Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế (Trang 48)

II. Thực trạng việc áp dụng thuế chống bán phá giá của nước ta

3. Khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam

3.4. Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá

thường rất cao (so với thực tế). Mức thuế bổ sung cao như vậy làm tăng đáng kể giá bán của hàng hóa Việt Nam tại thị trường nhập khẩu, khiến hàng hóa khó có thể canh tranh được với hàng hóa nội địa hoặc hàng hóa tương tự được nhập khẩu từ các nước khác.

Cạnh tranh và xuất khẩu khó khăn có thể khiên doanh nghiệp ngừng sản xuất, thậm chí phá sản, kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động. Các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào liên quan và đầu tư nước ngoài trong ngành bị kiện cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Điều tồi tệ là những hậu quả bất lợi có thể kéo dài nhiều năm (bởi một biện pháp thuế chống bán phá giá kéo dài ít nhất 5 năm và còn có thể bị gia hạn nhiều lần). Mỗi năm các doanh nghiệp có thể phải mất thêm các chi phí để theo đuổi các thủ tục rà soát hàng năm hoặc cuối kỳ nếu bị yêu cầu.

Tóm lại, khi đã vướng vào các vụ kiện, đặc biệt khi vụ kiện phát sinh ở thị trường xuất khẩu trọng điểm, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng liên quan và những chủ thể khác có thể sẽ phải chịu những thiệt hại rất lớn. Vì vậy, việc quan tâm đến các yếu tố có thể gây tác động đến khả năng bị kiện chống phá giá là rất cần thiết nhằm phòng tránh các vụ kiện khi có thể và có biện pháp sẵn sàng đối phó với chúng nếu xảy ra.

3.4. Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bánphá giá phá giá

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đang chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sau hơn một thập kỷ phát triển kinh tế khá ngoạn mục, Việt nam đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010 với mục tiêu tăng gấp đôi GDP sau mười năm và đến năm 2020 Việt nam sẽ là nước công nghiệp. Đường lối phát triển này của Việt nam có liên quan rất lớn tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá.

Trong tương lai sẽ xuất hiện ngày càng nhiều ngành sản xuất hàng hoá lớn mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển, những ngày này là những ngành non trẻ với những đặc điểm điển hình là đầu tư vào sản xuất lớn nhưng chưa thu hồi vốn, giá thành cao. Ngoài ra, là nước đi sau nên phần lớn những ngành này là những ngành sử dụng nhiều lao động. Trong những năm qua đã hình thành một số ngành sản xuất như vậy. Trong lĩnh vực công nghiệp là những ngành như dệt may, da giầy, sắt thép, xi măng, phân hoá học, ... Trong lĩnh vực nông nghiệp là một số ngành trồng trọt như mía đường, gạo, cà phê, cao su thiên nhiên, hạt tiêu .. Trong lĩnh vực thuỷ sản là nuôi tôm, nuôi cá. Có thể thấy rằng những ngành sản xuất Việt nam có lợi thế so sánh cao như lúa gạo hy muôi cá thì khả năng bị nước ngoài áp dụng thuế chống bán phá giá khá lớn. Ngược lại, những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ tương đối tiên tiến như sắt thép, xi măng lại được bảo hộ rất cao bằng các công cụ thuế quan và hạn chế định lượng. Do đó, mặc dù có nhiều khả năng nước ngoài đã bán phá giá vào Việt nam một số mặt hàng, chẳng hạn sắt thép hay xi măng nhưng nhu cầu sử dụng công cụ thuế chống bán phá giá chưa xuất hiện.

Trong những năm tới tình hình sẽ thay đổi. Một mặt, nhiều ngành sẽ xuất hiện với quy mô sản xuất hàng hoá như công nghiệp hoá dầu, điện tử, chăn nuôi lợn, chế biến sữa, chế biến nông sản ... Mặt khác, do các cam kết với các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực, Việt nam sẽ dần dần phải cắt giảm và tiến tới loại bỏ các biện pháp hạn chế định lượng. Phần lớn những ngành này có sức cạnh tranh chưa cao nên nhu cầu áp dụng thuế chống bán phá giá để tăng cường bảo hộ sẽ ngày càng lớn. Ngoài ra, đường lối lâu dài của Việt nam là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực sản xuất hàng hoá, nhưng các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phát triển nhanh về số lượng cũng như quy mô. Điều này đặt ra vấn đề triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá như thế nào để đảm bảo được lợi ích cao nhất cho toàn xã hội. Rõ ràng là các doanh nghiệp lớn có sức mạnh chính trị đáng kể nên có nhiều cơ hội hơn trong việc vận động các cơ quan có thẩm quyền điều ta và áp dụng thuế chống bán phá giá cho các sản phẩm của họ. Nhưng với hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, trong nhiều trường hợp là hàng vạn hộ nông dân thì sức

mạnh chính trị của họ nhiều khi lại không cao. Do đó, cần có cơ chế thực thi thích hợp để có thể bảo hộ được nhóm các nhà sản xuất này.

Một phần của tài liệu Thuế chống bán phá giá trong đầu tư quốc tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w