1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán việt nam- một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trên bctc

52 4K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 299 KB

Nội dung

Giá trị hợp lý Cơ sở tính giá hợp lý bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm 1990 khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB nghiên cứu ban hànhmới và sửa đổi các chuẩn mực kế

Trang 1

Mục lục

Lời nói đầu……… 2

Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC……… …4

1.1 Các cơ sở tính giá để đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC…… 4

1.1.1 Giá trị hợp lý……… … 4

1.1.2 Giá gốc……… 5

1.1.3 Giá hiện hành……… 5

1.1.4 Giá trị thuần có thể thực hiện được……….6

1.3 Quy định về trình bày thông tin trên BCTC trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam……… 9

1.3.1 Khái niệm, mục đích và tác dụng của BCTC……….9

1.3.2 Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC theo CMKT Việt Nam… 12

Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trên BCTC……… 17

2.1 Khái quát chung Chuẩn mực kế toán Việt Nam……… …17

2.2 Nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán và ảnh hưởng của nguyên tắc này trong trình bày thông tin trên BCTC……… 19

2.3 Phương pháp giá gốc trong trình bày thông tin trên BCTC………… 24

2.4 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc giá gốc trong trình bày BCTC………… 27

Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC……… 33

3.1 Tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC……… 33

3.2 Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC……… 38

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trong BCTC……….…49

Kết luận……… …….50

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng như xu hướng

cổ phần hóa nói riêng, báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò rất quan trọng.Thông tin trình bày trong các BCTC là phương tiện giúp cho các đối tượng sửdụng thông tin như: các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính phủ vàcác ban ngành chức năng như cơ quan thuế, cơ quan thống kê nắm bắt mộtcách sát thực nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra cácquyết định quản trị, quản lý và đầu tư một cách phù hợp Tuy nhiên, có thểthấy việc trình bày thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp hiện nay còntồn tại nhiều bất cập Để khắc phục thực trạng này cũng như để tăng cườngtính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC đã có nhiều côngtrình nghiên cứu ra đời, nhiều giải pháp được đặt ra Đứng trên góc độ xemxét từ khía cạnh nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam,nhóm tác giả đã mạnh dạn lựa chọn và hoàn thành đề tài: “Nguyên tắc giá gốctrong Chuẩn mực kế toán Việt Nam- một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cườngtính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về định giá

và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC; nguyên tắc giágốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trênBCTC; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thôngtin kế toán trình bày trong BCTC

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và tính minh bạch thông tin trình bày trong BCTC

- Phạm vi nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các loại BCTC

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở phươngpháp luận

Trang 3

- Kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tế vận dụng nguyên tắcgiá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam về BCTC.

- Phương pháp kỹ thuật: kết hợp với các phương pháp khảo sát, so sánh,phân tích đánh giá, tổng hợp, quy nạp, diễn giải…

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, kế thừa các kết quả đã nghiên cứu

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trìnhbày thông tin trên BCTC

Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam vàviệc trình bày thông tin trên BCTC

Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kếtoán trình bày trong BCTC

Trang 4

Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC.

1.1 Các cơ sở tính giá để đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC

1.1.1 Giá trị hợp lý

Cơ sở tính giá hợp lý bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm

1990 khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) nghiên cứu ban hànhmới và sửa đổi các chuẩn mực kế toán như: Nông nghiệp, Bất động sản đầu

tư, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, công cụ tài chính… Các chuẩn mực kế toán(IAS) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đều sử dụng định

nghĩa “Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá.”.

Ưu điểm của giá trị hợp lý:

- Tiếp cận dựa trên thị trường : Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánhđược mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sảnhoặc một khoản nợ phải trả Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giákhác thay thế, giá trị hợp lý được coi là cơ sở định giá giúp thông tin tài chínhphản ánh tốt nhất dòng tiền tương lai của đơn vị cũng như khả năng thanhkhoản và linh hoạt tài chính của đơn vị

- Cung cấp thông tin hữu ích hơn : Gắn với các mục tiêu và yêu cầu củathông tin tài chính, có thể nhận thấy giá trị hợp lý sẽ góp phần làm cho thôngtin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nềnkinh tế thị trường phát triển

Nhược điểm của giá trị hợp lý: Tính khách quan và tin cậy của giá hợp

lý còn nhiều điểm chưa được đảm bảo:

- BCTC theo cách tiếp cận giá trị hợp lý luôn tồn tại những mâu thuẫn

về logic kinh tế nếu giá trị hợp lý được sử dụng triệt để đối với mọi khoảnmục Chẳng hạn, người sử dụng thông tin tài chính sẽ khó có thể hiểu ý nghĩakinh tế của các khoản thu nhập phát sinh do biến động tăng giá trị hợp lý củamột số tài sản trong khi mục đích nắm giữ tài sản này của doanh nghiệp là để

có doanh thu trong dài hạn, chứ không phải bán tài sản trong ngắn hạn

Trang 5

- Hạn chế của cơ sở tính giá này càng thể hiện rõ khi nó được áp dụng

để đánh giá các tài sản mà doanh nghiệp không có ý định bán, thanh toántrong ngắn hạn hoặc trong điều kiện không có thị trường hoạt động hiệu quảcho tài sản và nợ phải trả ở các nước đang hình thành và phát triển nền kinh

tế thì việc áp dụng cơ sở tính giá này cần phải xem xét kỹ càng hơn

1.1.2 Giá gốc

Giá gốc của tài sản là số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phảitrả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghinhận

Một cách tổng quát , cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trịmột tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổingang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua và giá trị này được giữ nguyên kể

cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổitrên thị trường

Ưu điểm của giá gốc:

Trong hầu hết các trường hợp xác định giá gốc của tài sản và nợ phảitrả đều dựa trên các bằng chứng khách quan có thể thẩm định nên có thểkhẳng định giá gốc có độ tin cậy cao nhất trong các cơ sở tính giá mà kế toán

có thể sử dụng

Giá gốc là thông tin thích hợp cho các quyết định kinh tế thông quaphân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, định giá bán sản phẩm,tiếp tục sản xuất và ngừng một bộ phận nào đó và một loạt các quyết địnhkhác trên cơ sở căn cứ vào các hệ số tính toán dựa trên thông tin trình bàytrong báo cáo tài chính

Nhược điểm của giá gốc:

Cơ sở tính giá này chủ yếu phản ánh các dòng tiền trong quá khứ mà ít

có sự liên hệ rõ ràng với khả năng tạo ra dòng tiền tương lai của doanhnghiệp Gắn với mục tiêu cung cấp thông tin tài chính và nhu cầu của đốitượng sử dụng thông tin hiện nay, giá gốc bộc lộ một số hạn chế về tính thíchhợp

1.1.3 Giá hiện hành

Trang 6

Giá hiện hành là mức giá kinh tế nhất mà doanh nghiệp phải trả hoặcchi phí hợp lý nhất phải bỏ ra để có được tài sản thay thế với công suất vànăng lực hoạt động tương đương với tài sản hiện có Giá hiện hành có thể xácđịnh theo cách tiếp cận từ bên trong doanh nghiệp (còn gọi là giá thành sảnxuất thay thế) hoặc với cách tiếp cận bên ngoài doanh nghiệp (được gọi là giámua thay thế).

Ưu điểm của giá hiện hành:

Trong điều kiện không tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản và nợphải trả hoàn toàn giống nhau tại thời điểm ghi nhận ban đầu thì giá hiện hànhnếu đảm bảo được tính tin cậy được ưu tiên sử dụng để phản ánh đúng bảnchất của đối tượng kinh tế tài chính

Nhược điểm của giá hiện hành:

Giá hiện hành phản ánh mặt bằng giá thị trường hiện tại trong điềukiện hiện tại của thị trường nên cũng ít có sự liên hệ trực tiếp đến khả năngtạo ra dòng tiền trong tương lai Chính vì thế thông tin mà nó mang lại khôngđáp ứng tốt các mục tiêu cung cấp thông tin mà kế toán hướng tới

Mặt khác, giá hiện hành cũng được xác định trên cơ sở thông tin thuthập từ thị trường với giả định các điều khoản trong giao dịch là kinh tế nhấtđối với doanh nghiệp Nên đứng trên góc độ của các đối tượng khác sử dụngthông tin tính tin cậy chưa được đảm bảo

1.1.4 Giá trị thuần có thể thực hiện được

Giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản là giá bán ước tính trongđiều kiện hoạt động bình thường của doanh nghiệp trừ chi phí ước tính đểhoàn thiện và để bán tài sản Giá trị thuần có thể thực hiện được của nợ phảitrả được hiểu là khoản doanh nghiệp sẽ phải thanh toán trong điều kiện hoạtđộng bình thường liên quan đến khoản nợ phải trả cộng các chi phí phát sinh

để thực hiện nghiệp vụ thanh toán nợ

Xuất phát từ khái niệm trên, có 3 yếu tố cần thiết để tính được giá trị

1 Giá bán ước tính là giá có thể bán được các mục hàng đó trên thị trường

Có thể tham chiếu giá cả thị trường tại thời điểm lập BCTC

2 Chi phí ước tính để hoàn thành là các chi phí ước tính sẽ phát sinh đểhoàn thiện cái sản phẩm (trong trường hợp là sản phẩm chưa hoàn thành, hoăc

Trang 7

sản phẩm cần sửa chữa, hay gia công thêm trước khi có thể đem bán)

3 Chi phí ước tính cho việc tiêu thụ là các chi phí liên quan đến việc bán cácsản phẩm đó chẳng hạn như là chi phí đóng gói lại, chi phí cho nhân viên bánhàng, đại lý bán hàng

Ưu điểm của giá trị thuần có thể thực hiện được:

Việc định giá trên nguyên tắc giá này đảm bảo tuân thủ tốt nhấtnguyên tắc thận trọng - “Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và cáckhoản thu nhập” Và một khi nguyên tắc thận trọng được đảm bảo, tức làthông tin kế toán được cung cấp sẽ mang tính tin cậy cao Hay nói cách kháccác nhà đầu tư cũng như các đối tượng khác sử dụng thông tin sẽ đánh giáđúng giá trị những tài sản có xu hướng giảm giá, mất giá hoặc không bánđược hay cũng chính là nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mộtcách chính xác nhất, điều mà giá gốc không thực hiện được, từ đó đưa ra cácquyết định phù hợp

Nhược điểm của giá trị thuần có thể thực hiện được:

Xét về tính thích hợp của thông tin giá trị thuần có thể thực hiện cónhững hạn chế nhất định do cơ sở tính giá này đặt trọng tâm vào giao dịchbán (Trong khi các tài sản của doanh nghiệp nắm giữ không phải để bán).Ngoài ra, cơ sở tính giá này thiên về phản ánh giá trị mong đợi của riêngdoanh nghiệp mà không phản ánh kì vọng chung về giá của thị trường Vớimục tiêu là Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin chung nhất cho các đốitượng khác nhau thì thông tin ghi nhận ban đầu trên cơ sở giá trị thuần có thểthực hiện được sẽ khó đảm bảo tính thích hợp

Xét về tính tin cậy, giá trị thuần có thể thực hiện cũng dựa trên các ướctính kế toán trong có có ước tính trên cơ sở thị trường (giá bán) và ước tínhchi phí của doanh nghiệp (chi phí hoàn thiện và chi phí bán) Do vậy, trongnhiều tình huống tính tin cậy của thông tin tài chính cũng khó được đảm bảo

Để có thể được sử dụng trong đánh giá tài sản và nợ phải trả khi ghinhận ban đầu, giá trị thuần có thể thực hiện được cần được điều chỉnh nhằmgiảm sự phụ thuộc vào giao dịch bán tài sản và sự kì vọng của chính doanhnghiệp

Vậy, vì sao Việt Nam lại áp dụng giá gốc mà không phải giá khác trong ghi nhận thông tin trình bày trên BCTC?

Trang 8

Trước tiên, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và lựa chọn các cơ sở tínhgiá trong kế toán.Trên cả phương diện lý thuyết và thực tế, có nhiều cơ sởđịnh giá để các nhà soạn thảo chuẩn mực, chế độ kế toán lựa chọn Để đánhgiá và sử dụng phù hợp các cơ sở tính giá này cần xác định các tiêu chuẩn lựachọn nhất định Theo chúng tôi cơ sở định giá được lựa chọn phải đáp ứngđược mục tiêu và các yêu cầu cơ bản của thông tin tài chính:

Mục tiêu cung cấp thông tin tài chính được diễn giải một cách ngắn gọn

là giúp những người sử dụng thông tin ra được các quyết định kinh tế phù hợpvới lợi ích của họ

Các yêu cầu cơ bản của thông tin tài chính dược đặt ra gồm: Tính tincậy, tính thích hợp, tính dễ hiểu, tính có thể so sánh Trong đó, hai yêu cầuđược nhấn mạnh hơn cả là tính thích hợp và tính tin cậy

Thực tế cho thấy các quan điểm về giá cả, giá trị và phương pháp tínhgiá đã có nhiều thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau trên các phươngdiện kinh tế- chính trị học- quản lý kinh doanh và hạch toán nghiệp vụ Tuynhiên do nhiều lý do khác nhau , việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đốitượng kế toán trên cơ sở giá gốc vẫn được chấp nhận là nền tảng đo lườngtrong kế toán trong mấy chục năm qua Trong đó một số lý do có thể kể đếnlà:

- Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan: Thôngtin kế toán hữu ích là thông tin phải đảm bảo mức độ tin cậy cao, các thôngtin và các số liệu kế toán phải đảm ghi chép và báo cáo đúng với thực tế,không bị xuyên tạc, không bị bóp méo Mặt khác, giá gốc lại được hình thànhtrên cơ sở sự thương lượng với đầy đủ sự hiểu biết và thỏa mãn về lợi ích giữangười mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này có thể kiểm trađược, nên giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan

- Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo được nguyên tắc thận trọng: Như

đã trình bày ở trên, nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc rất quan trọng trongcác nguyên tắc kế toán , đó là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết đểlập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn Điều này đòi hỏingười làm kế toán phải cố gắng đảm bảo rằng thực trạng tài chính và mức độthành công không được phóng đại Bên cạnh đó kế toán trên cơ sở giá gốc đãtăng cường củng cố sự tin cậy về các chỉ tiêu được ghi nhận trong các báo cáo

ở thời điểm hiện tại từ đó làm tăng sự tin cậy của các lợi ích (thu nhập, tài

Trang 9

sản) trong tương lai Do đó nguyên tắc giá gốc đã phù hợp với yêu cầu củanguyên tắc thận trọng.

- Kế toán trên cơ sở giá gốc phù hợp với nguyên tắc hoạt động liên tục:Việc điều chỉnh giá trị các tài sản đang sử dụng theo giá thị trường là khôngphù hợp với mục đích hình thành tài sản, hơn nữa do không có quan hệ muabán xảy ra thì giá thị trường không thể được xác lập một cách khách quan, do

đó sử dụng giá gốc để ghi nhận giá trị tài sản là hoàn toàn hợp lý với điềukiện doanh nghiệp hoạt động liên tục Tuy nhiên nếu có dấu hiệu về sự viphạm nguyên tắc hoạt động liên tục hoặc doanh nghiệp có dự định bán tài sảnthì giá thị trường thay thế giá gốc sẽ phù hợp hơn

- Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhất quán:Xét về tổng thể thì sử dụng giá gốc sẽ thuận lợi hơn các phương pháp tính giákhác để đảm bảo tính chất so sánh được của thông tin do đòi hỏi các chínhsách, phương pháp kế toán phải được sử dụng thống nhất và kiên định

Sử dụng nguyên tắc giá gốc trong ghi nhận thông tin kế toán đảm bảođược yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế đangphát triển ví dụ như nền kinh tế Việt Nam những năm đầu đổi mới Tuy nhiênkhi đối tượng kế toán trở nên đa dạng, thường xuyên biến động thì thông tin

kế toán giá gốc trở nên phức tạp, thiếu tính kịp thời, không đáp ứng yêu cầuquản lý trong việc kiểm soát, ra quyết định…Khi đó việc áp dụng cơ sở giákhác thay thế giá cố định là phù hợp

Như vậy, trong giai đoạn đầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường,mục tiêu cung cấp thông tin kế toán tập trung vào việc đảm bảo tuân thủ phápluật thuế, các chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước Mục tiêucung cấp thông tin kế toán cho các chủ thể khác trong nền kinh tế như: Cácnhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai không phải là mục tiêu chủ yếu Yêucầu quan trọng nhất đặt ra đối với thông tin kế toán là tính tin cậy và tuân thủ,

do đó kế toán trên cơ sở giá gốc được lựa chọn là cơ sở phù hợp ghi nhậnthông tin kế toán một cách hữu hiệu ở Việt Nam trong mấy chục năm qua

Vậy Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc giá gốc như thế nào trong trìnhbày thông tin trên BCTC? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này ở mục tiếptheo

1.3 Quy định về trình bày thông tin trên BCTC trong Chuẩn mực

kế toán Việt Nam

Trang 10

1.3.1 Khái niệm, mục đích và tác dụng của BCTC

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán

theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tàisản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD,tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy địnhthống nhất

Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính đượctổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết vànhững thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó Báo cáo tàichính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đếnngười ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho các đối tượng bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp Điều này khác biệt với các báo cáo kế toánnội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầuquản lý nội bộ doanh nghiệp

Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là những người bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là những đối tượng có lợi ích trực tiếphoặc gián tiếp Các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trong báocáo tài chính đòi hỏi việc đánh giá về năng lực của doanh nghiệp để tạo ranguồn lực tài chính cho doanh nghiệp Các đối tượng sử dụng thông tin trênbáo cáo tài chính gồm:

- Các nhà quản lý doanh nghiệp

- Các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước

- Các đối tượng khác (các chủ nợ hiện tại và tương lai, các nhà đầu tư,người cung cấp )

Mục đích của các báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính,tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêucầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích củanhững người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tàichính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

a/ Tài sản;

Trang 11

b/ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

c/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; d/ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

đ/ Thuế và các khoản nộp Nhà nước;

e/ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;

g/ Các luồng tiền

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tinkhác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về cácchỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kếtoán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bàybáo cáo tài chính

Tác dụng của báo cáo tài chính:

- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp:

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nguồnlực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát của cơ cấu tài chính, khả năng thanhtoán và khả năng tương thích với môi trường kinh doanh Nhờ có thông tin vềcác nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và năng lực của doanhnghiệp trong quá khứ đã tác động đến nguồn lực kinh tế này mà có thể dựtoán năng lực của doanh nghiệp có thể tạo ra các khoản tiền và tương đươngtiền trong tương lai

Thông tin về cơ cấu tài chính có tác dụng lớn để dự đoán nhu cầu đivay, phương thức phân phối lợi nhuận, tìên lưu chuyển và cũng là nhữngthông tin cần thiết để dự đoán khả năng huy động các nguồn lực tài chính củadoanh nghiệp

- Thông tin về tình hình doanh nghiệp:

Trên các báo cáo tài chính trình bày những thông tin về tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về tính sinh lợi, thông tin vềtình hình biến động trong SXKD sẽ giúp cho đối tượng sử dụng đánh giánhững thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có thểkiểm soát trong tương lai, để dự đoán khả năng tạo ra các nguồn tiền chodoanh nghiệp trên cơ sở hiện có và việc đánh giá hiệu quả các nguồn lực bổsung mà doanh nghiệp có thể sử dụng

Trang 12

- Thông tin về sự biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp:

Trong các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu báo cáo là tình hình tài sản,nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệcủa doanh nghiệp tại một thời điểm hoặc của một thời kỳ, tuy nhiên các chỉtiêu vẫn cho phép người sử dụng thông tin đánh giá được tình hình biến độngtài chính của doanh nghiệp qua một thời kỳ (kỳ này so với kỳ trước, kỳ này sovới đầu năm ) vì vậy các thông tin trên báo tài chính rất hữu ích trong việcđánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo

Từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy thông tin trong các báo cáo tàichính có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin chocác đối tượng để ra các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời

Tính hữu ích của BCTC thể hiện qua các điểm chính yếu sau:

- Tính hữu ích của BCTC thể hiện qua những lợi ích mang lại cho người sửdụng thông tin trên BCTC, dựa trên nền tảng là các đặc tính sơ cấp có tínhnguyên tắc: phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh và có thể hiểu; và các đặc

- Có thể nâng cao tính hữu ích của BCTC như ngăn chặn sự suy giảm tínhhữu ích và hoàn thiện cách thức mang lại lợi ích cho người sử dụng thông tin

1.3.2 Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC theo CMKT Việt Nam

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ các

yêu cầu đã được qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài

chính”, gồm:

Trang 13

+ Trung thực và hợp lý;

+ Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định củatừng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhucầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thôngtin đáng tin cậy, khi:

- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp;

- Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện khôngchỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

- Trình bày khách quan, không thiên vị;

- Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính

Để đảm bảo được những yêu cầu đối với báo cáo tài chính thì việc lập

hệ thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

1- Kinh doanh liên tục:

Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc ngườiđứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục củadoanh nghiệp Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanhnghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bìnhthường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộcphải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được

có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện

có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanhnghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ Nếu báo cáo tàichính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần đượcnêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanhnghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục

Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp,Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi

Trang 14

thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kếtthúc niên độ kế toán.

2- Nguyên tắc cơ sở dồn tích:

Trừ các thông tin có liên quan đến lưu chuyển tiền, doanh nghiệp phảilập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc dồn tích.Theo cơ sở kế toán dồntích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, khôngcăn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán

và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan Các khoản chi phí được ghinhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữadoanh thu và chi phí Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không chophép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãnđịnh nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả

b/ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trìnhbày

4- Tính trọng yếu và sự hợp nhất:

Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệttrong báo cáo tài chính Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trìnhbày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặcchức năng

Thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì

có thể có ảnh hưởng tới việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụngthông tin dựa trên các báo cáo tài chính Để xác định một khoản mục hay mộttập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô củachúng Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoảnmục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu Ví dụ, các tài sản riêng lẻ cócùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá

Trang 15

trị của khoản mục là rất lớn.(Ví dụ hàng tồn kho) Tuy nhiên, các khoản mụcquan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày mộtcách riêng rẽ.

5- Nguyên tắc bù trừ:

a/ Bù trừ tài sản và nợ phải trả:

Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bàyBCTC không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt tất

cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC

b/ Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí:

+ Được bù trừ theo qui định tại một chuẩn mực kế toán khác;

+ Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tàichính, ví dụ:

- Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán ngắn hạn:

Lãi (lỗ) bán

chứng khoán

= Thu bán chứng khoán

- Giá gốc chứng khoán

- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Lãi (lỗ) mua,

bán ngoại tệ

= Thu bán Ngoại tệ

- Giá mua ngoại tệ

Các khoản mục được bù trừ được trình bày: Số lãi (hoặc lỗ thuần)

6 Nguyên tắc có thể so sánh

Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các BCTCnhư: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáolưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu để so sánh, cụ thể:

- Đối với Bảng cân đối kế toán:

Trang 16

Bảng cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉtiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầunăm);

Bảng cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh từng chỉ tiêutương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm)

- Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm phải trình bày số liệu sosánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất(Năm trước);

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo kỳ kế toán quý phảitrình bày số liệu của quý báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báocáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước)

- Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm phải trình bày số liệu so sánh theotừng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Nămtrước);

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý phải trình bày số lũy kế từ đầu năm đếnngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêucủa báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước)

Để bảo đảm nguyên tắc so sánh, số liệu “Năm trước” trong Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyếtminh báo cáo tài chính phải được điều chỉnh lại số liệu trong các trường hợp:

- Năm báo cáo áp dụng chính sách kế toán khác với năm trước;

- Năm báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước;

- Kỳ kế toán “Năm báo cáo” dài hoặc ngắn hơn kỳ kế toán năm trước Ngoài ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn phải trình bày

rõ lý do của sự thay đổi trên để người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính

Trang 17

Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam

và việc trình bày thông tin trên BCTC

2.1 Khái quát chung Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trong tiến trình hội nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết với cácnhà tài trợ và các tổ chức quốc tế là việc cải cách hệ thống kế toán Việt Namtrong đó có cam kết về hoàn thiện một hệ thống Chuẩn mực kế toán (CMKT)hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế Theo lộ trình đó, Bộ Tàichính đã nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống CMKT ViệtNam (VAS) Từ năm 2001 cho đến nay, chúng ta đã ban hành 5 đợt với 26chuẩn mực Hệ thống CMKT Việt Nam ra đời đã tạo dựng khuôn khổ pháp lýtrong lĩnh vực kế toán, tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành mạnhhóa các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sựcông nhận của quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập

Quyết định số: 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 (4CM)

Quyết định số: 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 (6CM)

Quyết định số: 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 (6CM)

Quyết định số: 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 (6 CM)

Quyết đinh số: 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 (4CM)

Các Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở phùhợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế - chínhtrị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần.Thực tế cho thấy, kể từ khi hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời chođến nay đã góp phần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa về dịch

vụ kế toán Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng

Trang 18

khoán Tóm lại, hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việcquản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quanchức năng như thuế, thanh tra tài chính…

Một số nét nhìn nhận, đánh giá khái quát hệ thống CMKT Việt Nam

Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu hội nhập, từ năm 1996, Việt Nam đãnghiên cứu toàn bộ hệ thống CMKT quốc tế (IAS) và CMKT của một số quốcgia trong khu vực nhằm xác định điều kiện và khả năng áp dụng cho nền kinh

tế Việt Nam Hệ thống các VAS được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sởcác IAS và chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được cập nhật mới nhất Với

26 CMKT đã ban hành cho đến nay cho thấy:

Thứ nhất, sự hài hòa tương đồng:

- Hệ thống CMKT Việt Nam là khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức độ cao sovới hệ thống CMKT quốc tế VAS cơ bản phù hợp với IAS và IFRS khôngchỉ về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên BCTC mà còn

- Từng CMKT đã được dịch ra tiếng Anh tạo điều kiện cho các nhà đầu

tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới có thểtiếp cận dễ dàng với hệ thống CMKT Việt Nam Điều này không chỉ gópphần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắtnhịp kịp thời với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường, màquan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khuvực

- Trong quá trình phát triển, từ việc chỉ chú trọng phát triển kế toán phục

vụ cho mục đích thu thuế,Việt Nam đã có những nỗ lực chuyển đổi phát triểnmột hệ thống kế toán toàn diện hơn, được cộng đồng thế giới áp dụng IFRS

Thứ hai, những điểm khác biệt: Nếu so sánh nội dung giữa các CMKT

Việt Nam đã ban hành với các CMKT quốc tế chúng ta sẽ thấy còn có sự khác

- Một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia

và ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về cách dùng thuật ngữ, hoặc về cácphương pháp được áp dụng, phạm vi trình bày

- Hiện nay số lượng các CMKT của Việt Nam so với CMKT quốc tế

Trang 19

cũng chưa tương đương (Quốc tế có 51 chuẩn mực, Việt Nam mới ban hành

- Đồng thời “tinh thần kế toán độc lập” của CMKT quốc tế vẫn còn giới

- Hiện nay các quy tắc kế toán còn bị bó buộc trong một vài hệ thốngtài khoản đã định sẵn và các bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch

cụ thể là chưa phù hợp với tinh thần của IFRS Những quy định kế toán cứngnhắc này sẽ là một trở ngại trong việc phát triển kế toán chuyên nghiệp, hoặchạn chế những kế toán viên có trình độ chuyên môn cao phát huy năng lực

Sự khác biệt như trên thật dễ hiểu vì quan điểm xây dựng hệ thốngCMKT Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phùhợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống phápluật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kếtoán của Việt Nam Những khác biệt này cũng chỉ là tạm thời và ngày càngthu hẹp khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, nguồn nhânlực kế toán tốt hơn,… các CMKT Việt Nam sẽ được tiếp tục hoàn thiện ởmức độ cao hơn, thống nhất cao hơn với các CMKT Việt Nam và IFRS

2.2 Nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán và ảnh hưởng của nguyên tắc này trong trình bày thông tin trên BCTC

Nguyên tắc giá gốc là một trong những nguyên tắc quan trọng nhấttrong kế toán nói chung cũng như việc ghi nhận đánh giá tài sản nói riêng.Chuẩn mực kế toán Việt Nam lấy nguyên tắc giá gốc là nguyên tắc cơ sở vàchính yếu nhất trong công tác tổ chức ghi nhận thông tin cũng như hoạch toánnghiệp vụ Nguyên tắc giá gốc ảnh hưởng đến nhiều đối tượng kế toán khácnhau được trình bày ở các chuẩn mực cụ thể, song trong khuôn khổ nghiêncứu ở đây, chúng ta cùng phân tích sự vận dụng của nguyên tắc này trong cácchuẩn mực kế toán: CMKT 02 “ Hàng tồn kho”, CMKT 03 “ Tài sản cố địnhhữu hình”, CMKT 04 “ Tài sản cố định vô hình”, CMKT 21 “ Trình bày báocáo tài chính”

Thứ nhất, sự vận dụng của nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế

toán 02 “Hàng tồn kho”

Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinhdoanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang,

Trang 20

nguyên vật liệu , công cụ, dụng cụ được dùng trong qua trình sản xuất, kinhdoanh hoặc dịch vụ.

Theo đoạn 04 trong chuẩn mực này quy định: hàng tồn kho của doanhnghiệp được đánh giá theo giá gốc( trị giá vốn thực tế) và trong trường hợpgiá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì ghi nhận theo giá trịthuần có thể thực hiện được Giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư làgiá ước tính của vật tư trong kỳ SXKD bình thường trừ đi chi phí ước tính để

hoàn chỉnh sản phẩm và chi phí ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau:

Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn rasau ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này đượccung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời điểm kếtthúc niên độ Trường hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 23 “Các sựkiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm” Nghĩa là:

- Nếu hàng tồn kho được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kếtoán năm thì có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của hàng tồn kho đểxác định lại mức dự phòng đã lập Vì điều này cung cấp bàng chứng tin cậy

về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho vào cuối

- Nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kếtoán năm thì giá bán của hàng tồn kho không được sử dụng để xác định lạimức dự phòng đã lập vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc về sự thayđổi của thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của hàng tồnkho vào cuối năm trước không phù hợp

Việc sử dụng giá trị thuần để ghi nhận giá trị hàng tồn kho ở đây nhằmmục đích đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán Tuy nhiên về bản chất,

cơ sở chính được quy định để ghi nhận giá trị hàng tồn kho vẫn là nguyên tắcgiá gốc

Giá gốc hàng tồn kho được xác định cụ thể cho từng loại, bao gồmchi phí mua ; chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan đến việc sởhữu các loại hàng tồn kho đó

Trang 21

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế khôngđược hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình muahàng tồn kho trừ ra các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàngmua.Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếpđến sản xuất chế biến ra các loại hàng tồn kho đó Trường hợp sản xuất nhiềuloại hàng tồn kho trên một quy trình công nghệ trong cùng một thời gian màkhông thể tách được các chi phí chế biến thì phải phân bổ các chi phí này theotiêu chuẩn thích hợp Trường hợp có sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụđược tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị này đựoc loại trừkhỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính Các khoản chiphí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí khác phát sinhtrên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp khôngđược tính vào giá gốc của hàng tồn kho.

Từ thời điểm ghi nhận ban đầu cho đến khi kết thúc vòng đời hàng tồnkho, giá trị của chúng luôn được giữ nguyên tại thời điểm ghi nhận ban đầu

kể cả trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trênthị trường Điều này làm giảm tính tin cậy của thông tin cung cấp, do đó, kếtoán cần thiết lập một chỉ tiêu nũa để phản ánh sự giảm giá của hàng tồn kho-chỉ tiêu “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho” nhằm giúp các đối tượng sử dụngthông tin đánh giá đúng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp

Thứ hai, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán 03 “

Tài sản cố định hữu hình”

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanhnghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩnghi nhận TSCĐ

Theo chuẩn mực này việc xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá củaTSCĐ hữu hình tùy vào từng trường hợp cụ thể:

Nếu TSCĐ hữu hình hình thành do mua sắm, nguyên giá bao gồm: giámua( trừ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuếkhông bao gồm các khoản thuế được hoàn lại và các chi phí trực tiếp liênquan đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí chuẩn

bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển bốc xếp; Chi phí lắp đặt chạy thử (trừ cáckhoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và cácchi phí liên quan trực tiếp khác

Trang 22

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theophương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng, cácchi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

Trường hợp TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sửdụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghinhận là TSCĐ vô hình

Trường hợp TSCĐ mua sắm được thanh toán theo phương thức trảchậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thờiđiểm mua Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trảngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lêch

đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định củachuẩn mực kế toán 16 “Chi phí đi vay”

Các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản lý hành chính, chi phísản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác… nếu không liên quantrực tiếp đến việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thìkhông được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình Các khoản lỗ ban đầu domáy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sảnxuất kinh doanh trong kỳ

Đối với TSCĐ hữu hình xây dựng hoặc tự chế, nguyên giá là giá thànhthực tế của tài sản cố định tự xây dựng, hoặc tự chế cộng với chi phí lắp đặt,chạy thử trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra đểchuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng vớicác chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng

sử dụng Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tínhvào nguyên giá của các tài sản đó Các chi phí không hợp lý, như chi phínguyên vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượtquá mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tínhvào nguyên giá TSCĐ hữu hình

Đối với TSCĐ hữu hình thuê tài chính, nguyên giá quy định trongchuẩn mực kế toán 06 “Thuê tài sản”

Đối với TSCĐ được mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ khôngtương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữuhình nhận về, hoặc giá trị của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh cáckhoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về Nếu trao đổi với một

Trang 23

TSCĐ tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữumột tài sản tương tự Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ một khoản lãi,

lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận vềđược tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi

Đối với TSCĐ tăng từ nguồn khác: Nguyên giá TSCĐ hữu hình đượctài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu.trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghinhận theo giá trị danh nghĩa cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việcđưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Bên cạnh đó giá gốc trong ghi nhận TSCĐ hữu hình thể hiện ở các chiphí phát sinh sau ghi nhận ban đầu Chỉ được ghi tăng nguyên giá của TSCĐkhi các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sửdụng tài sản đó Một số trường hợp được điều chỉnh nguyên giá TSCĐ hữuhình là:

 Nhà nước có quyết định đánh giá lại TSCĐ;

 Cổ phần hóa doanh nghiệp;

 Chia, tách, giải thể doanh nghiệp;

 Góp vốn liên doanh …

Thứ ba, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt

Nam 04 “ Tài sản cố định vô hình”

TSCĐ vô hình là những TCSĐ không có hình thái vật chất cụ thể dodoanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho sản xuất kinh doanhphù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ

Chẩn mực này quy định tài sản cố định được ghi nhận ban đầu theonguyên giá cụ thể:

Nguyên giá TSCĐ vô hình từ việc sát nhập doanh nghiệp: Nguyên giácủa tài sản là giá hợp lý của tài sản đó vào ngày mua, ngáy sát nhập doanhnghiệp, giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá củanghiệp vụ mua bán TSCĐ tương tự

Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn:

Là giá của quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê dất dài hạn đã trả tiềnthuê một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 24

hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp,hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

Nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất không có thời hạn là

số tiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp( gồm các chiphí đã trả cho tổ chức cá nhân chuyển nhượng hoặc đền bù, giải phóng mặtbằng, san lấp, lệ phí trước bạ…)

Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, chỉ tínhvào nguyên giá tài sản các chi phí trong giai đoạn triển khai nếu thỏa mãn cácđiều kiện nhất định

Thứ tư, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt

Nam 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”

Chuẩn mực chỉ rõ những nhóm, khoản mục chủ yếu được trình bàytrên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyếtminh báo cáo tài chính trong đó có quy định cả việc sắp xếp các khoản mục

để đảm bảo nguyên tắc giá gốc, cụ thể:

Trong bảng cân đối kế toán các khoản mục phản ánh hàng tồn kho haytài sản cố định đều được ghi nhận theo giá gốc Các khoản mục điều chỉnhgiảm được sắp xếp ngay kề sau các khoản mục được điều chỉnh( dự phònggiảm giá hàng tồn kho được xếp ngay sau chỉ tiêu hang tồn kho)

Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy, theo tinh thần của CMKTViệt Nam, tài sản nói chung cũng như hàng tồn kho hay TSCĐ nói riêng đềuphải được ghi nhận và đánh giá theo giá gốc, và theo đó, giá trị hay nguyêngiá của chúng không được thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích củatài sản dù giá trị thị trường của chúng thay đổi như thế nào đi nữa (trừ quyđịnh riêng cụ thể)

2.3 Phương pháp giá gốc trong trình bày thông tin trên BCTC

Thứ nhất, đối với các tài sản thuộc nhóm “ hàng tồn kho” CMKT Việt

Nam quy định:

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:

(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồnkho, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;

Trang 25

(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàngtồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp;

(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặchoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảmgiá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợphải trả

Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương phápnhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữagiá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế toán với:

(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhậptrước, xuất trước (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương phápnhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phươngpháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc

Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bìnhquân gia quyền (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bìnhquân gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương phápnhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc

Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thểthực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thểthực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp nhậptrước, xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền); hoặc

(b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cânđối kế toán (nếu giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối

kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc với giá trị thuần cóthể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần cóthể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị hiệnhành tại ngày lập bảng cân đối kế toán)

Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinhdoanh được phân loại chi phí theo chức năng

Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoảnmục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc củahàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản haohụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm

cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ

Thứ hai, đối với các tài sản thuộc nhóm tài sản cố định CMKT Việt

Trang 26

(b) Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệkhấu hao;

(c) Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm vàcuối kỳ;

(d) Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ hữu hình hay

vô hình) phải trình bày các thông tin:

- Nguyên giá TSCĐ tăng, giảm trong kỳ;

- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;

- Giá trị còn lại của TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố chocác khoản vay;

- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;

- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ có giá trị lớn trongtương lai

- Giá trị còn lại của TSCĐ tạm thời không được sử dụng;

- Nguyên giá của TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sửdụng;

- Giá trị còn lại của TSCĐ đang chờ thanh lý;

- Các thay đổi khác về TSCĐ

Việc xác định phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữuích của TSCĐ là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán Vì vậy, việc trìnhbày các phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ước tínhcủa TSCĐ cho phép người sử dụng báo cáo tài chính xem xét mức độ đúngđắn của các chính sách do ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra và có cơ sở để sosánh với các doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi ướctính kế toán có ảnh hưởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếptheo Các thông tin phải được trình bày khi có sự thay đổi trong các ước tính

kế toán liên quan tới giá trị TSCĐ đã thanh lý hoặc đang chờ thanh lý, thờigian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao

Đối với nhóm tài sản “ thuê tài sản” CMKT quy định:

Bên thuê tài sản phải trình bày các thông tin về thuê tài chính, sau:

(a) Giá trị còn lại của tài sản thuê tại ngày lập BCTC;

(b) Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong kỳ; (c) Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm;

(d) Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản

Đối với tài sản bất động sản đầu tư ( BĐSĐT), doanh nghiệp cần trình bày trên báo cáo tài chính những nội dung sau:

(a) Phương pháp khấu hao sử dụng;

(b) Thời gian sử dụng hữu ích của BĐSĐT hoặc tỷ lệ khấu hao sử dụng;

(c) Nguyên giá và khấu hao luỹ kế tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ; (d) Tiêu chuẩn cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn khi phân loại BĐSĐT với bất động sản chủ sở hữu sử dụng và

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w