khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam sẽ càng tăng. Vì vậy, Việt Nam cần phải nhanh chóng hoàn thiện việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Đây vừa là công cụ bảo hộ hợp pháp cho sản xuất trong nước vừa đảm bảo sự tranh tranh bình đẳng với các nhà sản xuất của nước ngoài.
II. Các giải pháp hoàn thiện việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại ViệtNam Nam
1. Hoàn thiện các vấn đề về thuế chống bán phá giá
- Nhà nước cần tạo điều kiện gắn kết các doanh nghiệp bằng cách tổ chức thành lập hiệp hội các doanh nghiệp. Điều này nhằm mục đích khi thấy các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá vào thị trường nước ta thì việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nộp đơn kiện doanh nghiệp đó bán phá giá vào nước ta.
- Hiện nay, các vụ Việt Nam kiện các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá vào nước ta còn chưa có cho thấy được sự thiếu quan tâm của các nhà chức trách. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh việc thúc đẩy bảo hộ sản xuất, thành lập đội ngũ về bán phá giá, thuế chống bán phá giá để tìm kiếm chống lại các hiện tượng bán phá giá của nước ngoài gây thiệt hại cho nội địa. Điều này cũng làm tăng kinh nghiệm trong các vụ kiện, làm tăng khả năng thắng kiện trong các vụ các doanh nghiệp nước ngoài kiện ta bán phá giá.
- Cần đào tạo nguồn nhân lực về nhiều lĩnh vực khác nhau như xác định giá thông thường, giá xuất khẩu….để thực thi thuế chống bán phá giá. Như đào tạo các luật sư chuyên nghiệp để giải quyết các tranh chấp liên quan đến thuế này.
2. Hoàn thiện việc tổ chức bộ máy thực thi pháp lệnh
Trên thực tế Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá đã khó nhưng thực thi có còn khó hơn. Các chương trước đã phân tích chi tiết về sự phức tạp của hoạt động đièu tra hàng nhập khẩu bị bán phá giá theo quy định tại Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO cũng như điều tra thiệt hại đôí với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Cần phải có bộ máy thực thi hiệu quả thì mới đạt đồng chí mục tiêu của pháp lệnh cũng như trách
được các tranh chấp quốc tế do việc áp dụng thuế chống bán phá giá không phù hợp với Hiệp định về chống bán phá giá.
- Mối liên quan giữa bộ máy thực thi chống phá giá và tự vệ
Tháng 6 năm 2002 Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu. Song song với xây dựng Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, Việt Nam là xây dựng Pháp lệnh về thuế chống trợ cấp. Đây là những biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nhà sản xuất trong nước với điều kiện chung là hàng nhập khẩu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước. Do cần cân nhắc tới bộ máy duy nhất thực thi cả ba biện pháp này, trong hoàn cảnh Việt Nam đang cải cách hành chính, tinh giảm bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, có lẽ khó có thể thành lập một cơ quan chuyên trách. Hơn nữa, kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Việt Nam cũng chưa quá lớn nên nếu lập một cơ quan chuyên trách có thể không hiệu quả.
Như vậy có thể thành lập một bộ máy không chuyên trách phụ trách cả ba biện pháp. Các thành viêc của bộ phận này là các cán bộ có chuyên môn sâu về thương mại quốc tế, luật quốc tế, kế toán, ...
- Điều tra phá giá
Điều tra phá giá rất phức tạp và tốn kém nguồn lực. Các cán bộ tham gia điều tra phá giá cần có kiến thức sâu về kinh tế vi mô, kinh tế ngành, kế toán và ngoại ngữ. Đồng thời cần phải hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước, trong quá trình điều tra hàng nhập khẩu được bán phá giá như thế nào.
- Điều tra thiệt hại
Xét về lợi ích của những ngành sử dụng hàng nhập khẩu hay người tiêu dùng thì hàng nhập khẩu bị bán pha giá làm tăng lợi ích của họ. Như vậy chỉ nên áp dụng thuế chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu đó gật thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước.
Tuy nhiên, việc đánh giá thiệt hại vừa khó về mặt kỹ thuật lại vừa phức tạp về mặt xã hội. Chắc chắn là các nhà sản xuất sẽ tìm mọi cách vận động để cơ quan điều tra thiệt hại thổi phổng ít nhiều thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho họ. Trong thực hiện ở Việt Nam tham nhũng còn khá phổ biến thì việc điều tra thiệt hại lại càng phức tạp. Nếu tách cơ quan điều tra thiệt hại độc lập với điều tra bán phá giá thì sẽ đảm bảo khách quan hơn nhưng tổ chức lại cồng kềnh.
Như vậy Việt Nam nên tiếp cận theo hướng chỉ có một cơ quan chung vừa điều tra bán phá giá vừa điều tra thiệt hại. Đồng thời cần có những quy định chặt chẽ và tuyển chọn cán bộ có đạo đức tốt để đảm bảo công việc điều tra thiệt hại.
- Cơ quan thực thi
Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan liên quan tới cơ quan thực thi Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá. Cơ quan này có thể là một Uỷ ban do Bộ trưởng Thương mại đứng đầu, các thành viên là các thứ trưởng Bộ tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải và một số chuyên gia về luật thương mại quốc tế, kế toán, kinh tế.
KẾT LUẬN
Trước tình hình thế giới phức tạp không ổn định, nền kinh tế nước ta đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của thế giới và đây cũng là cơ hội cho sự phát triển đất nước. Vì đó, việc bán phá giá ngày càng cần được quan tâm đúng mức. Việt Nam muốn áp dụng tốt thuế chống bán phá giá thì cần phải có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do việc áp dụng thuế này còn mới mẻ nên đòi hỏi cần tổ chức các khóa đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho các cán bộ ngành và học hỏi thêm kinh nghiệm của một số nước, quan tâm đến các vấn đề đang nổi trội lên về vấn đề chống bán phá giá.
Trong thương mại quốc tế bán phá giá là một hiện tượng kinh tế bình thường. Tuy nhiên, những năm gần đây song song với thương mại toàn cầu ngày càng tự do hóa thì các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng ngày càng tăng. Vì vậy, để sản xuất trong nước có thể cạnh tranh tốt trong thời kỳ này thì Nhà nước cần thúc đẩy các biện pháp thực thi áp dụng thuế chống bán phá giá một cách triệt để.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản tin các vụ kiện thương mại quốc tế số 2 tháng 8/2008 2. Bản tin các vụ kiện thương mại quốc tế số 7 tháng 1/2009 3. Bản tin các vụ kiện thương mại quốc tế số 9 tháng 3/2009 4. Bản tin các vụ kiện thương mại quốc tế số 11 tháng 5/2009 5. Bản tin các vụ kiện thương mại quốc tế số 18 tháng 12/2009 6. Thời báo kinh tế tháng 1,2,3 năm 2005
7. Báo cáo Bảo hộ Thương mại toàn cầu 2009 8. Trang web: www.chongbanphagia.vn