I. Bối cảnh quốc tế
Năm 1995, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của WTO và một số các hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Đây chính là cơ sở pháp luật quốc tế mà các nước thành viên WTO phải tuân theo khi thực thi và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. WTO đã thành lập một Uỷ ban về chống bán phá giá (Anti-dumping Committee) để kiểm soát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước thành viên, kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các nước thành viên. Các nước chưa là thành viên WTO cũng được khuyến nghị nên thực hiện theo quy định của WTO, trong đó có quy định liên quan đến chống bán phá giá.
Nhìn lại một giai đoạn dài hơn, chúng ta có thể thấy hoạt động chống bán phá giá trên toàn cầu tuần hoàn với chu kỳ chậm vào khoảng đầu những năm 1980, khoảng từ năm 1987 đến 1989 và gần đây nhất là năm 2007. Có thể nhận thấy ảnh hướng của suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ dẫn đến sự gia tăng các hoạt động chống bán phá giá. Sự gia tăng này tuy chưa rõ rệt nhưng chúng ta cũng không quá bất ngờ khi chứng kiến xu hướng này vì thực tế cho thấy luôn có độ trễ trước khi nền kinh tế suy giảm và đây là bằng chứng thường thấy về thiệt hại. Hiển nhiên, chắc chắn rằng những thiệt hại do suy thoái kinh tế gây ra không thể quy kết cho bất cứ hàng hóa nhập khẩu phá giá nào. Các điều khoản WTO yêu cầu sự tách bạch và rõ ràng giữa nguyên nhân gây ra thiệt hại đó với các nguyên nhân gây thiệt hại khác. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế rằng, trong điều kiện kinh tế tốt các công ty dường như ít có động lực trong việc đệ đơn kiện chống bán phá giá. Chính vì vậy, giai đoạn kinh tế khó khăn càng làm cho công cụ chống bán phá giá được quan tâm hơn trong các ngành nghề có sự cạnh tranh về giá đối với hàng hóa nhập khẩu. Có thể nhận thấy một sự khác biệt rõ rệt giữa xu hướng hoạt động chống bán phá giá của bốn nước áp dụng nhiều nhất năm 2008 so với hai nước có truyền thống lâu đời hơn như Hoa Kỳ và EC. Ấn độ là nước gây ấn tượng mạnh nhất với sự tăng trưởng nhất quán, bền vững trong 4 năm qua. Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ, và Achentina cũng có tần suất áp dụng chống bán phá giá cao trong suốt 4 năm tính đến năm 2008.
Tình hình kiện chống bán phá giá trên thế giới trong hai năm qua có nhiều biến động mạnh. Cụ thế, theo thống kê của WTO trong giai đoạn từ năm 1995 đến 30/6/2008, các nước thành viên WTO đã tiến hành điều tra chống bán phá giá tổng 3305 vụ, trong đó 2106 vụ dẫn tới việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá(chiếm 63.7%). Điều này thể hiện, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các loại mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá thường là các sản phẩm dệt may, giầy dép, sắt thép, kim loại và một số sản phẩm công cơ khí, v.v... Trong đó, từ năm 1994 Việt Nam có liên quan đến 29 vụ kiện chống bán phá giá trong đó có 17 vụ kiện bị áp đặt thuế chống bán phá giá(chiếm gần 60%).
Bảng dưới đây thể hiện tỷ lệ các vụ kiện chống bán phá giá năm 2008 theo ngành:
Trên thực tế, các nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường bị nước xuất khẩu hàng hoá là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện đến WTO, cụ thể là Cơ quan Giải quyết tranh chấp. Các vụ việc giải quyết tranh chấp về việc chống bán phá giá luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình.
Nhìn lại một giai đoạn dài hơn trên đồ thị dưới đây, chúng ta có thể thấy hoạt động chống bán phá giá trên toàn cầu tuần hoàn với chu kỳ chậm vào khoảng đầu những năm 1980, khoảng từ năm 1987 đến 1989 và gần đây nhất là năm 2007.
(Nguồn: www.chongbanphagia.vn)
Khoảng 2/3 các vụ điều tra chống bán phá giá kết thúc với việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
Đồ thị dưới đây thể hiện xu hướng thông qua việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
(Nguồn: www.chongbanphagia.vn)
Nhìn tổng thế về xu hướng sử dụng công cụ này, có thể thấy hai giai đoạn chủ yếu: giai đoạn số lượng các vụ kiện tăng theo từng năm(từ năm 1995 đến năm 2001) và giai đoạn giảm(từ 2002 đến 2007). Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2008 số vụ điều tra mới đã tăng trở lại với 84 vụ khởi xướng điều tra mới(tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2007).
Như vậy, có thế nói 2 năm 2007 và 2008 là giai đoạn chứng kiến biến động lớn trong tình hình kiện chống bán phá giá trên thế giới với nửa đầu giảm đáng kể và nửa sau tăng rất mạnh.