Thực tiễn áp dụng nguyên tắc giá gốc trong trình bày BCTC

Một phần của tài liệu nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán việt nam- một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trên bctc (Trang 27 - 33)

Cơ sở giá gốc được xem là nền của đo lường kế toán trong nhiều năm qua, và kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho người sử dụng tại các quốc gia, tuy nhiên trong xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. Và mặc dù chưa thể phủ nhận vai trò của giá gốc trong kế toán nhưng rất cần xem xét lại và bổ sung bởi những cơ sở khác một cách phù hợp hơn.

Trong Luật Kế toán (2003) quy định: “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Như vậy, cơ sở giá gốc đề cập gắn liền với việc ghi nhận giá trị tài sản

được mua, nhìn chung còn đơn giản, thiếu tính hệ thống nên có thể ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của Luật do không thể thi hành hoặc thi hành không đầy đủ.

Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam có đề cập: Cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận giá trị ban đầu của các đối tượng tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư ... nhưng các phương pháp tính giá không được quy định đầy đủ, minh bạch làm giảm tính chất ổn định của môi trường kế toán. Ví dụ: trong đoạn 28 của CMKT 04 - Tài sản cố định chỉ đề cập ngắn gọn về việc phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về đánh giá lại giá trị tài sản mà không đưa ra các nguyên tắc, phương pháp đánh giá lại tài sản thường rất phức tạp; Thiếu nhiều chuẩn mực quan trọng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đo lường kế toán trên cơ sở giá gốc đối với nhiều đối tượng như: các công cụ tài chính, trợ cấp Chính phủ, tổn thất tài sản.

Trong chính sách, cơ chế, phương pháp đo lường kế toán liên quan: Việc tồn tại chính sách hai giá khiến cho việc ghi nhận giá gốc theo biểu giá chính thức không đảm bảo yêu cầu khách quan, hệ quả là các nội dung về chi phí, doanh thu và lãi lỗ có thể thiếu độ tin cậy; ngoài ra, còn gây nhiều hậu quả nghiệm trọng khác.

Theo nguyên tắc giá gốc tài sản nói chung, đặc biệt là tài sản dài hạn, được ghi nhận theo giá mua gốc ban đầu, còn gọi là nguyên giá. Nguyên tắc này không quan tâm đến giá trị thanh lý hoặc giá trị thị trường của tài sản. Nghĩa là trên sổ sách kế toán vẫn thể hiện “giá gốc”, cho dù nó có thể cao hơn, hoặc thấp hơn với giá trị thực. (Tuy nhiên, nó lại “đúng” trong nền kinh tế “phi thị trường”, như cơ chế kế hoạch, bao cấp trước đây chẳng hạn, khi mà giá cả hàng hoá dịch vụ đều do nhà nước ấn định).

Mặt khác, tài sản dài hạn được ghi chép theo giá gốc và đó là giá mà người ta có thể nhìn thấy được, có thể kiểm tra và tin cậy được, là khách quan. Trong khi khấu hao thì dựa trên vòng đời hữu dụng ước tính, là chủ quan. Kể từ khi mua tài sản và trong suốt vòng đời kinh tế của nó, giá trị sổ sách luôn xa rời với giá trị thị trường, còn khấu hao thì chẳng liên quan gì đến sự biến động giá cả trong cùng một thời gian cả. Đây là đặc điểm lớn nhất cần lưu ý mỗi khi nhắc đến nguyên tắc giá gốc khi mà việc đánh giá lại tài sản chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp hữu hạn do nhà nước quy định. Một ví dụ khá điển hình là chiếc tàu khách cũ mà Vinashin mua từ Italia với

giá khoảng 80 triệu EU, nhưng tàu chỉ khai thác được một thời gian rất ngắn, nay không thể khai thác được vì lỗ phải neo đậu một chỗ, và mới đây cho thuê với giá thấp. Giả sử nếu bán lại con tàu này thì chỉ được 10 triệu EU. Theo CMKT Việt Nam, Vinashin vẫn báo cáo con tàu này với giá trị là 80 triệu EU (không tính đến khấu hao), tuy nhiên giá trị thực của nó nay chỉ còn 10 triệu EU. Theo CMKT quốc tế Vinashin phải báo cáo con tàu này là 10 triệu EU, số tiền chênh lệch còn lại 60 triệu EU phải được ghi nhận ngay vào lỗ. Rõ ràng việc báo cáo theo CMKT Việt Nam đã làm méo mó tình hình tài chính của Vinashin khủng khiếp.

Đối với hàng tồn kho, nguyên tắc giá gốc quy định hàng tồn kho được ghi nhận heo giá gốc và giá trị này không thay đổi trong suốt vồng đời tồn tại của chúng. Tuy nhiên, việc ghi nhận theo phương pháp này chưa hẳn hợp lý bởi lẽ thông tin cung cấp không mang đủ tính tin cậy, có thể xem xét vấn đề này thông qua ví dụ sau: Giả sử tháng 30/11/2010 doanh nghiệp thương mại V mua 2000 tấn thép chữ I mẫu 1I100x50x6m tiêu chuẩn CT3-VN đơn giá 117000đ nhập kho không sử dụng. Đến ngày 31/12/2011 số thép này vẫn được ghi nhận trên chỉ tiêu hàng tồn kho 234.000.000đ mặc dù tại thời điểm này đơn giá thép lọai này trên thị trường là 150 000đ, tức là nếu đánh giá đúng giá trị của lô thép đó trong kho của doanh nghiệp phải là 300.000.000đ.

Về việc trình bày thông tin trên BCTC của các công ty có niêm yết trên sàn chứng khoán, theo quy định hiện hành thì báo cáo của các công ty niêm yết hiện được trình bày theo Chế độ và CMKT Việt Nam, có nghĩa là được trình bày trên cơ sở giá gốc chứ không phải là theo giá trị hiện tại. Sự khác biệt lớn nhất là CMKT quốc tế ghi nhận giá trị tài sản theo giá thị trường, còn CMKT Việt Nam lại ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc; và đây là một trong những rào cản làm chậm tiến độ niêm yết của một số công ty Việt Nam trên sàn ngoại nhằm tăng vốn kinh doanh khi mà nguồn vốn trong nước là có hạn. Điều này có nghĩa là những con số mà người sử dụng thông tin thấy trên các báo cáo tài chính của các công ty chưa chắc đã phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của lạm phát như hiện nay. Do vậy, các nhà đầu tư không thể hoàn toàn dựa vào thông tin công bố trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để quyết định mua hay bán cổ phiếu của doanh nghiệp mà mình đang nắm giữ, cũng như là mua hay bán với giá bao nhiêu là đảm bảo có lời. Thông thường thì doanh nghiệp có thể được định giá dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tuy

nhiên trong bối cảnh nền kinh tế nước ta như hiện nay, thiếu hẳn một hệ thống cơ sở có khả năng và uy tín trong việc định giá doanh nghiệp thì việc căn cứ và các báo cáo tài chính mà cụ thể hơn là Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp là cách duy nhất. Thế mà các báo cáo này lại chưa được điều chỉnh theo giá trị hiện tại thì thử hỏi rằng các nhà đầu tư có thể căn cứ vào đâu để đưa ra quyết định nếu như không dựa vào các tin đồn thổi hay dựa vào cảm tính. Điều này làm cho thị trường chứng khoán vốn đã bất ổn ngày lại càng bất ổn hơn. Tất nhiên, thật không cần thiết khi tính toán và điều chỉnh tất cả các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp về giá trị hiện tại vì làm như vậy sẽ rất tốn công sức và tiền của của bản thân doanh nghiệp cũng như là không cần thiết dưới góc độ ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Ví dụ đơn giản như là đối với các khoản mục thuộc tài sản cố định (TSCĐ) thì không cần điều chỉnh về giá trị hiện tại vì doanh nghiệp vẫn thường xuyên sử dụng nó cho kinh doanh, không nhằm mục đích để bán; ngược lại, đối với khoản mục bất động sản đầu tư thì lại nên tính toán theo giá thị trường vì đây là giá trị khoản đầu tư chứ không phải là dùng vào mục đích kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

Vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá: Kế toán giá gốc cũng chịu thử thách rất lớn trong việc cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy do xuất hiện các hoạt động chuyển giá mà các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia tìm cách áp dụng để thu được lợi nhuận tối đa về cho tập đoàn qua việc tăng thu nhập, né thuế thu nhập hoặc được chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn cao trong các liên doanh, trên cơ sở định giá thấp hơn giá thị trường các mặt hàng xuất khẩu từ nước chủ nhà và định giá cao hơn giá thị trường các mặt hàng nhập khẩu vào nước chủ nhà. Điều này đồng nghĩa với việc nâng giá (gốc) đầu vào, giảm giá bán đầu ra của các yếu tố sản xuất trong các giao dịch nội bộ giữa các thành viên của tập đoàn được đặt tại nhiều quốc gia có biểu thuế khác nhau sao cho có lợi nhất. Kĩ thuật chuyển giá ngày càng phức tạp và mở rộng, đòi hỏi phải có cơ chế chống chuyển giá hiệu quả nhằm tránh thất thu thuế, đưa giá thành và giá bán trở lại tương xứng với thực chất hao phí đã bỏ ra.

Một nhược điểm nữa của nguyên tắc kế toán theo giá gốc là nhiều tài sản thậm chí rất quý, mang lại lợi ích không thể chối cãi cho tổ chức trong tương lai nhưng không được ghi nhận là tài sản. Rõ rệt nhất là vốn con người, chi phí nghiên cứu - phát triển, và cả chi phí quảng cáo nữa.

Ngoài những nội dung trên, còn nhiều vấn đề khác liên quan đến việc áp dụng kế toán giá gốc để cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng như quan điểm về đánh giá tổn thất tài sản, chính sách tỉ giá hối đoái, trình độ quản lí kinh doanh nội bộ, hoạt động đào tạo nhân sự kế toán - kiểm toán còn phải được giải quyết về lí luận lẫn thực hành nghề nghiệp.

Khi doanh nghiệp lập BCTC, cho dù là một doanh nghiệp độc lập, một doanh nghiệp có các hoạt động ở nước ngoài (công ty mẹ) hay một hoạt động nước ngoài (công ty con hoặc chi nhánh), đều phải dùng đồng tiền chính thức để đo lường kết quả và tình hình tài chính bằng đồng tiền đó. Đồng tiền chính thức là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Môi trường kinh tế chủ yếu mà cơ sở đang hoạt động là một môi trường tạo ra và sử dụng tiền một cách chủ yếu. Theo điều 11 tại Luật Kế toán Việt Nam 2003 quy định: “Đơn vị tiền tệ trong đo lường kế toán là đồng Việt Nam( kí hiệu quốc gia là “đ”, kí hiệu quốc tế là “VND”, và trong trường hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh( trừ trường hợp có quy định khác)”. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để trình bày thông tin tài chính luôn được giữ nguyên tại thời điểm ban đầu song trong điều kiên nền kinh tế có lạm phát như hiện nay, giá trị tiền tệ của đơn vị sử dụng bị mất giá thì thông tin hay giá trị tài sản đo lường theo đơn vị tiền tệ đó cũng mất tính tin cậy.

Bên cạnh đó, việc ghi nhận thông tin kế toán trên cơ sở giá gốc còn bộc lộ một số hạn chế khác, do đó có ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC hợp nhất, cụ thể như sau:

Phương pháp giá vốn dựa trên cơ sở mối quan hệ pháp lý của công ty mẹ và công ty con. Cả công ty mẹ và công ty con là những thực thể pháp lý riêng biệt, doanh thu hoạt động đầu tư vào công ty con được ghi nhận trên sổ sách kế toán của công ty mẹ chỉ khi công ty con công bố chính thức phân phối cổ tức. Điều đó có nghĩa là khi gắn trách nhiệm pháp lý về việc phân phối cổ tức của công ty con đối với công ty mẹ thì doanh thu hoạt động tài chính đầu tư vào công ty con mới được công ty mẹ ghi nhận. Ngoài ra, phương pháp này đơn giản, giảm bớt công việc ghi chép trên sổ kế toán của công ty mẹ do loại bỏ các bút toán điều chỉnh theo yêu cầu của phương pháp vốn CSH.

Thứ nhất,phương pháp này không phản ánh thực chất kinh tế của công ty con vì số lợi nhuận thuần hoặc lỗ trong kỳ của công ty con không được phản ánh trực tiếp trên BCTC của công ty mẹ trong kỳ đó. Do công ty mẹ có khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh và chính sách tài chính của công ty con nên công ty mẹ có thể phóng đại số doanh thu tài chính từ hoạt động đầu tư vào công ty con bằng nhiều cách khác nhau; chẳng hạn, công ty mẹ có thể tạo sức ép công ty con phải phân phối số cổ tức lớn hơn cho dù lợi nhuận thuần trong kỳ của công ty này nhỏ hoặc công ty mẹ không phản ánh số lỗ mà công ty con phải gánh chịu trong kỳ. Nhược điểm này của phương pháp giá vốn bị chỉ trích ở chỗ nó không cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin kinh tế để đánh giá khả năng sinh lời và bức tranh tài chính có liên quan đến khoản đầu tư vào công ty con.

Thứ hai, khi BCTC hợp nhất được lập, rất nhiều thủ tục kế toán liên

quan cần phải được thực hiện để xác định số lợi nhuận chưa phân phối đầu kỳ giống như chỉ tiêu này được lập theo phương pháp vốn CSH?

Như vậy, ở Việt Nam, việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới và các hướng dẫn tương đối phù hợp với quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian qua đã chứng minh quyết tâm hội nhập của mình trong lĩnh vực kế toán nhằm phục việc đổi mới cơ chế quản lí nền kinh tế, cung cấp thông tin tài chính kinh tế minh bạch cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, khoảng cách về nhận thức, kinh nghiệm, kỹ thuật vẫn còn rất lớn giữa hệ thống kế toán Việt Nam so với yêu cầu của quốc tế, đặc biệt là liên quan đến khái niệm về giá, việc tính giá, ghi nhận và trình bày giá trị các đối tượng kế toán. Do đó, các vấn đề về kế toán trên cơ sở giá gốc tại Việt Nam cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện nhằm có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo tính hữu ích, đáng tin cậy cho thông tin

Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC

Một phần của tài liệu nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán việt nam- một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trên bctc (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w