như tất cả các cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm về vấn đề này đều chưa có kiến thức về các khía cạnh kinh tế của hiện tượng bán phá giá và luật quốc tế điều chỉnh hành vi này. Cho đến nay Nước ta còn thiếu kinh nghiệm trong điều tra bán phá giá do sự tiếp cận còn có số lượng ít. Kinh nghiệm đối phó với hàng xuất khẩu của ta đều bị điều tra phá giá còn ít. Hơn nữa, giới nghiên cứu khoa học cũng chưa quan tâm đến vấn đề này. Hệ thống đào tạo về luật và thương mại cũng chưa có chương trình và đội ngũ giảng dạy về bán phá giá. Trong bối cảnh như vậy nên ta có rất ít luật sư hay nhà tư vấn nào có kiến thức đầy đủ hay có kinh nghiệm phong phú về vấn đề này.

Trong khi đó để đối phó thành công ở mỗi vụ tranh chấp về bán phá giá đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bên liên quan. Chẳng hạn, phải có một cơ quan đầu mối về các tranh chấp liên quan tới bán phá giá. Cơ quan này phải làm việc chặt chẽ với các bộ ngành liên quan. Hơn nữa, phải phối hợp hành động với

các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu hay nhập khẩu, hội bảo vệ người tiêu dùng… Có thể thấy sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm là khó khăn lớn nhất và khó khăn tiếp theo là sự phối hợp của ta còn thấp.

Khó khăn lớn thứ ba là hệ thống pháp luật về kinh tế- thương mại của Việt Nam còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Có thế thấy, hệ thống pháp luật về kinh tế thương mại của nước ta đã được xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi liên tục nhưng rõ ràng là hệ thống này còn chưa đầy đủ và phù hợp với luật thương mại quốc tế ngay. Trong lĩnh vực chống bán phá giá, chúng ta chưa có luật chặt chẽ để đối phó với hàng nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá cũng như những quy định cần thiết để đối phó với việc hàng xuất khẩu của ta bị các đối tác thương mại khác áp dụng biện pháp này.

Trong việc đối phó với biện pháp chống phá giá thì ngoài luật về chống bán phá giá chúng ta còn cần hoàn chỉnh các luật liên quan khác phù hợp với chuẩn quốc tế. Chẳng hạn, điều tra xác định biên độ phá giá là vấn đề rất phức tạp về kỹ thuật, những quy định về kế toán có tầm quan trong lớn trong những tính toán cụ thể về chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận… Nếu không có hệ thống kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế thì rất khó có thể điều tra được.

Trong việc đối phó với biện pháp chông bán phá giá cũng cần cải tổ hệ thống tòa án. Nhà nhập khẩu có thể kiện ra tòa các quyết định liên quan tới biện pháp chống phá giá của cơ quan hành chính có thẩm quyền. Trong trường hợp ta chủ động áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì hệ thống tòa án của ta sẽ gặp khó khăn để giải quyết khiếu kiện này, còn trong trường hợp ta phải đối phó với biện pháp chống phá giá của các đối tác khác thì chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm sử dụng cơ chế kiện ra tòa chống lại quyết định của các cơ quan hành chính có thẩm quyền của họ.

Trên thực tế chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bới quan hệ chính trị giữa các đối tác. Các biện pháp chống bán phá giá cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Trong trường hợp hàng xuất khẩu của Việt nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chúng ta có thể gây áp lực chính trị với họ. Nhưng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng, khoa học kỹ thuật…của chúng ta hiện nay thì áp lực chưa đủ mạnh. Ngược lại, trong trường hợp ta chủ động tiến hành điều tra áp dụng biện pháp này với hàng nhập khẩu thì có thể dự đoán rằng một số nước có thể dùng sức mạnh chính trị ép chúng ta nhân nhượng họ, chẳng

hạn họ có thể dùng những lá bài như viện trợ phát triển chính thức (ODA), gia hạn quy chế đối xử tối huệ quốc(MFN)…để đem ra mặc cả với ta.

Trong việc áp dụng hay đối phó với biện pháp chống bán phá giá, chúng ta cũng không thế không tính đến nhiều chi phí cần thiết kể cả ngoại tê. Thật vậy, nhiều khi chúng ta cần phải cử nhóm công tác ra nước ngoài để điều tra, thu thập các thông tin cần thiết, hoặc chúng ta phải tham dự các cuộc gặp do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để giải trình, cung cấp thông tin hoặc thuyết phục họ chấm dứt điều tra, chấp nhận biện pháp cam kết giá hay áp dụng mức thuế chống bán phá giá ở mức càng thấp càng tốt.

Như vậy, nước ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn với vấn đề này đòi hỏi phải đưa ra được các biện pháp kịp thời để ta có thể tránh những thiệt hại không đáng có.

1.2. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt Nam

Thị trường Việt nam đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng đa quốc gia của nhiều nước có nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ, Nhật, EU, Trung quốc, Hàn quốc... Với sự cạnh tranh như vũ bão của các công ty nước ngòai lớn mạnh hơn hẳn về mọi mặt, nhiều ngành sản xuất của Việt nam đã từng một thời làm ăn khá như: xe đạp, quạt điện, may mặc, điện tử, nước giải khát... nay bị sức ép mạnh mẽ dồn ép vào một góc thị phần nhỏ hẹp. Trong quá trình cạnh tranh, các công ty nước ngoài dùng mọi biện pháp để chiếm đoạt thị phần của đối phương, mở rộng thị phần của mình kể cả các biện pháp tiêu cực trong đó có biện pháp bán phá giá.

Tình trạng buôn lậu ở nước ta vẫn đang có chiều hướng gia tăng phức tạp làm cho hàng hoá ế thừa, hàng hết hạn sử dụng hoặc hàng kém phẩm chất tràn vào nước ta bày bán tràn lan khắp nơi gây tổn thất nặng nề cho các nhà sản xuất trong nước trong cuộc cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường.

Nhìn trên toàn cảnh, chúng ta thấy rất rõ thế suy yếu của công nghiệp nội địa nước ta trước sự cạnh tranh không bình đẳng và không trung thực của các hàng hoá nước ngoài. Đi sâu vào phân tích thực trạng đối với một số nhóm hàng, ngành hàng cụ thẻ giúp chúng ta rõ hơn hiện trạng bán phá giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trên thị trường Việt nam.

1.2.1. Ngành cơ khí

Máy móc động lực nông nghiệp bán trên thị trường nước ta hiện nay có máy mới, máy cũ, có máy nhập từ nước ngoài( Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan,

Trung quốc...), có máy chế tạo trong nước. Công nghiệp Việt nam có khoảng 100 nhà máy cơ khí của trung ương và cấp tỉnh, có khả năng sản xuất đáp ứng 60% nhu cầu trong nước nhưng đã phải nhường phần lớn thị trường trong nước cho hàng ngoại nhập, chủ yếu là hàng Trung quốc( chiếm hơn 60% thị phần). Máy nông nghiệp của Trung quốc chiếm được thị phần chủ yếu do được bán với giá thấp hơn 15%-20% so với giá máy nội địa. Cách bán máy của họ lại rất linh hoạt như hàng đổi hàng, mua trả chậm, gửi bán rồi thu tiền dần...Giá bán máy động cơ nổ của Trung quốc nhiều khi rẻ đến mức không thể tin được, chỉ bằng 50% giá máy động cơ nổ của Việt nam. Cơ chế bán hàng dành cho đại lý của họ quá thoáng, chỉ phải trả tiền sau khi dã bán được máy làm cho hàng của Việt nam không thẻ cạnh tranh nổi.

1.2.2. Ngành hàng sản xuất xe đạp

Trước thập niên 1980 ngành nay mỗi năm sản xuất hơn 500.000 chiếc xe đạp. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là hàng ngoại nhập khẩu trốn thuế vào tràn lan được bán với giá

Một phần của tài liệu Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w