1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện

97 541 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

Nhận thức được điều đó Nhà nước cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực kiểm toán bằng việc tiếp thu học tập từcác nước phát triển nhằm ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống chuẩn mực

Trang 1

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình

hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn

Phùng Sỹ Nguyên

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Học viện Tài chính

Báo cáo tài chínhKiểm soát nội bộBáo cáo kết quả kinh doanh

Hệ thống kiểm soát nội bộCông ty Cổ phần A

Kiểm toán viênTài khoảnChi phí bán hàngChi phí quản lý doanh nghiệpChi phí hoạt động

SV: Phùng Sỹ Nguyên

BCTCKSNBBCKQKD

HT KSNBCông ty AKTVTKCPBHCPQLDNCPHĐ

Lớp: CQ46/22.02

Trang 3

Sơ đồ 1.1.Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC 10

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty THHH định giá và kiểm toán SPT 25

Sơ đồ 2.2: Tổng hợp các giai đoạn kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục chi phí

Trang 4

Biểu 2.1 Chương trình kiểm toán khoản mục CPBH 34

Biểu 2.2: Chương trình kiểm toán khoản mục CPQLDN 35

Biểu 2.3:Bảng tổng hợp chi phí bán hàng 38

Biểu 2.4:Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp 39

Biểu 2.5:Phân tích chi phí bán hàng 41

Biểu 2.6: Trích kết quả thủ tục phân tích Chi phí bán hàng/ Doanh thu 41

Biểu 2.7:Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp 42

Biểu 2.8: Tổng hợp phát sinh TK 6411 44

Biểu 2.9: Tổng hợp phát sinh TK 6414 45

Biểu 2.10: Tổng hợp phát sinh TK 6415 46

Biểu 2.11: Tổng hợp phát sinh TK 6417 47

Biểu 2.12: Tổng hợp phát sinh TK 6418 47

Biểu 2.13: Tổng hợp phát sinh TK 6422 48

Biểu 2.14: Tổng hợp phát sinh TK 6423 48

Biểu 2.15: Tổng hợp phát sinh TK 6425 49

Biểu 2.16: Tổng hợp phát sinh TK6427 49

Biểu 2.17: Tổng hợp phát sinh TK 6428 50

Biểu 2.18: Nội dung chi phí bán hàng 51

Biểu 2.19: Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp 52

Biểu 2.20: Kiểm tra chi tiết 641 55

Biểu 2.21: Kiểm tra chi tiết 642 58

Biểu 2.22: Bảng tổng hợp các vấn đề kiểm toán 61

Biểu 2.23: Đề xuất các bút toán điều chỉnh 63

Biểu 2.24.: Biểu tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 64

Bảng 3.1:Câu hỏi về KSNB đối với chi phí bán hàng 73

và chi phí quản lý doanh nghiệp 73

Bảng 3.2 Mẫu bảng kê chênh lệch 77

Bảng 3.3 Mẫu bảng kê xác minh 77

Phụ lục 2.1 Chỉ mục hồ sơ kiểm toán 83

Phụ lục 2.2 Hợp đồng kiểm toán 85

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT 3

1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 3

1.1.1 Khái niệm khoản mục chi phí hoạt động 3

1.1.2.Tầm quan trọng của chi phí hoạt động trong BCTC 5

1.2.KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 6

1.2.1.Mục tiêu kiểm toán của chi phí hoạt động 6

1.2.2 Căn cứ kiểm toán chi phí hoạt động 8

1.2.3.Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động 9

1.3.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 10

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí hoạt động 11

1.3.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán 15

1.3.3.Kết thúc kiểm toán 17

CHƯƠNG 2 19

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY 19

TNHH ĐỊNH GIÁ SPT THỰC HIỆN 19

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT 19

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán SPT 19

Trang 6

2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh,vị trí trong thị trường và các khách hàng

của SPT 21

2.1.3 Các dịch vụ do SPT cung cấp 23

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại SPT 24

2.1.5 Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của công ty 26

2.1.6 Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty SPT 27

2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN A 29

2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán tại công ty cổ phần A 29

2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động tại công ty cổ phần A 30

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT 65

2.3.1 Ưu điểm 65

2.3.2 Hạn chế 67

CHƯƠNG 3 70

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ 70

VÀ KIỂM TOÁN SPT 70

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT 70

3.1.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động của Công ty TNHH định giá và kiểm toán SPT 70

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác kiểm toán chi phí hoạt động với công ty định giá và kiểm toán SPT 71

Trang 7

3.2.NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ

VÀ KIỂM TOÁN SPT THỰC HIỆN 72

3.2.1 Về lập kế hoạch kiểm toán 72

3.2.2.Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán 74

3.2.3 Về kết thúc kế hoạch kiểm toán 76

3.3.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ 78

3.3.1.Về phía Nhà Nước và Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam 78

3.3.2.Về phía Công ty Kiểm Toán 79

3.3.3 Đối với khách hàng 80

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng tài chính của cáckhách thể kiểm toán và vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm lànhmạnh hoá nền tài chính quốc gia Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà xuhướng toàn cầu hoá hiện nay trở nên ngày càng mạnh mẽ kéo theo việc minhbạch hoá các thông tin tài chính trở nên cấp thiết thì kiểm toán lại đóng vai tròquan trọng hơn bao giờ hết Nhận thức được điều đó Nhà nước cũng ngày

càng quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực kiểm toán bằng việc tiếp thu học tập từcác nước phát triển nhằm ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống chuẩn mực kiểmtoán và kế toán cũng như các quyết định và điều luật khác có liên quan…Hơnthế nữa, Nhà nước cũng tạo điều kiện cho hàng loạt công ty kiểm toán độc lập

ra đời để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra… Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho

các công ty kiểm toán độc lập luôn thường xuyên đổi mới, hoàn thiện chất

lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của mình cũng như hoàn thiện chất lượng

kiểm toán đối với từng khoản mục hoặc chu kỳ, trong đó có khoản mục chi

phí hoạt động Loại chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó việc kiểm toán chi phí

hoạt động có vai trò rất quan trọng trong một cuộc kiểm toán BCTC, ảnh

hưởng lớn đến ý kiến của Kiểm toán viên về BCTC của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán khoản mục chi phíhoạt động cùng với quá trình thực tập và được tiếp xúc với thực tế kiểm toánBCTC tại Công ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán SPT, em đã lựa chọn đề

tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong

BCTC do Công Ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán SPT thực hiện”.

Trang 9

Nội dung luận văn của em ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán BCTC và quy trình kiểm

toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC tại Công Ty TNHH Định

Giá và Kiểm Toán SPT

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt

động trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán

SPT thực hiện

Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán

chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC của Công Ty TNHH Định Giá

và Kiểm Toán SPT

Trong khuôn khổ bài viết,do lượng kiến thức cũng như thời gian hạn

chế nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định.Do đó,em

kính mong nhận được sự góp ý Cô giáo cũng như những người quan tâm để

đề tài được hoàn thiện hơn nữa

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI

CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT

1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

1.1.1 Khái niệm khoản mục chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động tuy là chi phí gián tiếp, không tham gia trực tiếp vàoquá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng lại có một vai trò vô cùng quan

trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá

trình bán hàng sản phẩm,hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nhân viên bán hàng:là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả

cho nhân viên bán hàng,nhân viên đóng gói,bảo quản sản

phẩm,hàng hóa,vận chuyển đi tiêu thụ và các khoản trích theo

lương(khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ)

- Chi phí vật liệu:chi phí đóng gói sản phẩm hàng hóa,chi phí bảo

quản, vận chuyển hàng hóa, chi phí sửa chữa tài sản cố định,chi phíbảo quản tài sản cố định

- Chi phí dụng cụ,đồ dung bán hàng: chi phí phục vụ quá trình tiêu

thụ hàng hóa như chi phí dụng cụ đo lường,phương tiện thanh toán

- Chi phí khấu hao tài sản cố định:để phục vụ cho quá trình tiêu thụ

sản phẩm,hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho,cửa

hàng,phương tiện vận chuyển,bốc dỡ

- Chi phí bảo hành sản phẩm:là các khoản chi phí bỏ ra để sửa

chữa,bảo hàng sản phẩm,hàng hóa trong thời gian bảo hành (Riêngchi phí bảo hành công trình xây lắp được hạch toán vào TK 627)

Trang 11

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là tiền thuê kho bãi,thuê bốc vác,vận

chuyển hàng hóa,trả tiền hoa hồng…

- Chi phí bằng tiền khác:là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh

trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa và cung cấp dịch vụ nằmngoài các chi phí kể trên như:tiếp khách,quảng cáo,chào hàng,hội

nghị khách hàng…

Ngoài ra tùy hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng

ngành,từng đơn vị mà TK641 “ Chi phí bán hàng” có thể mở them một số nộidung chi phí

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt

động quản lý kinh doanh,quản lý hành chính và một số khoản khác cótính chất chung toàn doanh nghiệp

Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nhân viên:bao gồm tiền lương,tiền công,các khoản trích bảo

hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy đinh

trên tổng tiền lương nhân viên quản lý phải trả trong kỳ

- Chi phí vật liệu văn phòng:chi phí vạt liệu phục vụ cho quản lý như

mua chi phí mua văn phòng phẩm,bàn ghế hay các tài sản khác màkhông đủ điều kiện để ghi nhận thành tài sản cố định

- Chi phí khấu hao tài sản cố định:khấu hao của những tscđ dung

chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc,kho tang,vật kiếntrúc,phương tiện truyền dẫn…

- Thuế,phí,lệ phí:gồm thuế nhà đất,thuế môn bài,và các loại phí,lệ phí

khác như lệ phí cầu đường…

- Chi phí dự phòng: là khoản dự phòng trích lập cho hàng tồn kho và

nợ phải thu khó đòi

Trang 12

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:bao gồm tiền điện,tiền nước,tiền điện

thoại,bưu phí,bảo hiểm tài sản

- Chi phí bằng tiền khác như:lãi vay,chi phí hội nghị,tiếp khác,chi phí

đào tạo,chi phí nghiên cứu khoa học,công tác phí…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp khác như: chi phí sửa chữa tài sản,an

toàn lao động,bảo vệ phòng cháy chống bão lụt,chi phí ăn ca và cácchi phí khác

Như vậy ta có thể thấy chi phí hoạt động bao gồm rất nhiều khoản mụcchi phí khác nhau và là khoản chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn trong chi phí sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận

Vì thế nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu thụ và bộ máy

quản lý của doanh nghiệp

1.1.2.Tầm quan trọng của chi phí hoạt động trong BCTC

- Mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và các khoản mục trên BCTC

Chi phí hoạt động là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp.Chi phí phát sinh có nghĩa là doanh nghiệp đang tồn tại, chỉ khinào doanh nghiệp ngừng hoạt động thì chi phí mới mất đi.Bởi vậy chi phí

hoạt động có một ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ với bản than doanh nghiệp

mà còn cả với các bên có liên quan như cổ đông, chủ đầu tư,nhà nước…

Thật vậy,chi phí hoạt động ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp.Chi phí hoạt động bị phản ánh sai lệch sẽ làm

thay đổi lợi nhuận trước thuế, thuế lợi tức và lợi nhuận sau thuế,dẫn đến số

liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh không trung thực kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của đơn vị.Đối với bảng cân đối tài sản,chi phí hoạtđộng ảnh hưởng tới các khoản mục như nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ,phảitrả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, lợi nhuận giữ

lại…tóm lại nếu chi phí hoạt động không được phản ánh trung thực hợp lý thì

Trang 13

sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh cũng như tổng tài sản,tổng

nguồn vốn của doanh nghiệp

-Ý nghĩa của kiểm toán chi phí hoạt động trong một cuộc kiểm toán BCTC

Vai trò quan trọng của chi phí hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp đã khiến kiểm toán chi phí hoạt động trở thành một quy

trình kiểm toán riêng biệt trong kiểm toán các chỉ tiêu trên BCTC của mỗi

đơn vị được kiểm toán

Thật vậy, trong mọi cuộc kiểm toán khi đánh giá tính trọng yếu của cáckhoản mục trên BCTC, các kiểm toán viên đều cho rằng khoản mục chi phí

nói chung trong đó có chi phí hoạt động là khoản mục trọng yếu và cần phải

kiểm tra một cách đầy đủ nhằm tránh bỏ sót những sai phạm trọng yếu có thể

có đối với khoản mục này, từ đó giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất

có thể.Không những thế, khoản mục chi phí hoạt động còn ảnh hưởng tới cáckhoản mục khác trong BCTC, đặc biệt là lợi nhuận ròng của doanh nghiệp do

đó các kiểm toán viên không thể bỏ qua bước công việc kiểm toán chi phí

hoạt động.Mặt khác kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp chi phí hoạt độngcòn giúp kiểm toán viên đưa ra được những ý kiến tư vấn giúp doanh nghiệphoàn thiện hơn trong công tác hạch toán kế toán cũng như trong công việc

kinh doanh của khách hàng được kiểm toán.Do đó ta có thể khẳng định tính

tất yêu phải có kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC của bất kìloại hình kiểm toán nào hiện nay

1.2.KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNGTRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2.1.Mục tiêu kiểm toán của chi phí hoạt động

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 „„Mục tiêu của

kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán

đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên chuẩn mực và

Trang 14

chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận), có tuân theo pháp luật liênquan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh

nghiệp trên các khía cạnh trọng yếu hay không” Đối với mỗi cuộc kiểm toán

cụ thể thì mục tiêu này được phân loại thành mục tiêu kiểm toán chung và

mục tiêu kiểm toán đặc thù

Đối với kiểm toán chi phí hoạt động, căn cứ vào việc vận dụng nhữngmục tiêu chung ở trên và tầm quan trọng, bản chất của chi phí hoạt động có

thể xác định được các mục tiêu kiểm toán đặc thù:

- Mục tiêu hợp lý chung: đây là việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi

trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm trình bày

trung thực và hợp lý thông tin trên báo cáo tài chính và với tất cả các thôngtin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể Với kiểm toán chi phí hoạtđộng mục tiêu hợp lý chung là tất cả các chi phí hoạt động đã phát sinh vàđược ghi nhận trong kỳ đều hợp lý

- Mục tiêu về tính có thật( mục tiêu hiệu lực) : mục tiêu này hướng tới việc

khẳng định tất cả các nghiệp liên quan đến chi phí hoạt động dược ghi

nhận trong kỳ đều thực sự phát sinh

- Mục tiêu về tính trọn vẹn: hướng tới việc khẳng định tất cả các nghiệp có

liên quan đến chi phí hoạt động đã phát sinh trong kỳ đều đựoc ghi nhận,

không một nghiệp vụ nào bị bỏ sót

- Mục tiêu về tính chính xác số học: đảm bảo rằng tất cả các khoản chi phí

hoạt động phát sinh trong kỳ đã được ghi sổ đúng theo số đã phát sinh theochứng từ gốc Ngoài ra tất cả các chi phi hoạt động đã được ghi nhận phảiđược cộng sổ, chuyển sổ một cách chính xác

- Mục tiêu trình bày và khai báo: hướng tới việc khẳng đinh tất cả các chi

phí hoạt động được ghi sổ phải được phân loại chính xác và được hạch

toán vào tài khoản phù hợp

Trang 15

- Mục tiêu về tính đúng kỳ: tất cả các nghiệp vụ, các chi phí được ghi nhận

phải thực sự phat sinh trong kỳ hoặc phát sinh từ kỳ trước nhưng theo quiđịnh phải ghi nhận trong kỳ kế toán hiện tại

- Mục tiêu về tính tuân thủ: xem xét việc tuân thủ các qui định, chế độ của

pháp luật cũng như của bản thân doanh nghiệp; với đạt mục tiêu này kiểmtoán viên thu thập bằng chứng để chứng minh việc hạch toán chi phí hoạtđộng có tuân theo những qui định trên hay không

1.2.2 Căn cứ kiểm toán chi phí hoạt động

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần dựa vào các nguồn

thông tin tài liệu nhất định để thu thập các bằng chứng về quá trình xử lý kế

toán đối với các nghiệp vụ phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp.Các căn cứ cụ thể để kiểm toán rất phong phú, đa dạng về hìnhthức, nguồn gốc và nội dung Có thể khái quát về căn cứ chủ yếu gồm:

- Quy định và thực hiện quy định về các thủ tục kiểm soát nội bộ với CPBH

và CPQLDN.Các quy định về KSNB đó đã được tổ chức triển khai thực

hiện như thế nào.Căn cứ này vừa là đối tượng kiểm tra để thu thập các

bằng chứng về hoạt động KSNB trên thực tế

- Các chứng từ gốc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh CPBH và CPQLDN và

là căn cứ ghi sổ kế toán (Hóa đơn bán hàng,bảng phân bổ tiền lương,bảngphân bổ vật liệu,phiếu chi,…),các sổ kế toán tổng hợp,các sổ kế toán chi

tiết có liên quan ( sổ TK 641,TK 642,TK 334,TK 338,TK 152,TK

153…),bảng tổng hợp phân bổ CPBH và CPQLDN

+ Báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh

+ Tài liệu về định mức,kế hoạch,dự toán CPBH và CPQLDN

+ Tài liệu thông tin có liên quan khác (kế hoạch bán hàng, chiến lượckinh doanh…)

Trang 16

1.2.3.Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động

Trong quá trình kiểm toán chi phí nói chung và kiểm toán CPBH và

CPQLDN nói riêng,KTV thường gặp phải những rửi ro sau: chi phí phản ánhtrên báo cáo,sổ sách kế toán cao hơn so với chi phí thực tế hoặc chi phí phản

ánh trên báo cáo sổ sách kế toán thấp hơn so với chi phí thực tế

1.2.3.1.Trường hợp chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách kế toán cao hơn

so với chi phí thực tế có thể do những nguyên nhân sau:

- Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH và CPQLDN những khoản chikhông có chứng từ hoặc hạch toán trùng hóa đơn

- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí các khoản trích trước mà thực

tế không chi hết nhằm giảm bớt lãi thực tế

- Doanh nghiệp hạch toán hết một lần các khoản chi phí trả trước mà

đáng lẽ ra theo quy định của nhà nước các khoản chi này cần được phân bổ

cho nhiều kỳ kinh doanh

- Doanh nghiệp có sự nhầm lẫn trong việc tính toán ghi sổ do đó làm

cho chi phí ghi trong sổ sách báo cáo kế toán tăng lên so với số phản ánh trênchứng từ kế toán

- Doanh nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh những khoảnchi mà theo quy định không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh

như chi ủng hộ các cơ quan các tổ chức chính trị xã hội,chi từ thiện,chi tiền

phạt do vi phạm pháp luật,các khoản chi phí kinh doanh chi phí đi công tác

ngoài quá định mức quy định,các khoản chi khác không liên quan đến doanh

thu,thu thập chịu thuế…

1.2.3.2.Trường hợp chi phí phản ánh trên sổ sách,báo cáo thấp hơn chi phí thực tế có thể do những nguyên nhân sau:

- Doanh nghiệp thực tế đã chi chung vì chứng từ bị thất lạc và doanh

nghiệp không có cách nào để có chứng từ hợp lệ nên những khoản chi này

thực tế đã chi nhưng lại không được hạch toán vào chi phí hợp lý,hợp lệ trong

Trang 17

kỳ mà vẫn phải treo ở các tài khoản khác như:tài khoản tạm ứng,nợ phải

thu,ứng trước cho nhà cung cấp

-Doanh nghiệp thực tế đã chi nhưng vì người được giao nhiệm vụ chưahoàn thành các thủ tục thanh toán do đó những khoản chi này không được

hạch toán vào chi phí trong kỳ

- Doanh nghiệp đã theo dõi và hạch toán những khoản chi tiêu cho

những công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán như chi phí dở dang theogiá hạch toán thấp hơn so với chi phí thực tế của những công việc này mà

không có sự điều chỉnh sau đó

- Doanh nghiệp hạch toán nhầm chi phí sản xuất kinh doanh vào chi phíhoạt động tài chính hoặc chi phí khác

Những rủi ro thường gặp trên có thể do nhiều nguyên nhân xong

nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhân viên kế toán trình độ chuyên môn chưa

cao nên chưa nắm được đầy đủ các quy định về hạch toán chi phí hoặc khôngnắm bắt kịp thời những quy định,chế độ tài chính kế toán nhất là trong điều

kiện chế độ nước ta vẫ chưa hoàn thiện và có nhiều vấn đề sửa đổi

1.3.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC

Sơ đồ 1.1.Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Trang 18

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí hoạt động

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300,Lập kế hoạch kiểm toánquy đinh: “Kế hoạch kiểm toán phải được độc lập một cách thích hợp nhằm

đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán,đảm bảo

phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thờihạn”.Theo đó trong giai đoạn này,KTV thực hiện một số bước công việc chủyếu sau:

1.3.1.1.Thu thập thông tin khách hàng

Khi tiến hành kiểm toán BCTC,KTV phải có sự hiểu biết về tình hình

kinh doanh của đơn vị để có thể nhận thức và xác định các sự kiện, nghiệp vụ

và thực tiễn hoạt động mà đánh giá của KTV có thể ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc Báo cáo kiểm toán

Những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng mà KTV cầnthu thập bao gồm hiểu biết chung về nền kinh tế,lĩnh vực hoạt động của đơn

vị và những khía cạnh đặc thù của một tổ chức cụ thể như: hình thức sở hữu,

cơ cấu tổ chức, dây chuyền và các dịch vụ, cơ cấu vốn,hệ thống thông tin kế

toán,chức năng, vị trí của kiểm toán nội bộ…để hiểu rõ các sự kiện, các

nghiệp vụ và các hoạt động có thể tác động đến BCTC đồng thời tiến hành

quá trình so sánh khách hàng này với các đơn vị khác trong cùng hành nghề,

lĩnh vực kinh doanh đó

KTV có thể có được những hiểu biết này bằng nhiều cách nhưng

phương pháp thường sủ dụng nhiều nhất là trao đổi với các KTV tiền nhiệmhoặc những người đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng khác nhưng cũng

hoạt động trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc trao đổi trực tiếp với nhânviên, ban giám đốc công ty khách hàng

Sau khi đạt được những hiểu biết về công việc kinh doanh của khách

hàng, về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ KTV đánh giá mức độ

Trang 19

ảnh hưởng của những thông tin này tới tổng thể BCTC cũng như ảnh hưởngtới khoản mục chi phí hoạt động được phản ánh trên BCTC.

1.3.1.2.Phân tích sơ bộ BCTC

Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch được thực hiện là nhằmtìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá tính liêntục hoạt động và xác định các sai phạm trọng yếu có thể tồn tại trên Báo cáo

tài chính Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch rất có ý

nghĩa đối với việc xác định các thủ tục kiểm toán chi tiết cần thực hiện

Đối với khoản mục chi phí hoạt động, việc thực hiện các thủ tục phân

tích cho phép KTV có hiểu biết vể tình hình hoạt động kinh doanh của kháchhàng; khả năng hoạt động liên tục của khách hàng; xác định các sai phạm

trọng yếu có thể tồn tại trên BCTC

Các thủ tục phân tích sơ bộ BCTC đối với khoản mục chi phí hoạt độngbao gồm:

- So sánh số liệu thực tế của khách hàng và số liệu kế hoạch đặt ra như:mức chi phí phát sinh trong kỳ với chi phí kế hoạch, chi phí định mức…

- So sánh tỷ trọng chi phí bán hàng (chi phí quản lý doanh nghiệp) trêndoanh thu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc so với số kế hoạch, số dự toán (có

thể là số bình quân ngành)

Qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch

kiểm toán viên sẽ phát hiện ra các biến động bất thường cho khoản mục này.Trên cơ sở đó xác định những khoản mục cụ thể cần phải tiến hành các thủ

tục kiểm toán khác nhằm phát hiện những sai sót

1.3.1.3 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng là một phần việc hết sức

quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán Kiểmtoán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch

Trang 20

kiểm toán và đề xuất bản chất, thời gian, phạm vi cuộc khảo sát thực hiện Cụthê, kiểm toán viên tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách

hàng không những để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn

làm cơ sở để xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư vànghiệp vụ

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng đối với chi phí hoạt động:KTV thường thu thập, tìm hiểu các chính sách, quy định mà đơn vị ápdụng đối với khoản mục chi phí hoạt động như: các quy định mà đơn vị áp

dụng để hạch toán lương, thưởng cho nhân viên bán hàng, nhân viên ở bộ

phận quản lý, các quy định về công tác phí cho nhân viên đi công tác, quy

định về chi phí đối với hoạt động hoa hồng, quảng cáo, hay các định mức màdoanh nghiệp quy định cho các loại phí nhất định Ngoài ra kiểm toán viên

còn tìm hiểu các hoạt động của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí

phát sinh Để tiến hành tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của khách hàng áp

dụng đối với chi phí hoạt động có thể sử dụng các câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp có thiết lập các quy định về hạch toán chi phí, và chi

phí phát sinh có tuân theo các thủ tục đó không

- Các chứng từ chi có theo đúng mẫu nhà nước quy định không và có

đầy đủ các chữ ký cần thiết không

- Có phân cấp phê duyệt các loại chi phí không

- Các khoản chi có quy mô lớn có được phê duyệt đầy đủ không và

trình tự luân chuyển có tuân theo chế độ không

- Việc phân loại chi phí có được quy định không

- Có thực hiện đối chiếu chi phí trên Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết không,…

1.3.1.4 Xác định mức độ trọng yếu.

Mục đích kiểm toán viên xác định mức độ trọng yếu là nhằm ước tínhmức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo; xác định phạm

Trang 21

vi kiểm toán cần tập trung và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót có thể xác

định được và không xác định được lên Báo cáo tài chính

Kiểm toán viên xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ Báo cáo tàichính sau đó tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trênBáo cáo tài chính Việc phân bổ này giúp kiểm toán viên xác định được số

lượng bằng chứng cần phải thu thập cho từng khoản mục với mức chi phí thấpnhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính khôngvượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Cơ sở để thực hiện phân

bổ là dựa vào bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

được đánh giá sơ bộ đối với từng khoản mục, kinh nghiệm của kiểm toán viên

và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục

1.3.1.5.Thiết kế chương trình kiểm toán

Thiết kế chương trình kiểm toán là bước quan trọng cuối cùng trong giaiđoạn lập kế hoạch Chương trình kiểm toán thường được thiết kế theo 3 phần:

+ Thử nghiệm kiểm soát

+ Thủ tục phân tích

+ Thủ tục kiểm tra chi tiết

- Chương trình kiểm toán CPBH, CPQLDN là chương trình kiểm toán

cụ thể nằm trong chương trình kiểm toán tổng thể cả BCTC, cũng được thiết

kế theo phần như trên Trong nội dung chương trình kiểm toán cũng ghi các

bước công việc kiểm toán chi tiết và trình tự sử dụng các biện pháp cần thiếtđồng thời có sự phối hợp với kiểm toán các khoản mục khác giữa các KTV

với nhau để đạt được hiệu quả cao trong công việc

- Chương trình kiểm toán sẽ là sợi dây gắn chặt các phần việc cụ thể

trong kế hoạch kiểm toán theo thời gian Sự bố trí nhân lực và sự phối hợp

giữa các bước công việc Sau khi lập được chương trình kiểm toán KTV tiếnhành thực hiện kiểm toán

Trang 22

1.3.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

KTV có thể áp dụng các thủ tục kiểm soát như kiểm tra tài sản, quan

sát,phỏng vấn…để khảo sát về KSNB đối với chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp nhằm hiểu rõ về cơ cấu KSNB và có kết luận về mức

độ rủi ro kiểm soát phù hợp,làm cơ sở cho việc xác định phạm vi kiểm toán

và kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN Khi khảo sát CPBH và CPQLDN,

KTV thường kết hợp cùng với khảo sát chi phí khấu hao TSCĐ, khảo sát chiphí tiền lương và các khoản trích theo lương, khảo sát chi phí nguyên vật

liệu,khảo sát tiền…ở các chu kì khác

1.3.2.2.Thực hiện thủ tục phân tích

Khi kiểm toán CPBH và CPQLDN, KTV thường áp dụng các kỹ thuật

phân tích sau:

- So sánh CPBH và CPQLDN kỳ này với kỳ trước hoặc sổ kế hoạch,số dự

toán đã điều chỉnh theo sản lượng tiêu thụ,doanh thu…Mọi sự biến động

cần được tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những

nghi ngờ về khả năng sai phạm

- So sánh tỷ trọng CPBH trên doanh thu,CPQLDN trên doanh thu và thu

nhập khác giữa kỳ này với kỳ trước hoặc với sổ kế hoạch, số dự toán (có

thể là số bình quân ngành) để xem xét khả năng có biến động bất thường

không

- Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH, CPQLDN

giữa các tháng trong năm hoặc giữa kỳ này với kỳ trước để phát hiện biếnđộng bất thường,nếu có cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận

- So sánh CPBH và CPQLDN trên BCTC kỳ này với số ước tính của KTV

về CPBH và CPQLDN kỳ này (ước tính dựa trên CPBH, CPQLDN kỳ

trước và tỷ lệ tiêu thụ,doanh thu bán hàng của kỳ này so với kỳ trước)

nhằm phát hiện biến động bất hợp lý nếu có

Trang 23

1.3.2.3.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

CPBH và CPQLDN bao gồm nhiều khoản mục chi phí khác nhau

Những chi phí này thường được khảo sát, kiểm tra số liệu liên quan ở các chu

kỳ trước nên khi kiểm tra CPBH và CPQLDN, KTV thường kết hợp khảo sátchi phí ở các chu kì khác Khi kiểm toán CPBH, CPQLDN, KTV thường

quan tâm đến những khoản chi phí có số tiền phát sinh lớn, dễ có gian lận saisót như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân viên,

chi phí khác bằng tiền…đặc biệt là khoản chi phí có biến động bất thường(

mà không mở rộng kiểm tra chi tiết đối với tất cả các khoản chi phí)

Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản chi phí này thường là:

- Lập bảng kê chi tiết CPBH và CPQLDN trong đó phân tích từng mục,tiểu

mục

- Đối chiếu tổng quát số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết

từng khoản chi phí,đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với bảng lập tập hợp

CPBH và CPQLDN theo từng khoản chi phí xem có phù hợp không

- Đối với các khoản chi phí có liên quan đến các chu kỳ khác như chi phí

nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ,chi phí khấu hao TSCĐ,chi phí

tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản chi phí phân bổ

khác…,KTV thực hiện đối chiếu với kết quả kiểm tra( giấy tờ làm việc)

của các KTV khác để có kết luận cho phù hợp

- Đối với các khoản chi phí biến động bất thường,KTV cần chọn mẫu để

kiểm tra chứng từ gốc phát sinh chi phí và kiểm tra việc tính toán,đánh giágiá trị ghi sổ nghiệp vụ có đúng không,kiểm tra việc ghi chép các khoản

chi phí từ chứng từ vào các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp

CPBH và CPQLDN xem có ghi sổ đầy đủ,đúng loại,đúng kỳ,cộng dồn vàchuyển sổ có đúng hay không

- Đối với các khoản chi phí bằng tiền,ngoài việc đối chiếu với kết quả kiểm

toán tiền.KTV cần phải chọn mẫu kiểm tra chứng từ và sổ kế toán chi tiết

Trang 24

để kiểm tra căn cứ hợp lý,kiểm tra việc tính toán đánh giá và ghi sổ các

nghiệp vụ có đầy đủ và đúng đắn không

- Đọc nội dung các khoản chi phí trong các sổ kế toán chi tiết để kiểm tra

việc phân loại các khoản chi phí có đúng đắn không nhằm phát hiện nhữngkhoản chi phí không được phép hạch toán vào CPBH và CPQLDN và

không được coi là chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo quy định của luậtthuế thu nhập doanh nghiệp(nếu có)

- Kiểm tra việc tính toán,phân bổ CPBH và CPQLDN trong kỳ xem có đúng

đắn, hợp lý và nhất quán hay không,theo các nội dung sau:

+ Kiểm tra chính sách phân bổ CPBH và CPQLDN( như lựa chọn đốitượng phân bổ,lựa chọn tiêu thức phân bổ CPBH và CPQLDN) xem cóhợp lý,đúng đắn và hợp lý không

+ Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản CPBH, CPQLDN có được

tính và phân bổ xem có đầy đủ, đúng đắn và đúng kỳ không

- Kiểm tra việc trình bày,công bố CPBH, CPQLDN trên BCTC xem có phù

hợp và đúng đắn hay không

1.3.3.Kết thúc kiểm toán.

KTV thực hiện tổng hợp kết quả kiểm toán theo các nội dung sau:

- Công việc, thủ tục đã tiến hành: tiến hành đầy đủ theo chương trình

kiểm toán/ Thủ tục kiểm toán không tiến hành,…

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán: KTV nêu rõ kết luận về việc đạt đượchay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động Có thể xảy

ra một trong hai khả năng:

+ Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra, đánhgiá về khoản mục chi phí hoạt động vì đã có đủ bằng chứng thích hợp trên mọikhía cạnh để đưa ra kết luận rằng số liệu, thông tin tài chính đó đã được phảnánh hợp lý, đúng đắn hoặc chỉ rõ thông tin đó còn sai sót

Trang 25

+ Chƣa đạt đƣợc mục tiêu kiểm toán: KTV chƣa thỏa mãn với kết quảkiểm toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ xung (chỉ

rõ hạn chế phạm vi kiểm toán)

- Kiến nghị kiểm toán: KTV đƣa ra các ý kiến:

+ Kiến nghị về bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyếtminh cần bổ xung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiềnđiều chỉnh

+ Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đốivới khoản mục chi phí hoạt động và ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện hệ thốngKSNB của KTV

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

TNHH ĐỊNH GIÁ SPT THỰC HIỆN

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH

ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán SPT.

Được thành lập16/10/2008 theo nghị định số 105 ngày 30 tháng 3 năm

2004 của chính phủ về kiểm toán độc lập và Nghị định số 101/2008/NĐ-CP

ngày 03/8/2008 của Chính phủ về hoạt động Thẩm định giá, công ty TNHH

định giá và kiểm toán thủ đô (SPT) là doanh nghiệp Thẩm định giá tài sản vàKiểm toán độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ tài chính về mặt nghề

nghiệp

Tên công ty: Công ty TNHH Định Giá Và Kiểm Toán SPT

Tên tiếng anh: SPT AUDITING AND ASSESSING COMPANY

LIMITED

Tên viết tắt: công ty SPT

Giám đốc : Lê Thanh Hải - Email : lehaikiemtoan@yahoo.com.vn

Tel: 04.38362836

Phone : 0913282911

Trụ sở : Số AI4/126 Đường Hoàng Quốc Việt Nghĩa Tân Cầu Giấy

-Hà Nội

Hiện tại SPT có 4 văn phòng tại:

1- Văn phòng đại diện Công ty tại tỉnh Phú Thọ

Địa chỉ : Tầng 2 Nhà văn hóa lao động tỉnh Phú Thọ phường Tiên Cát thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

Trang 27

-2- Văn phòng đại diện Công ty tại tỉnh Hà Giang

Địa chỉ : Tổ 22 - phường Minh Khai - thị xã Hà Giang - tỉnh Hà Giang

3- Văn phòng đại diện Công ty tại tỉnh Lào Cai

Địa chỉ : Đường Hoàng Liên - phường Cốc Lếu - thành phố Lao Cai - tỉnhLào Cai

4- Văn phòng đại diện tại tỉnh Tuyên Quang

Địa chỉ : Số nhà 124- đường 17/8- tổ 24 - phường Minh Xuân-thị xã

Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang

SPT có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo có hệ thống,

nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ và cung cấp các loại hình dịch vụ

khác nhau cho hầu hết các loại doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành

nghề, quy mô khác nhau

Với đội ngũ khách hàng đông đảo và đạt được thành công như ngày hômnay là vì Công ty SPT luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm của đội

ngũ nhân viên

Ngoài ra Công ty cũng rất chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên,nâng cao chất lượng dịch vụ

cung cấp,cụ thể trong năm 2011 Công ty đã thực hiện những công việc sau:

- Hoàn thiện chương trình kiểm toán BCTC,kiểm toán báo cáo quyết toán

vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và đang hoàn thiện cảitiến mẫu biểu báo cáo kiểm toán,giấy tờ làm việc áp dụng thống nhất trongtoàn Công ty

- Thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ về

thuế,kiểm toán,kế toán tài chính,chuẩn mực kế toán,kiểm toán và cập nhậtcác thông tin liên quan cho cán bộ công nhân viên trong công ty

- Thường xuyên kiểm tra,sát hạch trình độ nhân viên,thúc đẩy học hỏi

nghiên cứu đáp ứng yêu cầu công tác của Công ty

Trang 28

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

- Tổ chức các cuộc kiểm tra và đánh giá trong toàn Công ty việc thực hiện

các quy trình nghiệp vụ,việc tuân thủ các quy định của Nhà Nước,của Bộ

và của Công ty,thông qua đó đề ra kế hoạch đào tọa,bồi dưỡng thích hợp

nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp đáp ứng yêu cầu của khách

hàng và tiến trình hội nhập quốc tế

- Ngoài ra Công ty vẫn tổ chức kiểm tra định kỳ hồ sơ làm việc của Công ty

cũng như của các chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm toán

- Trợ giúp cơ quan Kiểm toán Nhà Nước thực hiện chương trình đào tạo

nghiệp vụ về quy trình kiểm toán hoạt động và quy trình kiểm toán ngân

sách nhà nước

2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh,vị trí trong thị trường và các khách

hàng của SPT

2.1.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua thể hiện

qua bảng sau:

Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH định giá

và kiểm toán SPT

Đơn vị: đồng.

Trang 29

Năm 2010 doanh thu công ty tăng so với năm 2009 kết hợp với việc

điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25% làmcho lợi nhuận sau thuế công ty tăng mạnh gấp 1,58 lần so với năm 2009 với

số tăng tuyệt đối là 5.870.400 đồng thể hiện công ty làm ăn có lãi mặc dù mớithành lập.Tuy nhiên năm 2011 thì công ty gặp nhiều khó khăn do du chấn củacuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 làm doanh thu của công ty giảm 30% với

số tuyệt đối là 1.170.603.000.Lợi nhuận sau thuế giảm 28% với số tuyệt đối là2.870.975 đồng.Toàn thể công ty đang rất nỗ lực để đưa công ty phát triển

qua,doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên,phương hướng hoạt động

trong những năm tới của công ty là tiếp tục giữ vững thị phần,duy trì các

khách hàng cũ và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới.Đa dạng hóa các

dịch vụ cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng

Doanh thu của công ty SPT chủ yếu ở các loại hình dịch vụ kiểm toánBCTC,kiểm toán giá trị đầu tư XDCB hoàn thành,kế toán,thẩm định giá trị tàisản.Điều này phù hợp với định hướng phát triển của công ty cũng như với hoàncảnh kinh tế Việt Nam cũng như xu hướng của các công ty kiểm toán lớn

2.1.2.2 Vị trí trong thị trường và các khách hàng của SPT

Được thành lập từ năm 2008,tuy mới thành lập trong thời gian ngắn nhưngvới đội ngũ kiểm toán viên kỹ thuật viên và nhân viên được đào tạo tốt nghiệpđại học chuyên nghành tài chính, ngân hàng, kế toán kiểm toán, kỹ thuật xây

dựng từ các trường đại học danh tiếng ở trong nước, cùng với các cộng tác

viên bao gồm cả Giáo sư,Tiến sĩ ,chuyên gia hàng đầu trong ngành với kinh

nghiệm và chuyên môn dày dạn, công ty SPT tự đăt ra những chuẩn mực caonhất, luôn hướng tới quyền lợi khách hàng SPT ngày càng khẳng định mìnhtrên thị trường cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp

Khách hàng của công ty chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng, các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh có tỷ trọng tài sản cố định hữu hình lớn.Lượng khách

Trang 30

hàng quen ổn định và có xu hướng phát triển qua các năm chứng tỏ chất

lượng dịch vụ kiểm toán do công ty cung cấp làm hài lòng khách hàng.Công

ty không ngừng cải thiện về chất lượng dịch vụ và đã khẳng định được vị trícủa mình Các công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán đóng vai trò quan trọng

trong việc trợ giúp, tư vấn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về pháp luật,chế độ, thể chế tài chinh, kế toán của nhà nước, cũng như việc lập, ghi sổ kếtoán, tính thuế, lập báo cáo tài chinh

2.1.3 Các dịch vụ do SPT cung cấp

2.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán

 Kiểm toán độc lập: Kiểm toán BCTC, kiểm toán và quyết toán vốn đầu

tư XDCB hoàn thành, kiểm toán dự án

 Kiểm toán rủi ro doanh nghiệp (ERS)

Theo đó công ty tiến hành mở và ghi sổ kế toán,lập các BCTC địnhkỳ,xây dựng các mô hình tổ chức kế toán,trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống

kế toán và BCTC.lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán

2.1.3.2 Dịch vụ tư vấn thuế

Lập kế hoạch thuế,đăng ký,tính toán và kê khai thuế phải nộp,rà soát việc vậndụng các sắc lệnh,chính sách thuế hiện hành của Việt Nam

 Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán

 Tư vấn thiết kế lại bộ máy kế toán

 Cài đặt phần mềm kế toán

 Tư vấn thực hiện kế toán theo quy định nhà nước

2.1.3.3 Dịch vụ định giá tài sản

Định giá có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp

với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định Định giá là việc lập, trìnhthẩm định phương án giá, quyết định giá, khung giá trên cơ sở chi phí sản

xuất, chi phí lưu thông; quan hệ cung cầu; sức mua của đồng tiền Việt Nam;

Trang 31

giá thị trường trong nước và thế giới kết hợp với chính sách phát triển kinh tế

- xã hội trong từng thời kỳ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác các mứcgiá chuẩn, khung giá, giá giới hạn áp đặt, cho loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ

đã được xác định.Định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: các

tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng có quyền định giá hàng hoá, dịch

vụ của mình nhưng không trái với quy định của Pháp lệnh Giá và các văn bảnpháp luật khác có liên quan Điều 30 Pháp lệnh Giá số 40 quy định quyền và

nghĩa vụ của tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giá

 Định giá tài sản vốn cổ phần hóa doanh nghiệp

 Định giá tài sản thế chấp

2.1.3.4 Dịch vụ tư vấn và giải pháp DN

Tư vấn soạn thảo phương án đầu tư,đăng ký kinh doanh và thành lậpdoanh nghiệp mới,tư vấn kiểm kê thẩm định giá tài sản,tư vấn quyết toán vốnđầu tư

2.1.3.5 Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực

Công ty mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực củacác doanh nghiệp cũng như của chính công ty.Đội ngũ giáo viên là những

giáo sư, tiến sĩ có uy tín

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại SPT

Trang 32

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty THHH định giá

và kiểm toán SPT

Giám Đốc

P.Giám đốc

Các phòng ban

Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị và 2

phó giám đốc

 Giám đốc là người đứng đầu SPT có toàn quyền quyết định, điều hành

tổ chức và chịu trách nhiệm về các chiến lược cũng như tất cả các vấn

đề có liên quan đến công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luậtcũng như hội đồng thành viên

 Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành

công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc

 Các phòng ban: Có chức năng tương ứng như giúp quản lý hành chính

nhân sự, đảm bảo công việc tài chính kế toán, xử lý các nghiệp vụ…

Trang 33

2.1.5 Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của công ty

2.1.5.1 Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu của công ty là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng bằngphương pháp làm việc chuyên nghiệp và sự hiểu biết sâu rộng về các ngành

nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động cũng như hành lang pháp lý của Việt

Nam Trợ giúp khách hàng đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản trị doanh

nghiệp, phát huy mọi tiềm lực để tạo ra những giá trị vượt trội Với slogan:

”Hãy yên tâm khi đến với kiểm toán SPT”

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, nhu cầu dịch vụ trong lĩnh vưc

kiểm toán tăng qua các năm tuy nhiên số lượng công ty kiểm toán tăng nhanh

và chất lượng dịch vụ được cải thiện liên tục, để đảm bảo hoạt động và phát

triển , công ty kiểm toán SPT đã đặt ra chiến lược đến năm 2018 gồm 2 giai

đoạn:

 Giai đoạn 2012- 2015 : Tiếp tục cung cấp các dịch vụ sẵn có đồng thời

tuyển nhân viên có hiểu biết, kinh nghiệm về thuế, tài chính doanh

nghiệp để có thể mở rộng sang cung cấp dịch vụ tư vấn thuế tư vấn vàgiải pháp doanh nghiệp Đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viênhiện có Công ty cũng mở rộng văn phòng đại diện đến các thị trườngtiềm năng

 Giai đoạn 2015 – 2018 : Đào tao ngoại ngữ cho nhân viên và tuyển

dụng nhân viên mới có trình độ ngoại ngữ để có thể cung cấp dịch vụ

cho các khách hàng là những doanh nghiệp hoạt động trong môi trườngquốc tế

2.1.5.2 Định hướng phát triển

Mở rộng văn phòng xuống các tỉnh: Nam Định,Hải Phòng,Thanh Hóa

Mở rộng quy mô công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp thêmnhiều dịch vụ mới nhẵm thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn.Nâng cao

được vị thế và uy tín của công ty trong nền kinh tế

Trang 34

2.1.6 Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty SPT

Công ty áp dụng quy trình kiểm toán mẫu của VACPA gồm có các bước sau:

2.1.6.1 Lập kế hoạch kiểm toán

 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng

 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận

 Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu

 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

2.1.6.2 Thực hiện kiểm toán

 Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

 Kiểm tra cơ bản tài sản

 Kiểm tra cơ bản nợ phải trả

 Kiểm tra cơ bản NVCSH và TK ngoài bảng

 Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Kiểm tra các nội dung khác

 Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán

2.1.6.3 Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

 Tổng hợp kết quả kiểm toán

 Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối

 Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị

 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán

 Thư quản lý và các tư vấn khách hàng khác

 Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo

 Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Trang 35

Tóm tắt quy trình

Sơ đồ 2.2: Tổng hợp các giai đoạn kiểm toán đối với kiểm toán khoản

mục chi phí hoạt động do SPT thực hiện

Thực hiện các thử nghiệm cơ bản:

- Tổng hợp và đối chiếu số liệu

soát xét SPT lưu trữ hồ sơ kiểm toán đảm bảo theo quy định của pháp luật,

đáp ứng công tác kiểm tra của VACPA, và công tác soát xét, kiểm soát chất

lượng của SPT (Phụ lục 2.1: Chỉ mục hồ sơ)

Trang 36

2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ

HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN A

2.2.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán tại công ty cổ phần A

Lựa chọn khách hàng, ký kết hợp đồng kiểm toán

Do công ty A là một khách hàng thường niên của Công ty SPT, nên

SPT đã thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng

từ kiểm toán năm trước, sau đó công ty tiến hành điều tra và nghiên cứu tài

liệu, thu thập bổ sung các thông tin mới, đánh giá rủi ro hợp đồng là thấp Do

đó năm nay khi nhận được thư mời kiểm toán của Công ty A, hai bên đã đàmphán và ký hợp đồng kiểm toán (Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán

:20/2012HĐKT)

 Khái quát về khách hàng công ty cổ phần A

Công ty cổ phần A được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào5/6/2005 Vốn điều lệ đăng ký kinh doanh:14.256.900.000VND

Địa chỉ: số 20, đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.Ban giám đốc điều hành công ty:

Ông Nguyễn Văn X

Ông Trần Duy Y

chức vụ:Tổng giám đốcchức vụ:Phó tổng giám đốcNgành nghề kinh doanh:

+ Kinh doanh hóa chất công nghiệp, chất dẻo, phụ gia, cao su, dung

môi và các loại vật tư khoa học kĩ thuật phục vụ cho bệnh viện;

+ Sản xuất đồ gỗ, cho thuê nhà, đất

Trang 37

Theo hợp đồng kiểm toán đã ký kết, SPT thực hiện kiểm toán cuộc

kiểm toán BCTC cho năm tài khóa kết thúc ngày 31/12/2011 Đối

tượng kiểm toán là BCTC năm 2011

 Bố trí nhân sự và thời gian

Nhóm kiểm toán

Kiểm toán viên chính

Trợ lý kiểm toán

Lê Thanh CPhùng BTrần Đại ATrần HBiểu thời gian:

Ngày bắt đầu kiểm toán: 13/2/2012

Ngày hoàn thành công việc kiểm toán tại khách hàng: 16/2/2012

Ngày hồ sơ được đệ trình cho ban giám đốc điều hành: 16/2/2012

2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động tại

về hoạt động kinh doanh của đơn vị không

+Đưa ra cơ sở cho việc tư vấn cho khách hàng

Thực hiện:

KTV dựa trên số liệu của báo cáo KQKD, tiến hành so sánh, phân tích sự

biến động chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chi năm nay so vớinăm trước

Trang 38

1.Giai đoạn lập kế hoạch và đánh giá rủi ro

có thể đơn vị đang ghi tăng chi phí

2.Các thủ tục kiểm tra chi tiết

tưởng dựa trên kết quả của các kiểm tra được thực hiện trong các phần tương ứng?

Có / không

3.Giai đoạn hoàn tất: Tổng thể BCTC phù hợp với sự hiểu biết về hoạt

động kinh doanh của đơn vị

Kết quả: Qua phân tích sơ bộ, KTV nhận thấy chi phí bán hàng tăng, chi phí

quản lý doanh nghiệp tăng trong khi doanh thu giảm, đây là biến động bất

thường, có thể có sai tăng

Bảng 2.2: Thủ tục phân tích sơ bộ đối với CPBH và CPQLDN

b Xác định mức trọng yếu

Mức trọng yếu nên được ước tính tại giai đoạn lập kế hoạch bằng việc tham

chiếu thông tin hiện có mới nhất và được cập nhận ngay khi BCTC năm hiệntại đã hoàn tất Mức trọng yếu là một quá trình xét đoán Các tài liệu của quá

trình suy tính và đánh giá quan trọng hơn là các ghi chép đơn giản về con số

Trang 39

KSNB nên chọn mức trọng yếu trên là phù hợp với đơn vị.

Ghi chú hướng dẫn:

- Các mức trọng yếu (G&H) nên nằm trong khoảng giữa A&F.Không

sử dụng E&F nếu đơn vị lỗ lợi nhuận bị bóp méo Các nhân tố khác nên được

sử dụng nếu xét thấy phù hợp

Trang 40

- Mức trọng yếu thiết lập trong giai đoạn lập kế hoạch là mức trọng yếu

sơ bộ được sử dụng để xác định cỡ mẫu và tại giai đoạn đưa ra ý kiến để

quyết định sự cần thiết của các điều chỉnh Mức trọng yếu không phù hợp để

xác định thù lao của ban giám đốc và các khoản mục nhạy cảm khác

- Nếu số liệu dự tính năm nay không có mức trọng yếu tại giai đoạn lập

kế hoạch nên dựa vào số liệu của năm trước

- Các mức trọng yếu ở trên không phù hợp khi lập BCTC

c.Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp do KTV chính lập theo mẫu được thiết kế sẵn, đồng thời dựa trên

chiến lược và kế hoạch kiểm toán của công ty cổ phần A với những thay đổi

cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị Trong chương trình kiểm toán,trình tự và hướng dẫn thực hiện,người thực hiện, thời gian thực hiện, các giấy

tờ liên quan đến từng thủ tục kiểm toán CPBH và CPQLDN cũng như tài liệuyêu cầu khách hàng chuẩn bị được trình bày một cách chi tiết, cụ thể

Chương trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý d oanh

nghiệp được tham chiếu và được lưu vào file hồ sơ kiểm toán theo đúng yêucầu của chuẩn mực kiểm toán

Ngày đăng: 18/08/2014, 04:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “Lý thuyết kiểm toán”, Học viện Tài chính, Chủ biên: TS.Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu, Nhà Xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Nhà XB: Nhà Xuất bản Tài chính
2. Giáo trình “Kiểm toán Báo cáo Tài chính”, Học viện Tài chính, Chủ biên: Ths. Đậu Ngọc Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Báo cáo Tài chính
3. Giáo trình “Kế toán Tài chính”, Học viện Tài chính, Chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi, PGS. TS. Trương Thị Thủy, Nhà Xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán Tài chính
Nhà XB: Nhà Xuất bản Tài chính
5. www.kiemtoan.com 6. www.auditconsult.com.vn Khác
7. Các tài liệu do Công ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán SPT cung cấp Khác
8. Các thông tin kinh tế tài chính khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1.Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện
Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC (Trang 21)
Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH định giá và kiểm toán SPT - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH định giá và kiểm toán SPT (Trang 32)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty THHH định giá và kiểm toán SPT - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty THHH định giá và kiểm toán SPT (Trang 36)
Sơ đồ 2.2: Tổng hợp các giai đoạn kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động do SPT thực hiện - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện
Sơ đồ 2.2 Tổng hợp các giai đoạn kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động do SPT thực hiện (Trang 39)
Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện
Hình th ức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính (Trang 40)
Bảng kê chênh lệch (bảng 3.2) được sử dụng trong trường hợp KTV có đầy đủ các bằng chứng chắc chắn về các sai phạm trong việc hạch toán của doanh nghiệp - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện
Bảng k ê chênh lệch (bảng 3.2) được sử dụng trong trường hợp KTV có đầy đủ các bằng chứng chắc chắn về các sai phạm trong việc hạch toán của doanh nghiệp (Trang 88)
Bảng kê xác minh (bảng 3.3) được sử dụng trong trường hợp KTV chƣa có bằng chứng cụ thể về sai phạm trong việc hạch toán kế toán của khách hàng như thiếu chữ ký phê duyệt,thiếu chữ ký người nhận tiền,thiếu chứng từ gốc… - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện
Bảng k ê xác minh (bảng 3.3) được sử dụng trong trường hợp KTV chƣa có bằng chứng cụ thể về sai phạm trong việc hạch toán kế toán của khách hàng như thiếu chữ ký phê duyệt,thiếu chữ ký người nhận tiền,thiếu chứng từ gốc… (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w