- Để giải quyết vấn đề ghi nhận giá trị tài sản trên báo cáo tài chính sao cho phản ánh đúng giá trị thực tế, khắc phục những nhược điểm đã nêu ở trên của nguyên tắc giá gốc, có 2 hướng giải quyêt có thể tính đến như sau:
1. Thay đổi phương pháp mô hình tính giá
Các cơ sở tính giá có thể sử dụng để ghi nhận ban đầu các yếu tố của BCTC?
Ghi nhận ban đầu là việc kế toán phản ánh lần đầu các yếu tố tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí và thu nhập khi các yếu tố này thỏa mãn định nghĩa cũng như các điều kiện ghi nhận của kế toán. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, kế toán có thể sử dụng các cơ sở tính giá khác nhau gồm: Giá gốc, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị hợp lý, giá trị trong sử dụng... Như đã đề cập ở những phần trước mỗi mô hình tính giá luôn tồn tại những ưu nhược điểm riêng, tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà chúng bộc lộ ưu hay là nhược. Nếu như trước đây việc sử dụng mô hình giá gốc làm cơ sở tính giá, và là một nguyên tắc cơ bản trong kế toán đã phù hợp với yêu cầu lúc đó thì trong điều kiện nhiều sự thay đổi hiện nay đặt ra rằng liệu các nguyên tắc khác có phù hợp hơn?.
Thực tế trong thời gian gần đây giá trị hợp lý đang nổi lên như một cơ sở tính giá ngày càng được cơ quan soạn thảo Chuẩn mực kế toán quốc tế và các quốc gia sử dụng phổ biến trong ghi nhận ban đầu các yếu tố của BCTC. Chúng ta cũng xem xét liệu cơ sở giá trị hợp lý có khắc phục được những tồn tại của cơ sở giá gốc và liệu thông tin trình bày trên BCTC có minh bạch hơn ?
* Giá trị hợp lý là gì ?
Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Cơ sở tính giá này bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm 1990 khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) nghiên cứu ban hành mới và sửa đổi các Chuẩn mực kế toán như: Nông nghiệp, Bất động sản đầu tư, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, công cụ tài chính…Ở Mỹ việc nghiên cứu và sử dụng giá trị hợp lý cũng gắn liền với việc ban hành các Chuẩn mực kế toán tài chính thời gian gần đây. Trong quá trình nghiên cứu, quy định về giá trị họp lý có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sử dụng các định nghĩa của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội
đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) làm cơ sở để tìm hiểu về giá trị hợp lý.
Các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) hiện hành đều sử dụng định nghĩa “Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản
có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá”.(Định nghĩa 1)
Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ số 157 (SFAS 157) và chuẩn mực sửa đổi số 820 định nghĩa: “Giá trị hợp lý là mức giá mà doanh nghiệp có thể thu
được khi bán tài sản hoặc doanh nghiệp phải chi trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong một giao dịch thuận lợi nhất giữa các bên tham gia thị trường tại thời điểm xác định gía trị”. (Định nghĩa 2)
Cho dù có định nghĩa khác nhau về giá trị hợp lý, song IASB và FASB đều đề cập đến những vấn đề cốt lõi nhất của cơ sở định giá này trên những khía cạnh cơ bản sau:
Một là, Xác định giá trị hợp lý gắn với giá thị trường của tài sản và nợ
phải trả. Đối với một doanh nghiệp cụ thể, giá trị trường có thể là mức giá đầu ra hoặc mức giá đầu vào. Định nghĩa thứ hai đề cập rõ hơn mức giá là cơ sở xác định giá trị hợp lý là giá đầu ra. Trong những nghiên cứu gần đây đa số các nhà nghiên cứu về kế toán và các thành viên của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đều cho rằng xác định giá trị hợp lý gắn với giá đầu ra vì:
- Doanh nghiệp đầu tư, mua sắm một tài sản là nhằm thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng hoặc bán tài sản do vậy việc xác định giá trị hợp lý gắn với giá đầu ra (giá bán tài sản hoặc dòng tiền thu được trong tương lai từ sử dụng tài sản) là phù hợp.
- Đối với khoản nợ phải trả, khi doanh nghiệp thanh toán sẽ phát sinh luồng tiền ra hoặc sử dụng các nguồn lực khác nên việc xác định giá trị hợp lý của nợ phải trả gắn với mức giá đầu ra là cũng là phù hợp.
Hai là, Mức giá thị trường được dùng làm cơ sở xác định giá trị hợp lý
được thiết lập giữa các bên tham giá thị trường (thực tế tham gia hoặc giả định tham gia vào thị trường) trong một giao dịch ngang giá và hợp lý. Trong trường hợp lý tưởng nhất, các bên tham gia thị trường phải đảm bảo:
- Tính độc lập: Tức là các bên tham gia thị trường không phải là các bên liên quan theo chuẩn mực kế toán hiện hành (CMKT quốc tế 24 – Công bố về các bên liên quan).
- Đầy đủ hiểu biết: Tức là các bên tham gia thị trường được cung cấp đủ thông tin để ra quyết định. Đối tác của đơn vị báo cáo có hiểu biết tương đồng với chính đơn vị về tài sản và khoản nợ phải trả cần tính giá trị hợp lý.
- Có khả năng và sẵn sàng tham gia thị trường: Các bên tham gia thị trường có thể thể tham gia vào giao dịch trao đổi mà không gặp bất kì một hạn chế nào. Đồng thời họ sẵn sàng tham gia vào thị trường một cách tự nguyện với mục tiêu kinh tế thuần túy.
Ba là, thị trường được đề cập trong định nghĩa về giá trị hợp lý được
giả định là thị trường thuận lợi nhất. Theo đó, thị trường sẽ tối đa hóa giá trị thu được cho bên bán tài sản và tối thiểu hóa giá trị phải bỏ ra cho bên thanh toán các nợ phải trả.
* Phương pháp xác định giá trị hợp lý
Trên cơ sở những phân tích ở trên về giá trị hợp lý, có thể nhận thấy việc xác định giá trị hợp lý là rất phức tạp. Trong nhiều trường hợp, giá trị hợp lý chỉ là kết quả ước tính gián tiếp dựa trên những thông tin của thị trường. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ, việc xác định giá trị hợp lý dựa trên 3 quan điểm: Quan điểm thị trường, quan điểm thu nhập và quan điểm giá phí:
* Quan điểm thị trường: Giá cả thị trường quan sát được và các thông tin về các giao dịch thực tế của các tài sản, các khoản nợ hoàn toàn giống nhau, hoặc có thể so sánh sẽ được sử dụng để xác định giá trị hợp lý của một tài sản, một khoản nợ phải trả.
* Quan điểm thu nhập: Các phương pháp kĩ thuật sẽ được áp dụng để quy đổi các khoản tiền trong tương lai về giá trị hiện tại. Ước tính về giá trị hợp lý sẽ căn cứ vào sự kỳ vọng của thị trường về dòng tiền phát sinh trong tương lai liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả (Dòng tiền vào từ việc khai thác, sử dụng tài sản hoặc dòng tiền ra để thanh toán nợ phải trả).
* Quan điểm giá phí: Giá trị hợp lý của một tài sản được xác định trên cơ sở xem xét các chi phí phải bỏ ra để có được một tài sản thay thế tương đương về năng lực sản xuất (Dòng tiền phải chi để mua, sản xuất tài sản).
Trên cơ sở 3 quan điểm nêu trên, các phương pháp kĩ thuật tính toán sẽ được áp dụng trong từng tình huống một cách phù hợp theo nguyên tắc ưu tiên tối đa sử dụng các thông tin đầu vào thực tế quan sát được trên thị trường, giảm thiểu việc sử dụng các thông tin giả định.
Có 2 kĩ thuật xác định giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai: Kĩ thuật xác định giá trị hiện tại thông thường và kĩ thuật xác định giá trị hiện tại kì vọng. Kĩ thuật xác định giá trị hiện tại thông thường được áp dụng trong trường hợp, đơn vị báo cáo ước tính dòng tiền đơn nhất liên quan đến tài sản và nợ phải trả. Kĩ thuật xác định dòng giá trị hiện tại kì vọng được áp dụng khi đơn vị báo cáo ước tính dòng tiền trong điều kiện không chắc chắn. Theo đó, dòng tiền được ước tính kèm theo mức xác suất có thể xảy ra.
Kể từ khi IASB công bố quan điểm sử dụng rộng rãi giá trị hợp lý trong các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế đã hình thành một diễn đàn trao đổi giữa những nhà nghiên cứu, thực hành kế toán, những người sử dụng thông tin kế toán. Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc sử dụng phổ biến cơ sở tính giá này, trong đó có không ít các quan điểm không đồng thuận. Thậm trí một số ý kiên cho rằng chính việc sử dụng giá trị hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ‘Bong bóng tài sản’ – một lý do gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng.
Chúng tôi cho rằng để đánh giá một cách xác đáng việc sử dụng giá trị hợp lý có thực sự hợp lý hay không trước hết phải hiểu rõ mục đích cung cấp các thông tin tài chính và các yêu cầu cơ bản đối với các thông tin này.
Sử dụng giá trị hợp lý có đáp ứng tốt mục tiêu cung cấp thông tin tài chính ?
Nói một cách khái quát, mục tiêu cung cấp thông tin tài chính là đáp ứng yêu cầu ra quyết định kinh tế của nhà đầu tư, người cho vay và chủ nợ hiện tại cũng như trong tương lai của doanh nghiệp. Mục tiêu cung cấp thông tin tài chính được cụ thể hóa theo các khía cạnh sau:
Một là, Thông tin tài chính phải phản ánh được “bức tranh tài chính rõ
ràng” về các hoạt động của đơn vị.
Hai là, Thông tin tài chính phải thực sự hữu ích trong đánh giá quy mô,
Ba là, Thông tin tài chính phải phản ánh tính thanh khoản và khả năng
linh hoạt về tài chính của doanh nghiệp để khai thác cơ hội và đối phó với khủng hoảng.
Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh được mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá khác thay thế, giá trị hợp lý được coi là cơ sở định giá giúp thông tin tài chính phản ánh tốt nhất dòng tiền tương lai của đơn vị cũng như khả năng thanh khoản và linh hoạt tài chính của đơn vị. Có thể khẳng định sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở định giá sẽ đáp ứng tốt các mục tiêu cung cấp thông tin tài chính mà các Báo cáo tài chính hướng tới.
Sử dụng giá trị hợp lý có đảm bảo thông tin tài chính là thích hợp ?
Thông tin được coi là thích hợp nếu thông tin đó giúp người sử dụng ra các quyết định kinh tế bằng cách đánh giá các sự kiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Một cách cụ thể hơn, thông tin tài chính là thích hợp nếu nó đáp ứng được các mục tiêu đã đề cập. Như đã phân tích ở trên, xem xét yêu cầu thích hợp, thông tin tài chính được xác định theo giá trị hợp lý có ưu thế hơn so với thông tin được xác định theo giá gốc hoặc các cơ sở tính giá khác có thể sử dụng.
Tuy nhiên, đối với những người sử thông tin tài chính mà quyết định của họ phụ thuộc vào các khoản thu nhập đã thực hiện từ hoạt động của doanh nghiệp thì thông tin về giá trị tăng thêm hoặc giảm đi do sự biến động giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả lại (được ghi vào thu nhập hoặc chi phí) là những thông tin không có nhiều ý nghĩa.
Mặc dù vẫn có những quan điểm khác nhau về tính thích hợp của thông tin tài chính trên cơ sở giá trị hợp lý song nhìn chung các chuyên gia kế toán đều cho rằng giá trị hợp lý vẫn là cơ sở tính giá đáp ứng tốt nhất yêu cầu ‘thích hợp’. Chúng tôi chia sẻ quan điểm này. Đây cũng là lý do giải thích tại sao giá trị hợp lý ngày càng được sử dụng rộng rãi và được đánh giá là một cơ sở tính giá thích hợp nhất.
Sử dụng giá trị hợp lý có đáng tin cậy không ?
Để xác định giá trị hợp lý, đơn vị báo cáo có thể áp dụng các phương pháp theo trình tự ưu tiên sau: (1) Sử dụng giá thị trường của tài sản và nợ
phải trả hoàn toàn giống với tài sản và khoản nợ cần tính giá; (2) Sử dụng giá trị trường của tài sản và nợ phải trả tương tự và thực hiện điều chỉnh để tính; (3) Sử dụng các giả định và áp dụng các mô hình tính toán để xác định giá trị hợp lý.
Như vậy, trong trường hợp có thị trường hoạt động cho tài sản và nợ phải trả cần tính giá, việc sử dụng giá cả quan sát được của thị trường một cách trực tiếp hoặc giá thị trường được điều chỉnh làm giá trị hợp lý có thể đảm bảo được mức độ tin cậy thỏa đáng. Tuy nhiên, trong trường hợp không có thị trường hoạt động thì việc sử dụng các giả định và các mô hình tính toán sẽ khó đạt được độ tin cậy cho dù các mô hình được áp dụng một cách khách quan. Chính vì mối quan ngại này mà nhiều chuyên gia kế toán khuyến nghị không nên quá lạm dụng giá trị hợp lý, đặc biệt là không nên áp dụng cơ sở tính giá này khi không có thị trường hoạt động cho tài sản và nợ phải trả tương tự.
Sử dụng giá trị hợp lý có làm giảm bớt sự phức tạp và đảm bảo tính dễ hiểu của thông tin tài chính ?
Trong điều kiện tồn tại thị trường hoạt động của tài sản và nợ phải trả hoàn toàn giống với tài sản và nợ phải phải trả cần tính giá, việc xác định giá trị hợp lý là không quá phức tạp. Khi đó giá trị hợp lý chính là mức giá quan sát được từ các giao dịch thực tế trên thị trường trong điều kiện tương tự. Những người sử dụng thông tin có thể hiểu được ý nghĩa kinh tế của các thông tin tài chính được xác định theo giá trị hợp lý trong trường hợp này.
Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp có tính cá biệt hoặc thị trường giao dịch là thị trường không hiệu quả (Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển) việc xác định giá trị hợp lý là khá phức tạp. Sự phức tạp này chủ yếu là do việc thu thập thông tin và xác định mức độ điều chỉnh giá thị trường, xác định các giả định, số liệu đầu vào của các mô hình tính toán giá trị hợp lý và những thông tin giải trình cần thiết trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính.
Ngoài ra, Báo cáo tài chính lập theo cách tiếp cận giá trị hợp lý luôn tồn tại những mâu thuẫn về logic kinh tế nếu giá trị hợp lý được sử dụng triệt để đối với mọi khoản mục. Chẳng hạn, người sử dụng thông tin tài chính sẽ khó có thể hiểu ý nghĩa kinh tế của các khoản thu nhập phát sinh do biến động tăng giá trị hợp lý của một số tài sản trong khi mục đích nắm giữ tài sản này
của doanh nghiệp là để có doanh thu trong dài hạn, chứ không phải bán tài sản trong ngắn hạn.
Sử dụng giá trị hợp lý có nâng cao tính so sánh của thông tin tài chính ?
Về hình thức, việc sử dụng rộng rãi và nhất quán giá trị hợp lý trong