1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam

198 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Trong số các biện pháp bảo hộ được ápdụng phổ biến và hợp pháp trong thương mại quốc tế hiện nay, chống bán phá giáchống BPG là biện pháp bảo hộ được các nước nhập khẩu áp dụng nhiều nhấ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Dẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam mộtcách có hiệu quả ra các thị trường chiến lược luôn được Đảng và Nhà nước ta coi

là một trong những phương hướng quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế củađất nước Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác

định nhiệm vụ: “tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu Đẩy mạnh tự do hóa thương

mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta

là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” Báo cáo chính trị Đại hội đại

biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua tiếp tục nhấn mạnh: “đẩy mạnh và

khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng mới, sản phẩm chế biến có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao” Tuy nhiên, hoạt động

xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn do chính sách bảo

hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu Trong số các biện pháp bảo hộ được ápdụng phổ biến và hợp pháp trong thương mại quốc tế hiện nay, chống bán phá giá(chống BPG) là biện pháp bảo hộ được các nước nhập khẩu áp dụng nhiều nhất

để bảo hộ ngành sản xuất trong nước của mình Có thể thấy, để thực hiện tốtnhững nhiệm vụ mà các Văn kiện của Đảng đã đề ra, một vấn đề quan trọng làphải hiểu một cách thấu đáo về chính sách và Pháp luật về chống BPG của nhữngthị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ và Liênminh châu Âu (EU), cũng như luật lệ về chống BPG của WTO để có những biệnpháp ứng phó phù hợp và hiệu quả, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Namtránh được những thiệt hại vô lý do chính sách và pháp luật về chống BPG củacác nước nhập khẩu gây ra

Dưới góc độ thực tiễn của Việt Nam, cùng với việc hội nhập vào nền kinh

tế thế giới, chúng ta phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện chống BPG

Vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam gặp phải là vào năm 1994 và đến nay tổng số vụkiện chống BPG mà Việt Nam có liên quan đã lên tới con số 36 tính đến tháng 12

Trang 2

năm 2010, trong đó có 15 vụ kiện tại thị trường Hoa Kỳ và EU Một số hàng hóaxuất khẩu quan trọng của Việt Nam như xe đạp, cá tra, cá basa, giầy dép, quầnáo những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, lại là những mặt hàng có nguy cơ bịkiện chống BPG cao, nhất là tại các thị trường Hoa Kỳ và EU Có thể nói, chođến nay thuế chống BPG đang là một trong những rào cản lớn nhất đối với hànghóa xuất khẩu của Việt Nam, kể cả khi đã gia nhập WTO Trong khi đó, ViệtNam vẫn chưa có đối sách hữu hiệu để ứng phó với các vụ kiện chống BPG.Doanh nghiệp Việt Nam thường ở vào thế thụ động, bất lợi trong các vụ kiệnchống BPG Mức thuế chống BPG đối với hàng hóa Việt Nam luôn ở mức cao, từ70%-80% Mỗi khi bị kiện, không những sản lượng của mặt hàng này bị suygiảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam điêu đứng mà hàngtrăm ngàn công nhân cũng có nguy cơ bị mất việc làm

Về thực trạng pháp luật của Việt Nam, năm 2004, Pháp lệnh Chống bánphá giá đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI ban hành để bảo vệ sảnxuất trong nước trước luồng hàng hóa giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam Tuy nhiên,Pháp lệnh chống BPG và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa thực sự pháthuy hiệu quả Vẫn có những bất cập nhất định trong các quy định của pháp luật

và đặc biệt là trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chống BPG của Việt Nam.Một minh chứng cụ thể là kể từ khi có Pháp lệnh Chống BPG đến nay vẫn chưa

có một vụ kiện chống BPG nào được khởi kiện tại Việt Nam

Thêm vào đó, một trong những điểm bất cập và cũng là thách thức lớn đốivới quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đó là sự thiếu hụtđội ngũ chuyên gia am tường về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó có phápluật về chống BPG của WTO cũng như các nước nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ và

EU Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X tại

Hội nghị lần thứ 4, năm 2007 đã chỉ rõ: “đặc biệt, chúng ta còn thiếu một đội ngũ

luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh” Đây cũng

chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho các doanh nghiệp Việt

Trang 3

Nam thường rơi vào thế bất lợi trong các vụ kiện chống BPG Tuy nhiên, đào tạođược đội ngũ chuyên gia giỏi không phải là công việc có thể làm trong một sớmmột chiều Công việc cần phải làm trước tiên là tiến hành nghiên cứu một cáchthấu đáo luật lệ về chống BPG của WTO và của một số hệ thống pháp luật vềchống BPG quốc gia lớn trên thế giới như Hoa Kỳ và EU để hình thành các tàiliệu tham khảo đáng tin cậy phục vụ công tác đào tạo.

Thực hiện chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn các vụ kiệnchống BPG mà Việt Nam có liên quan và thực trạng pháp luật của Việt Namcũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thấy tính cấp thiếtcao, cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài về Pháp luật về chốngBPG trong thương mại quốc tế, đặc biệt là của WTO, Hoa Kỳ và EU Về mặt lýluận, Pháp luật về chống BPG của WTO chi phối trực tiếp các quan hệ thươngmại quốc tế, còn pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU thường được coi là

có ảnh hưởng lớn tới Pháp luật về chống BPG của các nước trên thế giới Nghiêncứu sâu về Pháp luật về chống BPG của WTO sẽ giúp thấy được bức tranh tổngthể về Pháp luật về chống BPG toàn cầu Trong khi đó nếu kết hợp với Pháp luật

về chống BPG của Hoa Kỳ và EU sẽ giúp có được cái nhìn toàn diện hơn về nộidung hiện tại cũng như xu hướng phát triển của Pháp luật về chống BPG của cácnền kinh tế lớn và qua đó là của thương mại quốc tế nói chung

Về mặt thực tiễn, đề tài cũng có tính cấp thiết cao Qua việc nghiên cứusâu Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU, tác giả sẽ đưa ra đượcnhững khuyến nghị mang tính thực tế về việc cần phải chú trọng tới những yếu tốnào và cần phải làm gì để giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh đượcmột cách tốt nhất nguy cơ bị áp thuế chống BPG khi xuất khẩu sang các nướcthành viên WTO mà trực tiếp là hai thị trường Hoa Kỳ và EU Việc nghiên cứu

kỹ hệ thống luật lệ của WTO, Hoa Kỳ và EU về chống BPG cũng góp phần cungcấp kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống Pháp luật về chống BPG của Việt Namhiện nay

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trang 4

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Kể từ khi chuẩn bị cho quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực hiệnchính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay, đã có nhiều quantâm nghiên cứu về pháp luật của WTO về chống BPG Nổi bật nhất trong sốcác sách chuyên khảo về vấn đề này là công trình của tác giả Đoàn Văn

Trường, BPG và biện pháp chống BPG hàng nhập khẩu (1998), Nguyễn Hữu Khải, Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế (2007), Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với những vụ kiện chống BPG trong

thương mại quốc tế (2007).

Trong số các công trình nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn có các bài báo

của các tác giả Bùi Thanh Hải, Thuế chống BPG, trợ cấp trong thương mại

quốc tế, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Đoàn Văn Trường, Những biện pháp đối phó với các vụ kiện chống BPG ở nước ngoài (Tạp chí nghiên cứu

kinh tế, 2002), Hoàng Phước Hiệp, Tìm hiểu Pháp luật về chống BPG của Tổ

chức thương mại thế giới và Hoa Kỳ (Tạp chí luật học, 2003), Vũ Kim Dũng, BPG và giải pháp chống BPG (Tạp chí hoạt động khoa học, 2003), Nguyễn

Thanh Hà, Xung quanh việc hàng xuất khẩu Việt Nam bị kiện chống BPG (Tạp chí tài chính, 2004), Lê Huy Trọng, Thuế chống BPG, kinh nghiệm của một số

nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Tạp chí nghiên cứu tài

chính kế toán, 2004)

Bên cạnh đó, còn có một số công trình dưới dạng các bài báo nghiên cứu

chuyên sâu về Pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU như bài Quy trình

chống BPG và áp dụng thuế chống phá giá ở EU (Tạp chí ngoại thương,

1998), Dương Nguyệt Nga, Luật chống BPG của Hoa Kỳ và EU với thực trạng

các doanh nghiệp Việt Nam bị khởi kiện BPG (Tạp chí kinh tế và phát triển,

2002), Đoàn Tất Thắng, Những kinh nghiệm của EU về chống BPG, chống trợ

cấp xuất khẩu và hoạt động tự vệ (Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 2003).

Gần đây trong số các tài liệu về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EUcòn có một số công trình dưới dạng cẩm nang kiến thức do Phòng Thương mại

Trang 5

và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành như cuốn Hỏi đáp pháp luật vềchống BPG WTO-Hoa Kỳ-EU (2009), Cẩm nang kháng kiện chống BPG vàchống trợ cấp tại Liên minh châu Âu (2009), Cẩm nang kháng kiện chốngBPG và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ (2009) Những công trình này tuy khôngmang tính chất học thuật nhưng cũng cung cấp những thông tin và kiến thứcphổ thông hữu ích đáng tham khảo về chống BPG

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về Pháp luật về chống BPGcủa WTO, Hoa Kỳ và EU ở Việt Nam đã đề cập tới khái niệm và đặc điểm củahoạt động BPG và chống BPG trong thương mại quốc tế Cụ thể, công trìnhnghiên cứu của tác giả NgAuyễn Hữu Khải (2007) đề cập tới chống BPG trongmối quan hệ với những biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước khác như hàngrào kỹ thuật, trợ cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp Công trìnhnghiên cứu của tác giả Đinh Thị Mỹ Loan (2007) chú trọng tới khía cạnh thực

tế của vấn đề là tác động của việc áp dụng các biện pháp chống BPG trongthương mại quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam Tác phẩm nàycũng đưa ra một số đề xuất để ứng phó với các vụ kiện chống BPG hàng hoáxuất khẩu của Việt Nam

Các bài báo trên các tạp chí đề cập tới chống BPG ở những khía cạnh cụthể và thực tế Phần lớn trong số đó tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm cảithiện tình hình hàng hoá Việt Nam bị kiện chống BPG trong thương mại quốc

tế Có những bài báo chú trọng tới việc tham khảo kinh nghiệm có liên quancủa các nước có điều kiện tương tự ở Việt Nam, ví dụ bài báo của Lê HuyTrọng (2004)

Chủ đề pháp luật về chống BPG của Việt Nam cũng đã có khá nhiềucông trình nghiên cứu Điển hình là các công trình của Nguyễn Đình Chiến,

Để áp dụng thành công thuế đối kháng, thuế chống BPG ở Việt Nam (Tạp chí

Tài chính, 2003), Thanh Tùng, Khung pháp lý về chống BPG đối với hàng hóa

nhập khẩu vào Việt Nam (Tạp chí Kế toán, 2004), Nội dung cơ bản của Pháp lệnh chống BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (NXB Tư Pháp, 2004),

Trang 6

Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống BPG hàng nhập khẩu tại Việt Nam –

những vấn đề lý luận và thực tiễn (NXB Tư pháp, 2005) Gần đây nhất có hai

luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Trung Kiên, Pháp luật về chống BPG hàng hóa

nhập khẩu ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, bảo vệ năm 2010 tại

Trường Đại học Luật Hà Nội, và Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống BPG hàng

hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại

học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Nhìn chung các công trình này đã nghiên cứumột cách khá sâu sắc về pháp luật chống BPG của Việt Nam cũng như đã đưa ramột số kiến nghị đáng tham khảo

Có thể nhận xét một cách khái quát về tình hình nghiên cứu trong nước

là phần lớn các công trình nghiên cứu về chống BPG thường chú trọng vàoviệc giới thiệu pháp luật thực định của các nước và WTO về chống BPG Khíacạnh lý luận của BPG và Pháp luật về chống BPG chưa được đề cập nhiều, do

đó, các vấn đề liên quan tới xu hướng vận động của Pháp luật về chống BPGtrong thương mại quốc tế cũng chưa được phân tích một cách khoa học Đặcbiệt, ở trình độ nghiên cứu sinh tiến sĩ chưa có công trình nào kết hợp nghiêncứu cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của Pháp luật về chống BPG trongthương mại quốc tế của WTO, Hoa Kỳ và EU từ đó liên hệ tới các vấn đề củaViệt Nam Các công trình nghiên cứu về pháp luật về chống BPG của ViệtNam thường chỉ tiếp cận từ góc độ lý luận về chống BPG và thực tiễn của ViệtNam để đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chống BPG của ViệtNam Rất hiếm các công trình đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật vềchống BPG của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực thi pháp luật chống BPG

ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU và thực tiễn của WTO

2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, nghiên cứu về Pháp luật về chống BPG rất phong phú và

đã có từ rất lâu Các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào những hệ thống phápluật chi phối hoạt động thương mại quốc tế hiện đại như WTO, Hoa Kỳ và EU.Điển hình trong những công trình nghiên cứu về Pháp luật về chống BPG của

Trang 7

những hệ thống này có các tác phẩm của Clive Stanbrook và Philip Bentley,

Dumping and subsidies: the law and procedures governing the imposition of anti-dumping and countervailing duties in the european community (1996), Keith

Steele (editor), Anti-dumping under the WTO: a comparative review, (1996), Wolfgang Muller, EC anti-dumping law: a commentary on regulation 384/96,

Nicholas Khan (1998), Sebastian Farr, EU anti-dumping law: pursuing and

defending investigations (1998), Pierre Didier, WTO trade instruments in EU

law: commercial policy instruments: dumping, subsidies, safeguards, public procurement (1999), Brink Lindsey, Antidumping Exposed: The Devilish Details

of Unfair Trade Law, Cato Institute (2003), Wenxi Li, Anti-dumping law of the WTO/GATT and the EC: gradual evolution of anti-dumping law in global economic integration (2003), Aradhna Aggarwal, The Anti-Dumping Agreement

and Developing Countries: An Introduction, Oxford University Press (2007),

Yan Luo, Anti-dumping in the WTO, the EU and China: The Rise of Legalization

in the Trade Regime and its Consequences, Kluwer Law International (2010).

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thường trình bày,phân tích và bình luận rất chi tiết về quy định của WTO cũng như pháp luật củaHoa Kỳ và EU về chống BPG Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các nghiêncứu mang tính học thuật của nước ngoài về tác động của Pháp luật về chốngBPG của WTO, Hoa Kỳ và EU đối với hàng hóa của Việt Nam để từ đó đềxuất các định hướng, giải pháp thiết thực nhằm giúp Việt Nam ứng phó hiệuquả với các vụ kiện chống BPG ở các thị trường này

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Dối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề: các quan điểm, tưtưởng luật học về BPG và chống BPG; các quy định trong pháp luật thực định vềchống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU; pháp luật Việt Nam về chống BPG; vàthực tiễn chống BPG đối với hàng hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ và EU; thực tiễnchống BPG hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam

Trang 8

Về phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ nghiên cứu về BPG và chống BPGtrong thương mại quốc tế, tức là việc BPG hàng hóa qua biên giới quốc gia, đượcpháp luật thương mại quốc tế điều chỉnh Luận án không nghiên cứu về BPGhàng hóa trong nước, tức là việc BPG hàng hóa trong thương mại nội địa, là lĩnhvực chỉ được quan tâm trong phạm vi của một quốc gia

Trong thương mại quốc tế thời kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai,đặc biệt là trong quá trình đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana, những nướctham gia đàm phán đã chia BPG thành bốn nhóm: BPG về giá, BPG dịch vụ,BPG hối đoái, BPG xã hội Sau này, ba nhóm BPG sau không được điều chỉnhchi tiết thêm trong thương mại quốc tế mà chỉ có BPG về giá là tiếp tục được quyđịnh trong Điều VI của GATT và trở thành khái niệm BPG trong thương mạiquốc tế được sử dụng phổ biến ngày nay Chính vì vậy, luận án này chỉ nghiêncứu về BPG về giá với ý nghĩa là khái niệm BPG trong thương mại quốc tế hiệnđại mà không nghiên cứu về ba nhóm BPG còn lại

Pháp luật thương mại quốc tế là một lĩnh vực hết sức rộng và đã có lịch sửphát triển tương đối lâu dài mà trong khuôn khổ thời gian và độ dài của một luận

án nghiên cứu sinh không thể bao trùm hết được Chính vì vậy, phạm vi nghiêncứu của luận án chỉ bao gồm các quy định hiện hành của pháp luật WTO, Hoa

Kỳ, EU và Việt Nam về chống BPG cụ thể là các điều kiện xác định có BPG, xácđịnh thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hại, các biện phápchống BPG, các thủ tục xem xét lại thuế chống BPG; thực tiễn chống BPG đốivới hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ và EU từ trước tới nay cũngnhư thực tiễn chống BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam kể từ khi Pháp lệnhchống BPG được ban hành cho tới nay

Lý do để tác giả lựa chọn các hệ thống luật lệ trên là vì WTO là tổ chứcthương mại quốc tế lớn nhất toàn cầu, có số lượng thành viên là đại đa số cácquốc gia trên thế giới Luật lệ của WTO trong đó có luật lệ về chống BPG là hệthống luật lệ về thương mại quốc tế điển hình nhất và có vai trò quan trọng nhấttrong điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế trên thế giới Trong khi đó,

Trang 9

Hoa Kỳ và EU là những thị trường và cũng là những đối tác lớn nhất trongthương mại quốc tế toàn cầu Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tếcủa Hoa Kỳ và EU đều có ảnh hưởng lớn trong thương mại quốc tế và đối với cácnước trên thế giới Mặt khác, đây cũng là hai thị trường xuất khẩu chính của ViệtNam nơi mà hàng hóa Việt Nam luôn được coi là hàng hóa giá rẻ và thường cónguy cơ bị kiện chống BPG cao Chính vì vậy việc chọn WTO, Hoa Kỳ và EU sẽvừa giúp cho luận án có thể tập trung được vào những hệ thống luật lệ cốt lõinhất và điển hình nhất của pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế,đồng thời vừa có thể đưa ra được những khuyến nghị hữu ích, trực tiếp nâng caohiệu quả của công tác xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ và EU.

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Dể làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng kết hợpnhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp

và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợpnghiên cứu lý luận với thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu trong Luận ánđược thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị,kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam Phương pháp so sánh

là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương của luận án,đặc biệt là Chương 2 khi so sánh các quy định tương ứng của pháp luật WTO,Hoa Kỳ và EU điều chỉnh các lĩnh vực của chống BPG Tương tự, phương phápkết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng xuyên suốt trongtoàn bộ nội dung của luận án Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụngnhư những phương pháp bổ trợ cho phương pháp so sánh

5 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhận thức rõ về tính cấp thiết cũng như tình hình nghiên cứu đề tài, mụcđích trực tiếp của luận án được xác định là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nội dung

Trang 10

luật thực định của Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU, rút ra đượcnhững nội dung thống nhất trong Pháp luật về chống BPG chi phối các luồngthương mại quốc tế và xu hướng vận động, phát triển chung của Pháp luật vềchống BPG trên quy mô toàn cầu Trên cơ sở đó, mục đích cuối cùng của đề tài làđưa ra được những khuyến nghị mang tính thực tế và khả thi để giúp cho hànghóa Việt Nam hạn chế được nguy cơ bị kiện chống BPG khi xuất khẩu sang cácnước khác mà trước tiên là Hoa Kỳ và EU.

Thông qua việc nghiên cứu hệ thống luật lệ chống BPG của WTO, Hoa Kỳ

và EU, luận án cũng nhằm mục đích đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiệnpháp luật và thực tiễn chống BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam Tuy nhiên,cần nhấn mạnh rằng đây không phải là một trong số các mục đích chính của luận

án như đã nêu ở trên đây Bởi lẽ thời gian và độ dài của luận án không cho phép

đi sâu phân tích và nhận xét về hệ thống pháp luật chống BPG của Việt Nam đểrồi từ đó đưa ra được những kiến nghị thật sự toàn diện để hoàn thiện hệ thốngpháp luật chống BPG của Việt Nam

Để thực hiện mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, đặc điểm và nội dung pháp luậtthực định về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU;

- Phân tích và làm rõ được xu hướng phát triển của pháp luật về chống BPGhiện đại trên phạm vi quốc tế;

- Đề xuất các kiến nghị thực tiễn và mang tính khả thi phù hợp với tìnhhình hoạt động xuất khẩu của Việt Nam để giúp hàng hóa xuất khẩu của ViệtNam hạn chế được rủi ro bị áp thuế chống BPG

- Đề xuất các kiến nghị thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về chống BPGhàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, tạo sự phát triển bền vững và lâu dài cho cácdoanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh

6 NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn cơ bản như sau:

Trang 11

- Làm rõ được cơ sở lý luận của Pháp luật về chống BPG trong thương mạiquốc tế cũng như quá trình và xu hướng phát triển của nó.

- Cung cấp những kiến thức cập nhật về nội dung và bản chất của Pháp luật

về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU

- Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp để doanh nghiệp xuất khẩucủa Việt Nam và Chính phủ Việt Nam phòng tránh và ứng phó một cách có hiệuquả các vụ kiện chống BPG tại Hoa Kỳ và EU

- Phân tích đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và việc thựcthi Pháp luật về chống BPG của Việt Nam từ góc độ kinh nghiệm của Pháp luật vềchống BPG và thực thi Pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU

- Phân tích và đưa ra những kiến nghị để Việt Nam hội nhập một cách chủđộng và có hiệu quả hơn vào WTO trong lĩnh vực chống BPG

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệutham khảo, phần phụ lục Nội dung luận án được bố cục thành ba chương, có kếtluận của từng chương:

Chương 1: Các vấn đề lý luận về chống bán phá giá và pháp luật về chống

bán phá giá trong thương mại quốc tế

Chương 2: Pháp luật về chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ và EU Chương 3: Thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và

những vấn đề đặt ra đối với Việt nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT

VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Các khái niệm cơ bản về chống bán phá giá

1.1.1 Khái niệm bán phá giá

Về mặt lịch sử, thuật ngữ “bán phá giá” lần đầu tiên được sử dụng để chỉmột hiện tượng gắn liền với quá trình công nghiệp hoá ngày càng rộng rãi vàcuộc cách mạng về giao thông vận tải của Chủ nghĩa tư bản [82, tr.7-11, 81,tr.19-26] Những phát minh trong khoa học dẫn đến những thay đổi mang tínhđột phá về công nghệ sản xuất đã làm cho năng suất lao động ngày càng tăng vànhờ đó giá thành sản xuất ngày càng thấp Sự ra đời của máy hơi nước và sau đó

là động cơ đốt trong cũng tạo nên bước đột phá trong phương tiện chuyên chởhàng hoá, làm cho chi phí chuyên trở hàng hoá giữa những địa điểm cách xa nhautrở nên rất thấp so với trước đó Thời gian chuyên trở hàng hoá, nhờ vào sự tiến

bộ của khoa học công nghệ, cũng được rút ngắn đi rất nhiều Khoảng cách về mặtđịa lý không còn là một cản trở đáng ngại đối với việc kinh doanh Tất cả những

sự đột phá về công nghệ trong kỷ nguyên công nghiệp hoá của Chủ nghĩa tư bản

đã đem đến cho nhà tư bản sản xuất hàng hoá những lợi thế kinh doanh vô cùnglớn Họ có thể đem bán hàng hóa với giá thành rẻ của mình ở một địa điểm xa xôivới một mức giá rất cạnh tranh, có khi là thấp hơn nhiều so với giá hàng hóa sảnxuất tại chính bản địa hay thậm chí là thấp hơn cả giá hàng hóa sản xuất ở nướcxuất khẩu Và đương nhiên điều này đã làm cho các nhà sản xuất bản địa cảmthấy bị đe dọa Các công trình nghiên cứu về lịch sử thương mại quốc tế đã chothấy ngay từ cuối thế kỷ 16, các nhà sản xuất giấy ở Anh đã phàn nàn về hiệntượng những người nước ngoài đem bán giấy với mức giá chịu lỗ nhằm bópnghẹt nền công nghiệp giấy của Anh Đến thế kỷ 17, các thương nhân Hà Lancũng tiến hành những hoạt động bán hàng hoá với mức giá rất thấp nhằm xoá sổcác thương nhân Pháp ra khỏi vùng Baltic Vào cuối thế kỷ 18, thậm chí các nhà

Trang 13

sản xuất Anh quốc còn bị khiếu nại về việc bán giá hàng hóa quá thấp nhằm vùidập nền công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ [71, tr.2].

Tất cả những hoạt động thương mại trên đây, tuy được tiến hành vàonhững thời điểm khác nhau trong lịch sử và trong những ngành nghề khác nhau,nhưng chúng đều là những hiện tượng kinh tế có chung đặc điểm là hàng hoáđược sản xuất ở một nước (nước xuất khẩu) và được bán ở một nước khác (nướcnhập khẩu) với mức giá rất thấp Khi thương mại hàng hoá ngày càng phát triểnthì hiện tượng này trở nên ngày càng phổ biến Tuy nhiên, đến những thập kỷ đầucủa thế kỷ 20 thì hiện tượng đó mới được khái niệm hoá lần đầu tiên Năm 1923,Jacob Viner, một trong những học giả được viện dẫn nhiều nhất trong lĩnh vựcchống BPG hàng hoá đã đưa ra một khái niệm về BPG hàng hoá mà sau này đãtrở thành một khái niệm kinh điển được sử dụng rộng rãi trong kinh tế học Theo

ông, “BPG là việc bán hàng hoá ở những mức giá khác nhau ở các thị trường

quốc gia” hay nói một cách khác là “sự phân biệt về giá giữa các thị trường quốc gia” [90, tr.3] Có thể nói rằng đây là một định nghĩa rất khái quát về BPG.

Nội dung của nó chỉ đơn giản là nếu một nhà sản xuất bán hàng hóa của mình ởnước của mình hoặc ở một nước nào đó với mức giá phân biệt với giá bán vàonước nhập khẩu thì đã được coi là có BPG Trong thực tiễn khái niệm đơn giản

về BPG này đã được các nhà chuyên môn bổ sung thêm một số đặc điểm để làmcho nội hàm của nó rõ hơn như sau:

Thứ nhất, với khái niệm như trên, BPG sẽ bao trùm một phạm vi rất rộng

các hành vi phân biệt giá bán giữa các thị trường quốc gia: đó có thể là việc bánhàng hóa ở nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn mức giá ở nước xuất khẩu haybán hàng hóa ở nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn ở thị trường của nước nhậpkhẩu khác, hay thậm chí còn có thể là việc bán hàng hóa ở nước nhập khẩu vớimức giá cao hơn mức giá ở nước xuất khẩu

Trong điều kiện thương mại quốc tế và kinh tế bình thường, hàng hóa sảnxuất ở một nước khi đem bán ở một nước khác thường sẽ có giá bán cao hơn ở thịtrường nội địa do phải chịu chi phí chuyên trở, đóng gói và thuế quan khi nhập

Trang 14

khẩu Vì thế việc phân biệt giá bán theo nghĩa giá ở thị trường nhập khẩu cao hơngiá ở thị trường xuất khẩu là hiện tượng bình thường và không thể coi là BPG.Khái niệm BPG, như vậy, chỉ được dùng khi giá bán ở thị trường nhập khẩu thấphơn giá bán ở thị trường xuất khẩu hoặc một nước nhập khẩu thứ ba.

Thứ hai, trong thương mại quốc tế, điều kiện địa lý và thị trường ở hai

quốc gia khác nhau hiển nhiên là phải khác nhau Việc giá bán của cùng mộthàng hóa giữa hai quốc gia khác nhau là một hiện tượng phổ biến và bình thường

vì thế không thể coi một cách cơ học rằng nếu giá bán ở thị trường nhập khẩuthấp hơn ở thị trường xuất khẩu thì đã có hiện tượng BPG Trên thực tế cần phảixem xét xem liệu các lý do của việc chênh lệch giá đó có xuất phát từ những khácbiệt khách quan dẫn tới chi phí khác nhau đối với hàng hóa khi đem bán ở hai thịtrường khác nhau hay không Nếu sự khác biệt giá là do các yếu tố này gây ra thì

sự khác biệt giá đó là tất yếu và không thể coi là BPG Còn ngược lại thì sựchênh lệch giá sẽ có xu hướng mang tính chủ quan của nhà sản xuất và có thể bịcoi là BPG

Thứ ba, có một số học giả cho rằng thậm chí khi giá bán không khác nhau

giữa thị trường nhập khẩu và thị trường xuất khẩu thì cũng có thể đã có hoạt độngBPG Lý do là vì trong trường hợp đó có thể là chi phí khách quan liên quan tớihàng hóa đó ở hai thị trường là khác nhau Vì thế, xét cho cùng nếu chi phí kháchquan ở thị trường xuất khẩu cao hơn thị trường nhập khẩu thì tức là về thực chất,giá bán của hàng hóa ở nước nhập khẩu đã thấp hơn giá bán ở nước xuất khẩu

Với những điểm bổ sung để hoàn thiện khái niệm kinh điển của Viner vềBPG, có thể nêu khái niệm đầy đủ của BPG được dùng phổ biến trong thươngmại quốc tế hiện nay như sau:

BPG trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa được bán ở thị trường nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn mức giá bán của hàng hóa đó ở thị trường nước xuất khẩu.

Khái niệm này hàm chứa hai điều kiện để xác định BPG:

Trang 15

- Thứ nhất, phải có hai thị trường riêng biệt Hai thị trường này phải bị ngăn cáchbởi những đường biên giới quốc gia hoặc vùng.

- Thứ hai, giá bán của cùng một loại hàng hóa hoặc sản phẩm tương tự ở thị trườngnhập khẩu thấp hơn ở thị trường xuất khẩu hoặc một thị trường thứ ba

Với sự phát triển ngày càng rộng rãi của Pháp luật về chống BPG trênphạm vi quốc gia và quốc tế, khái niệm BPG cũng dần dần được mở rộng ra.Người ta phát hiện ra rằng nếu chỉ dựa vào dấu hiệu có phân biệt giá bán để xácđịnh hành vi BPG đôi khi là chưa đủ để bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất trongnước trước sức cạnh tranh mãnh liệt của hàng hoá nhập khẩu Những luồng hànghoá giá rẻ vẫn có thể có mặt ở các nước nhập khẩu với mức giá không khác sovới mức giá bán ở thị trường nước xuất khẩu và như vậy sẽ không bị coi là BPGtheo khái niệm phổ biến nêu trên Vì vậy, khái niệm BPG bắt đầu được mở rộng

ra để bao gồm cả những trường hợp hàng hóa nhập khẩu có giá thấp hơn mộtmức chi phí sản xuất nào đó chứ không phải chỉ là mức giá của hàng hóa tại thịtrường nội địa của nước xuất khẩu

Cùng với xu hướng mở rộng ra, khái niệm BPG khi được luật hóa cũng trởnên chính xác hơn Thực tiễn các hoạt động kinh tế trong một quốc gia đã hết sứcphong phú song thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế còn nhiều lần phong phúhơn Nếu chỉ quy định rằng BPG là việc bán hàng hóa ở nước nhập khẩu với mứcgiá thấp hơn giá của hàng hóa ở nước xuất khẩu thì sẽ rất khó xác định khi nàothì một lô hàng hóa xuất khẩu cụ thể có BPG hay không Bởi vì hàng hóa có thểđược sản xuất ra và tiêu thụ với nhiều mức giá khác nhau ngay tại thị trường nộiđịa Có thể là ngay giữa các khu vực khác nhau trong cùng thị trường nội địa mứcgiá của hàng hóa đã có thể không giống nhau Điều tương tự cũng xảy ra đối vớigiá của hàng hóa khi bán tại thị trường nhập khẩu Như vậy là rất khó xác địnhkhi nào thì có BPG và khi nào không Nếu so sánh giá tiêu thụ ở thị trường nhậpkhẩu với mức giá ở vùng đô thị của nước xuất khẩu thì có thể không có BPG,trong khi đó nếu so sánh với mức giá ở vùng sâu vùng xa nơi có chi phí vậnchuyển và bảo quản cao thì có khi đã có BPG

Trang 16

Chính vì đặc điểm trên đây nên luật lệ của WTO và Pháp luật về chốngBPG của các nước trên thế giới đều cố gắng lượng hóa khái niệm BPG một cáchchính xác ở mức độ tối đa có thể Để lượng hóa, người ta thường so sánh mộtmức giá bán nhất định của hàng hóa tại thị trường nhập khẩu với một giá trị nhấtđịnh của hàng hóa ở thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc ở thị trường kháctương tự với thị trường đó Nói một cách khác, đây là phép so sánh giữa “giá xuấtkhẩu” của hàng hóa với “giá trị thông thường” của hàng hóa theo các tiêu chí xácđịnh Khái niệm BPG được xác định theo cách này được thể hiện rõ nét trong quyđịnh của WTO cụ thể tại khoản 1 Điều VI của GATT 1994 có nêu:

“Các bên ký kết công nhận rằng BPG, theo đó hàng hóa của một nước

được đưa vào thương mại ở một nước khác với giá trị thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó, phải bị lên án nếu như nó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại lớn đối với một ngành công nghiệp đã được thiết lập trên lãnh thổ của một nước ký kết hoặc cản trở nghiêm trọng việc thiết lập một ngành sản xuất nội địa.” (Đoạn 1, Điều VI, GATT 1994) (phần gạch chân do tác giả nhấn mạnh)

Hay tại khoản 2.1 Điều 2 Hiệp định về chống BPG của WTO 1994 (ADA 1994)quy định:

“Trong phạm vi Hiệp định này, một hàng hóa bị coi là BPG (tức là được

đưa vào lưu thông thương mại ở một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó) nếu như giá xuất khẩu của hàng hóa được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”.

Như vậy, có thể nêu khái niệm BPG từ góc độ pháp lý như sau:

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là một hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của nước này được xuất khẩu vào một nước khác với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa tương tự tại nước xuất khẩu.

Trang 17

Trong khái niệm này, hai yếu tố mấu chốt để xác định BPG là “giá xuất

khẩu” (export price) và “giá trị thông thường” (normal value) sẽ được các cơ

quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu xác định và tính toán theo nhữngphương pháp và tiêu chí được quy định trong luật lệ của WTO và pháp luật quốcgia nước mình

1.1.2 Nguyên nhân bán phá giá

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, có khá nhiều lý do đểdoanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của mình với mức giá thấp hơn giá ở thị trườngtrong nước hoặc thậm chí là thấp hơn mức chi phí nhất định Có một số nguyênnhân điển hình như sau:

Thứ nhất, khi một doanh nghiệp đã có vị thế tốt trong thị trường nội địa

muốn phát triển một thị trường mới ở một nước khác bị phân cách bởi ranh giớiđịa lý, họ sẽ phải chịu thêm các chi phí phụ trội như thuế nhập khẩu, chi phíchuyên chở, chi phí cho các rào cản kỹ thuật Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thểmuốn duy trì mức giá thấp cho hàng hóa của mình để tạo thế cạnh tranh màkhông có ý định xâm hại tới môi trường cạnh tranh của thị trường mới

Thứ hai, trong trường hợp mở rộng quy mô sản xuất để tối đa hoá lợi

nhuận, doanh nghiệp có thể sẽ có nhu cầu bán hàng với mức giá thấp để khuếchtrương hàng hóa trong thị trường mới, đặc biệt khi doanh nghiệp đang theo đuổichương trình khuyến mãi dài kỳ ở thị trường mới để chiếm lĩnh thị phần

Thứ ba, trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất tối đa công suất và giá

của hàng hóa ở thị trường trong nước đã bị khống chế bởi nhà nước hoặc bởi cáctập đoàn mà doanh nghiệp là thành viên, doanh nghiệp có thể sẽ chỉ có cách lựachọn duy nhất là hạ giá hàng hóa ở thị trường khác để cắt giảm lỗ

Thứ tư, cũng có thể có trường hợp doanh nghiệp đã có thế đứng và tiềm

lực rất tốt trong nước và muốn chiếm lĩnh thị trường nước ngoài bằng cách loại

bỏ các đối thủ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài Trong trường hợp đó, doanhnghiệp có thể lợi dụng sự vững chắc của thị phần trong nước để bán hàng hóa vớimức giá rất thấp ở thị trường nước ngoài trong một thời gian dài nhằm loại bỏ các

Trang 18

đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường đó Khi đó, mục đích cuối cùng mà doanhnghiệp hướng tới rất có thể là vị thế thống lĩnh thị trường để từ đó chiếm thế độcquyền tiếp theo là nâng giá bán để tối đa hoá lợi nhuận.

Thứ năm, khi một doanh nghiệp đang thử nghiệm một dòng hàng hóa mới

ở thị trường mới, doanh nghiệp có thể sẽ bán hàng hóa thử nghiệm với mức giáthậm chí thấp hơn chi phí bỏ ra với mục đích dành được sự chú ý và chấp nhậncủa người tiêu dùng đối với hàng hóa mới

Thứ sáu, có một số trường hợp, sự thiếu thông tin về thị trường mới làm

cho doanh nghiệp phải ký hợp đồng và ấn định giá bán hàng hóa trước khi bắtđầu sản xuất hàng hóa Những biến động giá đầu vào cùng với sự thiếu tính toántrước có thể làm cho mức giá ấn định trước thấp hơn so với chi phí sản xuất thực

tế sau đó

Thứ bảy, cuối cùng, đối với một số ngành sản xuất có mức độ tập trung tư

bản cao như công nghiệp luyện thép hoặc thu hoạch theo mùa như nông sản, luônluôn có những thời kỳ hàng hóa bị dôi ra so với nhu cầu của thị trường Khi đó,doanh nghiệp không có cách nào khác phải bán hàng hóa dôi ra ở mức thấp hơnchi phí để cắt lỗ Đặc biệt đối với hàng nông sản đã đến kỳ thu hoạch không thể

để lâu như hoa quả hay cá nuôi thương phẩm, việc bán với mức giá thấp hơn chiphí sản xuất để bù đắp lỗ là điều gần như không thể tránh khỏi

Như vậy có thể thấy rằng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế

có rất nhiều lý do dẫn tới việc doanh nghiệp quyết định bán hàng hóa của mìnhvới mức giá thấp hơn thị trường nội địa hoặc thậm chí là thấp hơn chi phí sảnxuất, những trường hợp mà từ góc độ kinh tế có thể bị coi là BPG Tuy nhiên, dotính hợp lý về mặt kinh tế của những trường hợp đó, khó có thể nói rằng tất cảcác trường hợp BPG đó đều có ý đồ xấu hay có hại đối với môi trường cạnh tranhhoặc nền kinh tế của nước nhập khẩu Những phân tích dưới đây sẽ phân loạinhững hoạt động BPG căn cứ trên động cơ của doanh nghiệp BPG để thấy rõkhía cạnh chủ quan của những hoạt động BPG

Trang 19

1.1.3 Phân loại bán phá giá

Như đề cập ở phần phạm vi của luận án, trong quá trình đàm phán dẫn tớiHiến chương Havana, những nước tham gia đàm phán chia BPG thành bốn loại:BPG về giá, BPG dịch vụ, BPG hối đoái và BPG xã hội Sau này chỉ có BPG vềgiá được quy định chi tiết trong pháp luật thương mại quốc tế và trở thành kháiniệm BPG được sử dụng phổ biến hiện nay Đó cũng là khái niệm BPG đượcnghiên cứu trong luận án này Với ý nghĩa đó, các nhà kinh tế học và luật họchiện đại nhìn chung chia các hoạt động BPG thành 5 nhóm [82, tr.11-13, 89,tr.250-260]:

- Nhóm BPG để mở rộng thị trường (market-expansion dumping): đây là

những hoạt động BPG tại thị trường nhập khẩu với mức giá thấp hơn hoặc chỉtăng hơn chút đỉnh so với giá ở nước xuất khẩu, song vẫn thấp hơn giá trung bìnhcủa hàng hóa đó ở thị trường nhập khẩu Mục đích của nhà xuất khẩu trongtrường hợp này là mở rộng thị trường ở nước nhập khẩu Khi thực hiện loại hoạtđộng BPG này, do biên độ dao động của nhu cầu tại nước nhập khẩu cao, nghĩa

là người dân có thể chấp nhận các mức giá khác nhau với hàng hóa cùng loại cóchất lượng khác nhau, nên nhà xuất khẩu vẫn có thể có lãi cho dù là bán hàng hóavới mức BPG

- Nhóm BPG theo chu kỳ hay BPG tuần hoàn (Cyclical dumping): động cơ

của việc BPG loại này là do chi phí cơ hội hay chi phí cận biên để sản xuất hànghóa thấp do đặc thù của hoạt động sản xuất Nói một cách cụ thể hơn, khi vàomột thời kỳ sản xuất nào đó mà nhà máy đã vận hành gần hết công suất và do đó,chi phí thêm để sản xuất thêm hàng hóa là rất thấp, nhà sản xuất sẽ có khả năngxuất khẩu những hàng hóa được sản xuất thêm đó sang thị trường nước khác vớimức giá thấp mà vẫn có thể có lãi, ví dụ như ngành luyện thép trong thời kỳ đangdôi dư hàng hóa v.v

- Nhóm BPG trả đũa (Reciprocal dumping): Đây là nhóm các hoạt động

BPG mới xảy ra trong những năm gần đây Hoạt động này được thực hiện khimột vài công ty cùng sản xuất một loại hàng hoá và cùng chiếm phần lớn thị phần

Trang 20

ở nước mình Các công ty này đều muốn mở rộng thị trường sang nước khác và

vì thế BPG hàng hóa Tuy nhiên, giá bán vẫn cao hơn chi phí cận biên và chi phívận tải Khi đó, đối thủ cạnh tranh ở nước nhập khẩu cũng muốn cạnh tranh lại

Vì thế họ cũng bán hàng hóa theo cách tương tự ở nước xuất khẩu ban đầu Lúcnày, thị trường hai nước giống như hai mảng thị trường ở một quốc gia vậy vàdoanh nghiệp xuất khẩu của nước này BPG để trả đũa hoạt động BPG của doanhnghiệp xuất khẩu của nước kia Trường hợp này khá phổ biến đối với ngành sảnxuất các mặt hàng mới cho nền kinh tế thế giới, bởi vì khi đó số lượng nhà sảnxuất loại hàng hóa đó đang còn ít và dễ khống chế giá bán của hàng hóa ở thịtrường nội địa của mình

- Nhóm BPG chiến lược (strategic dumping): đây là những hoạt động BPG

nhằm tới mục đích gây tổn hại cho các công ty cạnh tranh ở nước nhập khẩu Nhàxuất khẩu trong trường hợp này có xu hướng BPG một cách có chiến lược và dàihạn với hai yếu tố là bán giá thấp tại thị trường nhập khẩu đồng thời ngăn cản nhàxuất khẩu của nước nhập khẩu thâm nhập thị trường của nước xuất khẩu Trườnghợp này hay xảy ra đối với những công ty có quy mô thị phần lớn ở nước xuấtkhẩu Khi đã có những thị phần đủ lớn để khống chế thị trường của nước mình thìcác nhà xuất khẩu sẽ dễ dàng chiếm ưu thế cạnh tranh so với những đối thủ đến

từ các nước khác và qua đó dễ dàng không cho nhà xuất khẩu nước khác thâmnhập thị trường nước mình Hoạt động BPG trong trường hợp này được diễn ratrong một thời gian tương đối dài và có những bước đi thích hợp gây hại tới sứccạnh tranh của những đối thủ cạnh tranh ở nước nhập khẩu

- Nhóm BPG nhằm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh (predatory dumping hay còn gọi là predatory pricing): đây là loại BPG được quan tâm nhiều nhất trong

các nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn về BPG Marceau cho rằng BPGnhằm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh (gọi tắt là BPG tiêu diệt) là bán hàng hóa xuấtkhẩu với mức giá thấp nhằm mục đích loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thịtrường nhằm giành được vị trí thống lĩnh trên thị trường nước nhập khẩu Giá của

Trang 21

hàng hóa trong trường hợp này thường thấp hơn cả chi phí sản xuất theo mộtcách tính nào đó Có ba loại chi phí thường được sử dụng nhiều nhất:

+ Chi phí thực tế (true economic costs): đây là các chi phí đã được sử dụng

để sản xuất ra hàng hóa, được tính theo các hóa đơn đầu vào của quá trình sảnxuất

+ Chi phí cơ hội (opportunity costs): đây là mức chi phí có được do cơ hội

đặc biệt tạo ra có thể do lạm phát cục bộ hoặc giá cả đầu vào một số nguyên vậtliệu chủ chốt giảm đột ngột v.v

+ Chi phí cận biên (marginal cost): đây là chi phí cần thêm để sản xuất ra

thêm một số lượng sản phẩm nào đó sau khi dây chuyền đã sản xuất được hếttheo mức hiện có Ví dụ các chi phí đầu vào đã được xác định để sản xuất ra 500sản phẩm Nhưng trên thực tế sau khi sản xuất xong 500 sản phẩm thì chỉ cầnthêm một số chi phí nhất định thêm vào là có thể sản xuất thêm 300 sản phẩmnữa cũng trên dây chuyền đó Trường hợp đó chi phí thêm vào kia được gọi là chiphí cận biên và thường rất thấp vì thực tế những chi phí đầu tư để sản xuất ra 500sản phẩm ban đầu vẫn được sử dụng để sản xuất ra 300 sản phẩm sau

Bán với mức giá thấp hơn chi phí có nghĩa là nhà sản xuất đã chấp nhậnchịu lỗ trong một thời gian dài để hy vọng sẽ có được lãi suất đủ lớn trong tươnglai từ vị trí thống lĩnh thị trường [82, tr.16] Theo Trebilcock và Howse, BPG tiêudiệt là việc bán hàng hóa với giá thấp hơn chi phí một cách có hệ thống để đe doạhoặc/và loại bỏ đối thủ ra khỏi thị trường để rồi sau đó sẽ thu lại lợi nhuận bù đắpbằng cách đẩy giá hàng hóa lên cao hơn mức bình thường nếu có tình trạng độcquyền [89, tr.253-255] Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), BPGtiêu diệt là một chiến lược dài kỳ, thường là của một doanh nghiệp đã có vị tríthống lĩnh trong thị trường, nhằm loại trừ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thịtrường bằng cách áp giá bán hàng hóa rất thấp hoặc thậm chí là dưới mức chi phí

thay đổi trung bình (average variable cost) Một khi doanh nghiệp này đã loại trừ

được các đối thủ cạnh tranh hiện tại và ngăn ngừa được các đối thủ mới muốn

Trang 22

xâm nhập thị trường nó có thể sẽ nâng giá bán hàng hóa và kiếm được lợi nhuậnnhiều hơn thông thường.

Như vậy, BPG tiêu diệt là một hình thức phức tạp của hành vi BPG Cho

dù là được nhìn nhận từ quan điểm nào thì nó cũng gồm có ba dấu hiệu Thứ

nhất, doanh nghiệp bán giá hàng hóa tại thị trường nhập khẩu với mức giá rất

thấp và trong một khoảng thời gian đủ dài để cho thấy tính hệ thống Thứ hai,

việc bán giá thấp đó nhằm mục tiêu loại trừ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thịtrường và ngăn ngừa đối thủ cạnh tranh mới vào thị trường Như vậy, các đối thủcạnh tranh bị loại ra khỏi thị trường không phải vì lý do họ hoạt động không hiệuquả mà bởi vì họ không thể có đủ tiềm lực để chạy đua chịu lỗ với doanh nghiệp

BPG tiêu diệt Thứ ba, doanh nghiệp BPG tiêu diệt chấp nhận chịu lỗ cao khi bán

hàng hóa với hy vọng sẽ thu lại lợi nhuận đủ bù đắp khi sau này đã chiếm lĩnhđược vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh toàn bộ thị trường Trong ba dấu hiệu này,hai dấu hiệu đầu tiên là quan trọng nhất và thường được dùng làm căn cứ để xácđịnh xem đã có hành vi BPG tiêu diệt xảy ra hay chưa Dấu hiệu thứ ba liên quanđến ý chí chủ quan của doanh nghiệp và rất khó có bằng chứng cụ thể để xácđịnh Nó chỉ được coi là dấu hiệu phái sinh vì thường được suy diễn từ hai dấuhiệu trước, bởi vì nếu căn cứ vào động cơ lợi nhuận thì sẽ là vô nghĩa nếu doanhnghiệp cứ bán hàng hóa với giá thấp hơn chi phí để chịu lỗ mà không hy vọngvào cơ hội bù đắp bằng lãi sau này Chính vì thế nếu mức giá chịu lỗ càng thấphơn mức chi phí sản xuất thấp nhất và việc bán giá kiểu này tiến hành trong mộtthời gian dài hoặc có hệ thống thì dấu hiệu thứ ba cũng như hành vi BPG tiêu diệtcàng được coi là rõ ràng

1.1.4 Tác động của bán phá giá

Với khái niệm về BPG phân tích trên đây, có thể thấy tác động tới nềnkinh tế của cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu của các loại hình BPG là tươngđối rõ ràng trên một số lĩnh vực

- Đối với nền kinh tế nước nhập khẩu:

Trang 23

Tác động ngay lập tức từ các hàng hoá được nhập khẩu với giá rẻ vào thịtrường nước nhập khẩu, những loại hàng hoá đó sẽ làm cho mặt bằng giá cả trênthị trường nói chung có xu hướng giảm đi Điều này trước tiên sẽ có lợi chongười tiêu dùng bởi họ sẽ có được cơ hội mua được hàng hoá cùng loại với giá rẻhơn mức giá trước đó Tổng nguồn cung hàng từ phía các nhà sản xuất nội địa sẽ

có xu hướng giảm đi do một phần thị trường nhất định đã bị hàng hóa nhập khẩuchiếm lĩnh Tuy nhiên, tổng nguồn cung hàng trên thị trường thì chưa chắc đãgiảm đi mà có thể nói có xu hương tăng lên với nguồn cung bên ngoài

Về khía cạnh phân phối thu nhập trong nền kinh tế thì việc xuất hiện củahàng hóa nhập khẩu giá rẻ hơn ngay lập tức sẽ làm cho thị phần của các doanhnghiệp nội địa bị co lại Họ sẽ đầu tư ít hơn và có thể sẽ phải mất đi lợi nhuận dothị trường bị chia sẻ Việc làm tại các doanh nghiệp bị tái cấu trúc vì thế có thể sẽ

bị cắt giảm Tuy nhiên, tổng tiết kiệm tiêu dùng trong xã hội sẽ có xu hướng tănglên, đồng nghĩa với nguồn tiền trong xã hội hướng ra mục đích khác như muasắm các loại hàng hoá khác hay đầu tư kinh doanh sẽ có xu hướng tăng lên

Đối với môi trường kinh doanh, sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoàivới mức giá bán hàng hóa thấp thoạt tiên sẽ làm cho môi trường kinh doanh ởnước nhập khẩu có tính cạnh tranh hơn Các doanh nghiệp nội địa cũng như cácdoanh nghiệp xuất khẩu khác sẽ có xu hướng giảm giá hàng hóa hoặc tăng cườngchất lượng hay quảng bá hàng hóa để thúc đẩy tính cạnh tranh của hàng hóa củamình Nếu các doanh nghiệp trong nước có đủ nội lực để duy trì thị trường thì cáchoạt động BPG từ bên ngoài, đặc biệt là ba loại hình BPG đầu tiên như phân tíchtrên đây, sẽ chỉ làm cho thị trường nhập khẩu mang tính cạnh tranh hơn, hàng hoá

sẽ càng rẻ hơn và chất lượng tốt hơn Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nội địa không

đủ tiềm lực để duy trì sự cạnh tranh, đặc biệt khi doanh nghiệp nhập khẩu theođuổi hành vi BPG thuộc loại thứ tư và thứ năm thì lúc đó họ sẽ bị yếu thế dần vàbiến mất Khi đó, môi trường cạnh tranh ở nước nhập khẩu có thể nói là đã bị ảnhhưởng tiêu cực

Trang 24

Như vậy, tác động kinh tế nói chung của hành vi BPG đối với nền kinh tếnhập khẩu xét ở góc độ tổng thể sẽ khó có thể xác định được ngay lập tức là cólợi hay có hại Thông thường có thể thấy rằng những người chịu thiệt hại là cácđối thủ cạnh tranh nội địa và cái hại đó có thể xảy ra ngay lập tức khi xuất hiệnhàng hóa BPG Nền kinh tế nước nhập khẩu nói chung cũng có thể bị thiệt hạitrong thời gian dài hạn Trong khi đó người tiêu dùng và có thể qua đó nền kinh

tế nói chung lại là những người được hưởng lợi từ giá rẻ Thật khó có thể xácđịnh được giữa những cái lợi – hại này, cái nào lớn hơn cái nào

- Đối với nền kinh tế nước xuất khẩu:

Nhìn chung, tác động của các hành vi BPG đối với nền kinh tế nước xuấtkhẩu là tích cực Cho dù giá bán ở thị trường nước ngoài có thấp nhưng nếu vẫn

đủ để có lãi thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩuvẫn sẽ được duy trì và mở rộng Họ sẽ có nhiều cơ hội thu lãi nhiều hơn, đồngthời có khả năng tái đầu tư hay đầu tư sang loại hình hàng hóa mới một cách tốthơn Theo đó việc làm trong xã hội và kéo theo đó là phúc lợi xã hội cũng sẽđược gia tăng Tác hại có thể thấy được duy nhất đó là trong trường hợp doanhnghiệp giữ mức giá bán dưới chi phí sản xuất quá lâu dẫn tới vượt quá cả nội lựccủa mình Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân doanhnghiệp và trên thực tế nó khó xảy ra nếu doanh nghiệp có chiến lược và năng lựcquản lý tốt

Như vậy, có thể thấy các hành vi BPG nói chung, tức là bán giá thấp hơngiá nội địa hoặc dưới mức chi phí sản xuất tại một thị trường xuất khẩu, khôngphải lúc nào cũng chỉ có hại tới nền kinh tế của nước nhập khẩu hay nước xuấtkhẩu Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu luôn nhìn nhận vấn

đề lợi – hại của BPG từ lăng kính riêng của mình phù hợp với bản tính của một

cơ quan nhà nước Lăng kính này luôn được chiếu từ hai góc độ Góc độ thứ nhất

là lợi ích của các doanh nghiệp nội địa sản xuất những hàng hóa đang bị hàng hóaBPG cạnh tranh Từ góc độ này, việc BPG luôn luôn có hại bởi vì hàng hóa nhậpkhẩu giá rẻ sẽ cạnh tranh trực tiếp và chiếm thị trường của hàng hóa sản xuất

Trang 25

trong nước Góc độ thứ hai là lợi ích của người tiêu dùng hay còn gọi là lợi íchcủa công chúng Từ góc độ này việc BPG có thể đem lại lợi ích hay thiệt hại,trước mắt hay lâu dài Tuy nhiên, trong lăng kính của cơ quan có thẩm quyềnchống BPG của nước nhập khẩu, góc độ thứ nhất luôn được ưu tiên hơn Chính vìvậy mà các nước có hàng hóa nhập khẩu BPG luôn tìm cách áp dụng các biệnpháp đối phó với vấn đề này để bảo vệ cho ngành sản xuất trong nước trước hànghóa BPG Như vậy, có thể thấy song song tồn tại với khái niệm BPG sẽ là kháiniệm chống BPG, khái niệm đó sẽ được đề cập đến ngay trong phần dưới đây

1.1.5 Khái niệm chống bán phá giá và pháp luật về chống bán phá giá

Do tác động của BPG và đặc biệt là tác động tới ngành sản xuất nội địacủa nước nhập khẩu mà tại các nước này luôn có xu hướng làm hạn chế các tácđộng được cho là tiêu cực đó Có thể có nhiều biện pháp để hạn chế các tác độngtiêu cực của BPG Bản thân các doanh nghiệp của nước nhập khẩu bị tác độngbởi BPG có thể tự mình tìm hiểu nguyên nhân làm cho doanh nghiệp của mìnhkém cạnh tranh hơn so với sản phẩm nhập khẩu BPG Qua đó doanh nghiệp tựcải tiến quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý để giảm chi phí, nâng caochất lượng và hiệu quả cạnh tranh của sản phẩm của mình Tuy nhiên, biện phápnày có thể gây nhiều khó khăn ban đầu về mặt tài chính đối với doanh nghiệp củanước nhập khẩu đồng thời nó cũng đòi hỏi thời gian áp dụng lâu dài

Biện pháp thứ hai có thể áp dụng để đối phó với hàng hóa BPG là bản thânchính phủ nước nhập khẩu ra tay trợ giúp ngành sản xuất nội địa của mình bằngcác khoản trợ cấp tài chính dưới các hình thức tín dụng lãi suất thấp, thưởngkhuyến khích sản xuất v.v Tuy nhiên, biện pháp này cũng có nhược điểm là phảichi tiêu từ ngân sách của nước nhập khẩu

Biện pháp thứ ba có thể áp dụng là thực hiện chống BPG như một hìnhthức chế tài trực tiếp chống lại sản phẩm nhập khẩu có BPG Đây thường là hìnhthức được chính phủ các nước nhập khẩu ưa chuộng nhất bởi vì nó là một biệnpháp mang tính chất hành chính, không đòi hỏi nguồn lực tài chính trực tiếp từcác doanh nghiệp nội địa của nước nhập khẩu, cũng không đòi hỏi trợ cấp từ

Trang 26

ngân sách của nước nhập khẩu Thông qua chống BPG, chính phủ nước nhậpkhẩu còn thu được những khoản tài chính nhất định từ việc đánh thuế chống BPGlên sản phẩm nhập khẩu có BPG để bù đắp chi phí cho hoạt động điều tra chốngBPG và điều tiết ngược trở lại cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa bị thiệt hại

do sản phẩm nhập khẩu có BPG Từ đó, có thể rút ra khái niệm chống BPG nhưsau:

Chống BPG là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phù hợp tác động trực tiếp lên sản phẩm nhập khẩu BPG để loại bỏ những thiệt hại mà sản phẩm nhập khẩu BPG đó gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước mình.

Để được thực hiện một cách hợp pháp và có hiệu quả, việc chống BPGthường được luật hóa Với đặc tính quyền lực, có tính bắt buộc cao được bảo đảmbởi các chế tài, pháp luật luôn được coi là công cụ hữu hiệu nhất thể chế hóa cácchính sách chống BPG của nước nhập khẩu Hầu hết các quốc gia trên thế giớiđều đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hoặc những chế định phápluật riêng để điều chỉnh vấn đề chống BPG Ở cấp quốc tế cũng tồn tại hệ thốngnhững quy định về chống BPG trong khuôn khổ của WTO, ví dụ Điều VI GATT

1994 và Hiệp định về việc thực thi Điều VI GATT 1994 thường được gọi với tên

là Hiệp định chống BPG năm 1994 – ADA 1994 Các nước thành viên của WTOđều đã thể chế hóa hoặc công nhận những quy định của hiệp định này trongkhuôn khổ Pháp luật về chống BPG của nước mình Như vậy có thể nêu kháiniệm pháp luật về chống BPG như sau:

Pháp luật về chống BPG của một quốc gia là pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực BPG và chống BPG với mục đích trước tiên là bảo hộ sản xuất trong nước.

Pháp luật về chống BPG của một quốc gia có thể có các loại nguồn khácnhau tùy thuộc vào truyền thống và văn hóa pháp luật của quốc gia đó Nguồncủa Pháp luật về chống BPG có thể là điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp

Trang 27

luật (hầu hết các nước có pháp luật về chống BPG) hay các án lệ của tòa án (ví dụHoa Kỳ, Anh và các nước theo hệ thống Thông luật).

Pháp luật về chống BPG của các quốc gia thường bao gồm một số các chếđịnh cơ bản điều chỉnh những vấn đề chung của BPG và chống BPG như:

- Chế định về xác định việc BPG: chế định này bao gồm các quy định vềcác điều kiện để xác định việc BPG, cách thức xác định các điều kiện đó, các quyđịnh về cung cấp chứng cứ phục vụ điều tra v.v

- Chế định về xác định thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nội địa củanước nhập khẩu: chế định này bao gồm các quy định về khái niệm ngành sản xuấtnội địa, các mức độ thiệt hại vật chất có thể dẫn tới biện pháp chống BPG, cáchthức xác định các mức độ thiệt hại đó v.v

- Chế định về xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hạivật chất: chế định này bao gồm các quy định về cách thức xác định mối quan hệnhân quả giữa việc BPG và thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nội địa củanước nhập khẩu, những trường hợp ngoại lệ không được coi là có mối quan hệnhân quả đó v.v

- Chế định về các biện pháp chống BPG cụ thể: chế định này bao gồm cácquy định về các biện pháp chống BPG cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền củanước nhập khẩu được phép áp dụng, điều kiện áp dụng và cách thức xác địnhmức cụ thể khi áp dụng, thời hạn áp dụng v.v

- Chế định về thủ tục rà soát việc áp dụng biện pháp chống BPG: chế địnhnày bao gồm các quy định về các hình thức rà soát, điều kiện áp dụng các hìnhthức rà soát, cơ quan có thẩm quyền rà soát, thời hạn và nội dung tiến hành đốivới từng thủ tục rà soát cụ thể v.v

1.2 Phân biệt chống bán phá giá với các biện pháp phòng vệ thương mại khác trong thương mại quốc tế

Trào lưu của thương mại quốc tế hiện đại là tự do hóa thương mại, theo đócác quốc gia thường phải cam kết gỡ bỏ những rào cản thương mại để hàng hóa

có thể lưu thông một cách tối đa qua biên giới các nước Các biện pháp bảo hộ

Trang 28

thương mại truyền thống như việc áp dụng thuế nhập khẩu ngày càng bị coi làkhông hợp pháp và bị hạn chế áp dụng Tuy nhiên, song song với tinh thần tự dohóa thương mại luôn luôn tồn tại một nhu cầu chính đáng được công nhận củacác quốc gia, đó là nhu cầu bảo hộ ngành sản xuất trong nước trước những rủi ro,

đe dọa tiềm tàng từ hàng hóa nhập khẩu Chính vì vậy, pháp luật thương mạiquốc tế hiện đại vẫn cho phép áp dụng một số biện pháp phòng vệ thương mại,được hiểu là những biện pháp phi quan thuế mà các quốc gia nhập khẩu có thể ápdụng một cách hợp pháp trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào nướcmình có những diễn biến bất thường có thể gây thiệt hại tới ngành sản xuất nộiđịa nước nhập khẩu đó Ngoài biện pháp chống BPG, pháp luật thương mại quốc

tế hiện đại còn công nhận và cho phép các quốc gia áp dụng hai biện pháp phòng

vệ thương mại khác, đó là chống trợ cấp và biện pháp tự vệ thương mại

Theo quy định tại Điều VI GATT và ADA, chống BPG là biện pháp được

cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu

có BPG và điều đó gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa của nướcnhập khẩu Biện pháp chống BPG thường tồn tại dưới hình thức một mức thuếchống BPG áp dụng độc lập với các thuế khác khi sản phẩm BPG đi qua biêngiới nước nhập khẩu Điều kiện để áp dụng biện pháp chống BPG là phải có hiệntượng BPG với biên độ phá giá không thấp hơn 2%, ngành sản xuất nội địa củanước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể và có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàngnhập khẩu BPG và thiệt hại nói trên

Biện pháp chống trợ cấp

“Trợ cấp” được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào từ phía nhà nước hoặcmột tổ chức công ở trung ương hoặc địa phương cho các doanh nghiệp hay ngànhsản xuất nội địa của mình Trợ cấp có thể được thực hiện trực tiếp bởi một cơquan nhà nước hoặc một tổ chức công hoặc cũng có thể do một nhà tài trợ hay

Trang 29

đơn vị tư nhân thực hiện theo yêu cầu dịch vụ có thanh toán của nhà nước dướimột trong ba hình thức:

- Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay hoặc hứa chuyển, ví dụ cho vay,góp vốn, cổ phần, bảo lãnh cho các khoản vay;

- Miễn cho những khoản thu lẽ ra phải đóng, ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng;

- Mua hàng cho doanh nghiệp hay cung cấp dịch vụ hay hàng hóa chodoanh nghiệp, trừ việc cung cấp dịch vụ dưới hình thức cơ sở hạ tầng chung

WTO có hai hệ thống quy định riêng về trợ cấp cho hai nhóm sản phẩm.Đối với hàng công nghiệp, trợ cấp được quy định trong Hiệp định về Trợ cấp vàCác biện pháp đối kháng – Hiệp định SCM; đối với hàng nông sản vấn đề nàyđược quy định trong Hiệp định nông nghiệp Trong khuôn khổ WTO, không phảilúc nào trợ cấp cũng bị cấm và bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, luật lệ củaWTO phân biệt giữa ba loại trợ cấp:

- Trợ cấp đèn xanh, tức là loại trợ cấp hoàn toàn được phép và không baogiờ bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp Trợ cấp đèn xanh bao gồm các loại trợcấp không hướng tới một hay một nhóm doanh nghiệp, ngành sản xuất hay khuvực địa lý cụ thể nào Các loại trợ cấp này còn được gọi là “Trợ cấp không cábiệt”, được cung cấp dựa trên các tiêu chí khách quan mà cơ quan nhà nướckhông được tùy tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với từngdoanh nghiệp cụ thể nào Các loại trợ cấp cá biệt cũng có thể được coi là trợ cấpđèn xanh nếu như nó nhắm vào các hoạt động nghiên cứu của các công ty, tổchức, nhắm tới các khu vực khó khăn nhất định hay trợ cấp nhằm mục đích hỗ trợđiều chỉnh các điều kiện sản xuất phù hợp với môi trường kinh doanh mới

- Trợ cấp đèn đỏ, tức là loại trợ cấp bị cấm và có thể bị áp dụng các biệnpháp chống trợ cấp Trợ cấp đèn đỏ bao gồm tất cả các loại trợ cấp xuất khẩu,theo đó các khoản trợ cấp tài chính được cung cấp từ phía nhà nước cho cácdoanh nghiệp dựa trên tiêu chí xuất khẩu và để khuyến khích doanh nghiệp xuấtkhẩu nhiều hơn Trợ cấp xuất khẩu thường dưới dạng thưởng xuất khẩu, trợ cấpnguyên liệu đầu vào, miễn giảm thuế, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu v.v Trợ cấp

Trang 30

đèn đỏ cũng bao gồm tất cả các loại trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa sovới hàng xuất khẩu, ví dụ như ưu đãi tín dụng nếu tiêu dùng sản phẩm nội địalàm nguyên liệu đầu vào v.v.

- Trợ cấp đèn vàng, tức là loại trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếukiện Bất kỳ loại trợ cấp có tính cá biệt nào, trừ những loại đã được xếp vào nhómtrợ cấp đèn xanh, được nước xuất khẩu áp dụng và gây thiệt hại cho nước nhậpkhẩu, nghĩa là các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp nàynhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩmtương tự của nước thành viên khác có thể bị kiện ra WTO

Như vậy, theo quy định của WTO điều kiện để áp dụng biện pháp chốngtrợ cấp là: (1) sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp thuộc nhóm đèn đỏ hoặc đènvàng; (2) ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng

kể (hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể); và (3) có mối quan hệ nhân quả giữa việcnhập khẩu sản phẩm được trợ cấp và thiệt hại nói trên

Biện pháp chống trợ cấp thường được áp dụng dưới hình thức thuế chốngtrợ cấp Thuế này còn được gọi là thuế đối kháng, là khoản thuế bổ sung ngoàikhoản thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấpvào nước nhập khẩu, vì vậy thuế này nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nướcngoài được trợ cấp chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việctrợ cấp Thuế chống trợ cấp được tính tương ứng với mức chênh lệnh giữa khoảntrợ cấp và mức tương ứng nếu như khoản trợ cấp được cung cấp trong điều kiệnthương mại bình thường

Biện pháp tự vệ

“Biện pháp tự vệ” trong thương mại quốc tế là các biện pháp nhằm tạmthời hạn chế nhập khẩu một hoặc một số hàng hóa từ nước ngoài khi việc nhậpkhẩu của chúng tăng nhanh đột ngột đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hạinghiêm trọng cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước Theo quy địnhcủa WTO, biện pháp tự vệ chỉ có thể được áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền

Trang 31

của nước nhập khẩu chứng minh được ba điều kiện: (1) khối lượng nhập khẩuhàng hóa liên quan có sự tăng đột biến về số lượng; (2) ngành sản xuất sản phẩmtương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của nước nhập khẩu bị thiệt hại hoặc

đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng; và (3) có mối quan hệ nhân quả giữa sự tăngđột biến khối lượng sản phẩm nhập khẩu và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nóitrên Về hình thức, WTO không có quy định cụ thể về việc biện pháp tự vệ phảiđược áp dụng dưới hình thức nào để hạn chế tạm thời việc nhập khẩu hàng hóa bịkiện Trên thực tế, các nước thành viên WTO thường áp dụng các hình thức như:

- Hạn ngạch nhập khẩu, theo đó sản phẩm bị kiện sẽ chỉ được nhập khẩuvới một số lượng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định

- Tăng thuế nhập khẩu với sản phẩm bị kiện trong một thời gian nhất định

- Hạn ngạch thuế quan, theo đó áp dụng mức thuế thấp đối với một sốlượng, trị giá nhập khẩu nhất định, nếu vượt qua ngưỡng đó sẽ bị áp thuế cao

- Cấm nhập khẩu sản phẩm bị kiện trong một khoảng thời gian nhất định.Các biện pháp tự vệ cho dù được áp dụng dưới hình thức nào thì cũng đều

có khả năng gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu bởi vì hàng hóa của

họ bị loại ra khỏi thị trường bởi một biện pháp mang tính chất hành chính Trongtrường hợp này, WTO quy định nước nhập khẩu có áp dụng biện pháp tự vệ phảibồi thường cho các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan bị thiệt hại do việc ápdụng biện pháp tự vệ gây ra Do đặc điểm này nên biện pháp tự vệ thương mạicòn được gọi là biện pháp phòng vệ thương mại “phải trả tiền”

Có thể thấy chống BPG, chống trợ cấp và tự vệ thương mại đều có bảnchất giống nhau ở chỗ chúng đều là những biện pháp có thể được nước nhập khẩu

áp dụng một cách hợp pháp theo quy định của WTO nhằm bảo hộ một ngành sảnxuất nội địa nhất định Tuy nhiên, giữa ba loại biện pháp phòng vệ thương mạinày cũng có những điểm khác nhau về căn bản

Thứ nhất, chống BPG và chống trợ cấp là những biện pháp được áp dụng

để xử lý những thực tiễn bị coi là không công bằng trong thương mại quốc tếtrong khi đó tự vệ thương mại được áp dụng như một biện pháp tạm thời trong

Trang 32

một tình thế cấp thiết để ứng phó với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường.

Ở trường hợp chống BPG và chống trợ cấp, sản phẩm nhập khẩu có thể gây rathiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu là bởi vì chúng đượchậu thuẫn bởi việc BPG hoặc được trợ cấp từ ngân sách nhà nước Những hậuthuẫn này đem lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nhập khẩu một cách khôngbình đẳng trước sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu Chính vì vậy việc BPG vàtrợ cấp bị lên án trong thương mại quốc tế và biện pháp chống BPG và chống trợcấp được xem như những chế tài đối với những thực tiễn phi công bằng trongthương mại quốc tế đó Trong khi đó ở trường hợp tự vệ thương mại, sản phẩmnhập khẩu có thể có giá thấp và lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm nội địasong ở đây không có dấu hiệu BPG hay trợ cấp của nhà nước Nói cách khác sảnphẩm nhập khẩu vẫn đang cạnh tranh một cách công bằng với sản phẩm nội địa.Thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa xuất phát không phải từ nguyên nhânsản phẩm nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh mà do sức cạnh tranh của sảnphẩm nội địa quá thấp Trong trường hợp này không có lý do gì để áp dụng biệnpháp chế tài cả Biện pháp tự vệ thương mại được xem như một giải pháp tạmthời của nước nhập khẩu trong một tình thế cấp thiết để cứu ngành sản xuất nộiđịa của mình nó còn được ví như biện pháp giải thoát áp lực trong mở cửa thịtrường Chính vì vậy khi áp dụng biện pháp này, nước nhập khẩu phải có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại mà biện pháp tự vệ gây ra cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu sản phẩm có liên quan

Thứ hai, trong bối cảnh tự do thương mại đang ngày càng được đề cao như

hiện nay, khả năng các nước có thể lựa chọn áp dụng biện pháp chống BPG,chống trợ cấp hay tự vệ thương mại là khác nhau Biện pháp tự vệ thương mại có

sự nhạy cảm về chính trị rất cao bởi vì trong trường hợp này không có vi phạmnào xảy ra từ phía sản phẩm nhập khẩu cả Nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự

vệ chẳng qua là vì lợi ích riêng của ngành sản xuất nội địa và căn cứ vào chủquyền của mình mà thôi Khi một nước áp dụng biện pháp tự vệ thường vấp phải

sự phản đối gay gắt từ phía các nước có doanh nghiệp xuất khẩu liên quan Trong

Trang 33

trường hợp bồi thường cho các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan không thỏađáng thì biện pháp tự vệ rất dễ dẫn tới biện pháp trả đũa từ phía các nước xuấtkhẩu Vì những lý do này nên biện pháp tự vệ là biện pháp phòng vệ thương mại

ít được áp dụng nhất Biện pháp chống trợ cấp có lý do chính đáng hơn so với tự

vệ thương mại bởi trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu là nguyên nhân của tìnhtrạng cạnh tranh không lành mạnh đã gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địanước nhập khẩu Tuy vậy, biện pháp chống trợ cấp lại gián tiếp lên án chính phủnước xuất khẩu đã cung cấp các nguồn trợ cấp cho doanh nghiệp của họ Chínhphủ nước xuất khẩu thường sẵn sàng phản đối các biện pháp chống trợ cấp củanước nhập khẩu Điều này làm cho biện pháp chống trợ cấp cũng mang tính nhạycảm chính trị cao và không được áp dụng nhiều mặc dù tần số áp dụng vẫn caohơn biện pháp tự vệ Trong cả ba biện pháp phòng vệ thương mại thì chống BPG

là biện pháp dễ được áp dụng nhất Đối tượng bị áp dụng trực tiếp của biện phápchống BPG là các doanh nghiệp xuất khẩu đã tiến hành hoạt động cạnh tranhkhông lành mạnh đáng bị chế tài Chính phủ nước xuất khẩu ít khi xuất hiệntrong các vụ kiện chống BPG Chính vì vậy mà chống BPG là biện pháp phòng

vệ thương mại được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay.Theo thống kê của WTO, trong giai đoạn từ 1995-2009 đã có tổng cộng 3675 vụkiện chống BPG tại các nước thành viên của WTO, trong khi đó chỉ có 245 vụkiện chống trợ cấp và 198 vụ kiện liên quan tới việc áp dụng biện pháp tự vệthương mại [42]

Thứ ba, cả chống BPG, chống trợ cấp và tự vệ thương mại đều được áp

dụng trên cơ sở có thiệt hại vật chất gây ra đối với ngành sản xuất nội địa củanước nhập khẩu Tuy nhiên, điều kiện này được áp dụng một cách ngặt nghèohơn đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại so với hai biện pháp còn lại.Trong các vụ kiện chống BPG và chống trợ cấp, cơ quan có thẩm quyền chỉ cầnxác định được thiệt hại xảy ra là đáng kể (hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể) là đã

có thể áp dụng biện pháp chống BPG hay chống trợ cấp tương ứng Trong khi đó,

để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh được đã có

Trang 34

thiệt hại nghiêm trọng xảy ra đối với ngành sản xuất nội địa, tức là mức độ thiệthại vật chất cao hơn nhiều so với mức độ thiệt hại để áp dụng biện pháp chốngBPG hay chống trợ cấp Sở dĩ có sự khác biệt này là do biện pháp tự vệ chỉ làmột biện pháp tình thế tạm thời, không phải là một biện pháp chế tài Nếu điềukiện áp dụng cũng dễ như hai biện pháp kia thì sẽ dễ dẫn tới lạm dụng biện pháp

tự vệ trong thương mại quốc tế

1.3 Bản chất bảo hộ của pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế

Qua phân loại các hành vi BPG trên đây, có thể thấy có nhiều lý do để mộtdoanh nghiệp bán hàng hóa với mức giá gọi là “phá giá” ở thị trường xuất khẩucủa mình Trong đó có không ít lý do hoàn toàn chính đáng và đáng được khuyếnkhích về mặt kinh tế Khi doanh nghiệp có dây truyền sản xuất ưu việt, tổ chứckinh doanh khoa học thì việc sản xuất ra hàng hóa có giá thành thấp và tính cạnhtranh cao là một điều tất yếu và đáng được khuyến khích không chỉ vì lợi nhuậncủa doanh nghiệp đó nói riêng mà còn vì sự phát triển của khoa học công nghệnói chung Tương tự, khi doanh nghiệp đi vào một chu trình sản xuất tối ưu, chophép sản xuất thêm hàng hóa với chi phí cận biên thấp thì việc xuất khẩu hànghóa với giá bán thấp là hoàn toàn chính đáng

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu có BPGthường có những động cơ chính đáng và phù hợp với nền kinh tế thị trường Ví

dụ, phần lớn các doanh nghiệp khi bán hàng hóa với mức giá thấp là để mở rộngthị phần của mình và khẳng định chỗ đứng của mình trong thị trường, qua đó tối

đa hoá lợi nhuận Đó là những hoạt động kinh doanh rất thông thường đã trởthành chủ nghĩa của các nhà tư bản Qua sự bành trướng thị trường của họ, ngườitiêu dùng sẽ được sử dụng hàng hóa tốt với giá rẻ và nền kinh tế sẽ được kíchthích tăng trưởng tích cực

Trong tất cả các loại hình BPG thì loại hình BPG tiêu diệt là loại hình BPGnguy hiểm nhất và cũng có thể nói là có lý do chính đáng duy nhất để ngăn cấm.Bởi vì nó được thực hiện với ý định xoá sạch đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị

Trang 35

trường, nắm lấy vị trí thống lĩnh trong thị trường để rồi từ đó tăng giá lên ở mứccao hơn thông thường nhằm vắt kiệt túi tiền của khách hàng để một mình thu lợi.Nếu điều đó thực sự xảy ra và thành công thì không chỉ nền kinh tế mà ngay cảngười tiêu dùng của nền kinh tế nhập khẩu cũng bị thiệt hại bởi vì mức giá rẻ mà

họ được hưởng chỉ là tạm thời Tuy nhiên, hình thức BPG này rất khó xác định

do một dấu hiệu không thể thiếu của nó là ý đồ tiêu diệt đối thủ nhằm thống lĩnhthị trường rồi từ đó tăng giá Ý đồ đó là kế hoạch mang tính chủ quan của doanhnghiệp mà nhiều khi sẽ không có được những bằng chứng rõ ràng để xác định.Hơn nữa, hình thức chống BPG này rất khó có thể xảy ra bởi vì nhiều lý do Thứnhất, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay việc loại trừ các đối thủ cạnhtranh ra khỏi thị trường hoàn toàn không đơn giản Doanh nghiệp muốn BPGtheo cách này sẽ phải có tiềm lực rất lớn và chấp nhận chịu đựng lỗ trong thờigian rất dài Doanh nghiệp đó sẽ phải ý thức được rằng nếu BPG tiêu diệt thì thiệthại họ gây cho đối thủ sẽ không ít hơn thiệt hại mà họ sẽ gây ra cho chính mình.Thứ hai, một khi họ đã giành được thế độc quyền trong thị trường, họ sẽ muốntăng mặt bằng giá để bù lỗ trong thời gian trước đó Khi đó, các doanh nghiệptrước đây đã bị loại bỏ khỏi cuộc chơi cũng như bất kỳ người nào cũng sẽ có thể

tự do quay lại thị trường do điều kiện giá cả lúc này đã có sức kiếm lời Thứ ba,trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, khi một nền kinh tế thị trường mở cửa cósức hấp dẫn, sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung là khó tránhkhỏi Để chiếm được thế thống lĩnh thị trường nhập khẩu bằng con đường BPGtiêu diệt, doanh nghiệp không những phải mạnh ở thị trường trong nước, thịtrường nhập khẩu mà còn ở trên phạm vi toàn cầu Điều này là vô cùng khó Tuynhiên, cho dù là có thể có được điều đó và doanh nghiệp đã thống lĩnh được thịtrường nhập khẩu mà mình mong muốn, không gì có thể ngăn cản các đối thủcạnh tranh trên toàn cầu quay lại thị trường khi doanh nghiệp tăng giá hàng hóa

để bù lỗ do BPG tiêu diệt trước đó

Với những lý do như trên, có thể thấy BPG tiêu diệt là hết sức hiếm trongthương mại quốc tế hiện nay Điều này cũng đã được thực tiễn chứng minh Ví dụ

Trang 36

ở Hoa Kỳ, một trong những nước có nhiều vụ kiện chống BPG nhất thế giới, tỷ lệcác vụ BPG tiêu diệt gần như bằng không Một trong số thống đốc Ngân hàng

liên bang Hoa Kỳ của những năm 70-80 của Thế kỷ 20 tiết lộ rằng “với tư cách

là người đã có rất nhiều kinh nghiệm thực tế thực thi Đạo luật chống BPG của Hoa Kỳ ban hành từ năm 1921, tôi có thể nói rằng chưa bao giờ có một vụ việc nào mà tôi biết mà có thể được xếp vào loại BPG nhằm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh” [70, tr.191].

Về tác động kinh tế, loại trừ trường hợp BPG tiêu diệt có thể có tác độngtiêu cực tới nền kinh tế một cách lâu dài, các trường hợp BPG còn lại hầu hết đều

có ít nhất hai tác động tích cực nổi bật đối với nền kinh tế của bản thân nướcnhập khẩu Thứ nhất, hàng hoá giá rẻ tràn vào sẽ làm cho thị trường có tính cạnhtranh hơn Các nhà sản xuất nội địa vì có nhân tố mới trên thị trường sẽ phải năngđộng hơn và nỗ lực cải tiến sản xuất hơn để cạnh tranh lại với hàng hoá nhậpkhẩu Thứ hai, người tiêu dùng sẽ là người được lợi cuối cùng vì họ sẽ được muahàng hóa với mức giá hợp lý hơn Đây đều là những tác động tích cực luôn đượctrông đợi ở một môi trường cạnh tranh lành mạnh Nhưng rõ ràng các nhà sảnxuất nội địa trước yêu cầu cạnh tranh của các hàng hóa nhập khẩu hoặc sẽ phải

“vất vả” hơn để có thể tồn tại và phát triển hoặc vẫn có thể cạnh tranh được thậmchí loại bỏ đối thủ nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào nước họ mà lại khôngphải “vất vả”, hơn nữa lại còn có lợi cả về vật chất thực tế khi họ sử dụng công

cụ chống BPG như một mũi tên trúng hai mục đích

Về phía các nhà hoạch định chính sách ở nước nhập khẩu, những ngườiđược cho là bị ảnh hưởng không nhỏ từ phía các tập đoàn, các công ty hay nóirộng ra là từ phía các nhà sản xuất nội địa nói chung, đã cố tình bỏ qua những tácđộng tích cực của hoạt động được gọi là BPG với lý do BPG sẽ làm giảm dẫn đếnchỗ tiêu diệt khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, như thể mọiloại hình BPG đều là BPG tiêu diệt Trên thực tế, nếu không áp dụng các biệnpháp chống BPG, tức là cho phép các hoạt động vẫn được gọi là BPG tồn tại thìnền kinh tế nhập khẩu thường sẽ thu được lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với

Trang 37

việc áp thuế chống BPG Ví dụ, một nghiên cứu thực tế của Uỷ ban thương mạiquốc tế Hoa Kỳ đã đi đến kết luận rằng nếu dỡ bỏ đi tất cả các lệnh áp thuế chốngBPG của Hoa Kỳ trong năm 1991 thì toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ được lợi 1,9

tỷ đô la Hoa Kỳ và nếu như dỡ bỏ hết 110 lệnh áp thuế chống BPG trong suốt 4năm từ 1991 đến 1995 (năm tiến hành nghiên cứu) thì lợi ích kinh tế thu về cho

nền kinh tế còn “lớn hơn rất nhiều” [77].

Qua những phân tích từ nhiều góc độ trên đây về BPG và chống BPG, cóthể thấy rằng về thực chất không có căn cứ thực sự hợp lý để biện hộ cho cácbiện pháp chống BPG như hiện nay các nước đang áp dụng Hindley, một trongnhững học giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu pháp luật về chống BPG, chorằng vấn đề đối với chính sách chống BPG là nó không thể lý giải nổi tại sao chỉ

vì thực tế là doanh nghiệp xuất khẩu áp giá bán hàng hóa tại thị trường xuất khẩucao hơn ở thị trường nhập khẩu lại được coi là lý do đủ để đem đến cho chínhphủ của nước nhập khẩu cái quyền được đánh thuế chống BPG mà không phải làquyền yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu của nước họ bán hàng hóa ở mức giácao hơn [73, tr.30]

Như vậy về bản chất có thể thấy các biện pháp chống BPG đều nhằm mụcđích bảo hộ cho ngành công nghiệp trong nước đang bị ngành công nghiệp nướcngoài cạnh tranh lại Đó là một biện pháp mang nặng tính chính trị và bảo hộ chứkhông hoàn toàn dựa trên những tính toán về lợi ích tổng thể của nền kinh tế haycủa người tiêu dùng Việc khởi kiện chống BPG ở các nước luôn luôn là cácdoanh nghiệp trong ngành sản xuất nội địa và khi thuế chống BPG đã được ápdụng thì phần lớn nguồn tiền thu được từ đó thường sẽ được điều tiết bằng cáchnày hay cách khác cho các doanh nghiệp trong nước để bù đắp cho cái gọi là thiệthại của họ vì bị sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá BPG từ nước ngoài.Như vậy là khi áp dụng thuế chống BPG thì chỉ có ngành công nghiệp của nướcnhập khẩu là đối tượng duy nhất được lợi và cái lợi đó có được trên sự thua thiệtcủa chính người tiêu dùng của họ và trên sự lao động của các doanh nghiệp vànhân công lao động nước ngoài, những người đã bỏ công sức sản xuất ra hàng

Trang 38

hoá với mức giá cạnh tranh hơn Nhìn chung trong thực tiễn áp dụng pháp luậtchống BPG của các nước, yếu tố “lợi ích công cộng” ít khi được đề cập tới, hoặcnếu có thì nó cũng chỉ có vai trò thứ cấp nếu so với các tính toán liên quan tớithiệt hại vật chất mà hàng hóa BPG gây ra đối với ngành công nghiệp của nướcnhập khẩu.

Kết luận trên có thể nói là được khẳng định từ những nghiên cứu khoa học

và thực tiễn của các nhà khoa học cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế Ngânhàng thế giới (WB), trong một nghiên cứu gần đây về tác động trên diện rộng củacác biện pháp chống BPG ở các nước, cũng kết luận rằng các khoản thuế chốngBPG đều thiên về vai trò như những chính sách bảo hộ với mục đích ngăn cảnnhững ngành công nghiệp cạnh tranh của nước xuất khẩu khỏi thị trường nướcnhập khẩu [69] Nhận định này cũng được thể hiện rõ trong pháp luật và thực tiễnchống BPG của Hoa Kỳ, Canada và EU, những quốc gia thường được đề cập tớitrong thực tiễn chống BPG trong thương mại quốc tế Trong một tài liệu chính

thức của mình, Ủy ban cải cách pháp luật của Canada nhận định rằng “mục tiêu

của thuế chống BPG là chuyển thu nhập từ phần còn lại của cộng đồng tới những nhà sản xuất nội địa đang sản xuất hàng hoá cùng loại Bởi nhu cầu bao giờ cũng nhiều hơn nguồn cung đối với một hàng hoá nhập khẩu, nên người tiêu dùng bao giờ cũng mất nhiều hơn là nhà sản xuất nội địa được lợi” [80, tr.18] Ở

Hoa Kỳ, sau khi khảo sát các phán quyết của ITC trong vòng bảy năm (từ 1980đến 1986), giáo sư Michael Moore đã kết luật rằng những đơn kiện từ những đơn

vị bầu cử của những thượng nghị sĩ là thành viên của ITC đã được thiên vị mộtcách có hệ thống và việc một nhóm lợi ích nào đó có đòi được thuế chống BPGđối với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hay không có liên hệ chặt chẽ với tầmảnh hưởng của những nghị sĩ mà họ bầu ra trong nghị viện [83] Trong mộtnghiên cứu tương tự cả trên khía cạnh lý luận và thực tiễn, giáo sư Baldwin và

Steagall cũng kết luận: “trong khoảng những năm 80, ITC đúng là đã có dấu

hiệu bị tác động bởi những áp lực từ phía hai viện cũng như các nguồn cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ khác Các phán quyết có xu hướng ủng hộ chống BPG nếu

Trang 39

như trong ngành công nghiệp có liên quan có xu hướng giảm lợi nhuận hay việc làm.” [68, tr.12] Theo quy định của pháp luật về chống BPG của EU, việc không

đi ngược lại với “lợi ích cộng đồng” (Community interest) được quy định như

một điều kiện để áp dụng biện pháp chống BPG Tuy nhiên, những phân tích ởChương 2 cho thấy yếu tố “lợi ích cộng đồng” chỉ đóng vai trò thứ cấp trong quátrình điều tra và áp thuế chống BPG tại EU

1.4 Thủ tục tố tụng đối với các vụ kiện chống bán phá giá

Dịnh nghĩa về chống BPG được phát biểu khá đơn giản, song thực tiễn các

vụ kiện chống BPG trong thương mại quốc tế thường diễn ra rất phức tạp Một vụkiện chống BPG có thể liên quan tới nhiều chục, thậm chí hàng trăm doanhnghiệp xuất khẩu cũng như doanh nghiệp sản xuất trong ngành sản xuất nội địacủa nước nhập khẩu với khối lượng và giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn, diễn ratrong vòng nhiều năm Các vụ kiện chống BPG cũng có xu hướng thường liênquan tới các ngành sản xuất có sử dụng nhiều lao động giản đơn nên hệ quả củacác vụ kiện có thể gây ra những vấn đề xã hội ở cả nước nhập khẩu và nước xuấtkhẩu Chính vì lý do này mà các vụ kiện chống BPG cũng thường nhận được sựquan tâm rất lớn từ phía các chính phủ nước nhập khẩu Do tính chất phức tạpnhư vậy nên hầu hết các nước đều quy định thủ tục tố tụng khá phức tạp Thủ tục

tố tụng giải quyết vụ kiện chống BPG theo quy định của WTO và hầu hết cácnước đều được tiến hành qua một số giai đoạn nhất định và ở mỗi giai đoạn đều

Trang 40

xuất khẩu sản phẩm đó vào thị trường nước nhập khẩu, các thông tin về GTTT,GXK của sản phẩm bị kiện BPG và thông tin khác Đơn kiện cũng phải đi kèmvới các bằng chứng xác thực về việc BPG, thiệt hại đối với ngành sản xuất trongnước và mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này Sau khi nhận được đơn yêucầu khởi kiện hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động thu thậpchứng cứ, điều tra để xác định ba vấn đề cơ bản của chống BPG là: (1) có việcBPG hay không? (2) có thiệt hại xảy ra đối với ngành sản xuất nội địa không? và(3) có mối quan hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hại không? Trong giai đoạnnày, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị kiện thường phải đưa ra ý kiến vàcung cấp các chứng cứ thuyết phục để bảo vệ ý kiến của mình.

Giai đoạn xác định mức thuế chống BPG: trong giai đoạn này, căn cứ vàokết quả cụ thể sau khi xác định được ba vấn đề nêu trên, cơ quan có thẩm quyềncủa nước nhập khẩu sẽ xác định có cần áp dụng biện pháp chống BPG hay không

và nếu có thể sẽ áp dụng biện pháp nào Pháp luật về chống BPG của từng quốcgia có quy định cụ thể về các điều kiện áp dụng từng biện pháp chống BPG Nếuquyết định áp thuế chống BPG đối với sản phẩm nhập khẩu, cơ quan có thẩmquyền cũng sẽ xác định mức thuế chống BPG cụ thể

Giai đoạn rà soát sau khi áp thuế chống BPG: một vụ kiện chống BPGkhông bao giờ kết thúc ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về mứcthuế chống BPG Thuế chống BPG thường được áp dụng trong một thời hạn nhấtđịnh với khả năng được gia hạn Luật lệ của WTO cũng như pháp luật các nướcđều có quy định về các cơ chế rà soát lại mức thuế chống BPG Các cơ chế ràsoát cụ thể được quy định ở các quốc gia có thể khác nhau Tuy nhiên, doanhnghiệp xuất khẩu hàng hóa bị áp thuế chống BPG có thể kiện quyết định áp thuếchống BPG lên tòa án có thẩm quyền của nước nhập khẩu; doanh nghiệp xuấtkhẩu cũng có thể thông qua các đợt rà soát hành chính định kỳ, giữa kỳ hoặc cuối

kỳ để giảm hoặc thuyết phục cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu bãi bỏthuế chống BPG

Ngày đăng: 10/08/2014, 09:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2005), Thông tư hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, (106/2005/TT-BTC), ngày 5/12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2005
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định cụ thể hóa một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá, (90/2005/NĐ-CP) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định cụ thể hóa một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, (04/2006/NĐ-CP), ngày 9/1/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2006
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh, (06/2006/NĐ-CP), ngày 9/1/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2006
6. Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương (2008), Quyết định ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, (32/QĐ-QLCT), ngày 15/5/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Tác giả: Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương
Năm: 2008
12.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật thuế xuất khẩu (45/2005/QH11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế xuất khẩu
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
13.Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh chống bán phá giá, (20/2004/PL-UBTVQH11).II. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh chống bán phá giá
Tác giả: Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2004
14.Lý Vân Anh (2009), “Phương pháp quy về không (zeroing) trong điều tra về bán phá giá: sửa đổi các quy định của WTO và tác động đối với Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (3), tr.38 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp quy về không (zeroing) trong điều tra về bán phá giá: sửa đổi các quy định của WTO và tác động đối với Việt Nam”, "Tạp chí nhà nước và pháp luật
Tác giả: Lý Vân Anh
Năm: 2009
16.TS.Trần Việt Dũng (2009), “Thực trạng áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong thủ tục chống bán phá giá”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10), tr. 29 – 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong thủ tục chống bán phá giá”, "Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Tác giả: TS.Trần Việt Dũng
Năm: 2009
17.Nguyễn Linh Giang (2008), “Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3), tr. 46 – 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO”, "Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Linh Giang
Năm: 2008
18.TS. Hoàng Phước Hiệp (2003), “Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của tổ chức thương mại thế giới và Hoa Kì”, Tạp chí Luật học, (1), tr. 26 – 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của tổ chức thương mại thế giới và Hoa Kì”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: TS. Hoàng Phước Hiệp
Năm: 2003
19.Nguyễn Ngọc Khánh (2005), “Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và một số suy nghĩ về việc thực hiện trong mối liên hệ với toà án”, Tạp chí Toà án, (10), tr. 02 – 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và một số suy nghĩ về việc thực hiện trong mối liên hệ với toà án”, "Tạp chí Toà án
Tác giả: Nguyễn Ngọc Khánh
Năm: 2005
20.Đoàn Trung Kiên (2005), Pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam
Tác giả: Đoàn Trung Kiên
Năm: 2005
2. Bộ Thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Công văn về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (3843/TM-ĐB), ngày 27/9/2001 Khác
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ Khác
8. Đảng cộng sản Việt nam (2001), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam Khóa VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, ngày 19/4/2001 Khác
9. Đảng cộng sản Việt nam (2006), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam Khóa IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, ngày 18/4/2006 Khác
10.Đảng cộng sản Việt nam (2011), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam Khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, diễn ra từ ngày 12 tháng 1 năm 2011 đến ngày 19 tháng 1 năm 2011 Khác
11.Đảng cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w