1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện

110 645 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 774 KB

Nội dung

Nội dung Đề tài của em được trình bày gồm các phần chính sau Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán BCTC; Chương 2: Thực trạng quy trì

Trang 1

BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮTBCTC Báo cáo tài chính

GTGT Giá trị gia tăngGTLV Giấy tờ làm việc

HH, DV Hàng hóa, dịch vụ

KTBCTC Kiểm toán báo cáo tài chính

KTXDCB Kiểm toán xây dựng cơ bản

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC 3

1.1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC 3

1.1.1 Khái quát về kiểm toán BCTC 3

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về Thuế GTGT 7

1.1.3 Kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 17

1.1.4 Sai phạm thường gặp đối với kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 19

1.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC 21

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán thuế GTGT 21

1.2.2 Thực hiện kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 28

1.2.3.Kết thúc kiểm toán 34

CHƯƠNG 2 35

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 35

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) VÀ CHI NHÁNH HÀ NỘI 35

2.1.1 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 35

2.1.2 Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội 40

2.1.3 Đặc điểm hoạt động và tổ chức kinh doanh của Công ty và Chi nhánh Hà Nội 42

2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty và Chi nhánh Hà Nội 52

2.2 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 54

2.2.1 Quy trình Kiểm toán thuế GTGT trong Kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội thực hiện 54

2.3 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN TẠI ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG A 57

2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 58

2.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 69

Trang 3

2.3.3 Giai đoạn kết thúc kiếm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội thực hiện 83

CHƯƠNG 3: 86 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C ) TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 86 3.1 NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI 86

3.1.1 Những thuận lợi 86 3.1.2 Những khó khăn 87

3.2 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 88

3.2.1 Ưu điểm: 88 3.2.2 Nhược điểm 91

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI

HÀ NỘI THỰC HIỆN 93

3.3.1 Tính tất yếu của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội thực hiện 93 3.3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nôi thực hiện 95 3.3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 100

KẾT LUẬN 104

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi bước sang cơ chế thị trường nền kinh tế Việt Nam đã có nhữngbước phát triển vượt bậc, từng bước hội nhập cùng nền kinh tế toàn cầu Hàngloạt các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, thuộc nhiều thành phần kinh tế liêntục được thành lập mới và mở rộng về qui mô Kéo theo đó là những quan hệkinh tế nảy sinh phức tạp, đòi hỏi có sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ củaNhà nước

Thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN không chỉ là trách nhiệm của tất cả cácthành phần trong nền kinh tế mà còn là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước.Tuy nhiên trong thực tế các tổ chức lại luôn tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ củamình thông qua hình vi gian lận, trốn thuế Do vậy, kiểm tra việc thực hiện nghĩa

vụ đối với NSNN là một nội dung quan trọng, thường xuyên trong hoạt động củacác cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán Mà trong đó kiểm toán thuế nhất làthuế GTGT là công tác không thể thiếu trong quá trình này

Việc áp dụng thuế GTGT vào Việt Nam trong những năm qua đã đạt đượcnhững thành công nhất định Tuy nhiên, hiện tượng khai khống thuế GTGT đầuvào và khai giảm thuế GTGT đầu ra, khai khống hàng xuất khẩu, hàng mua nônglâm sản của nông dân… để hoàn thuế, rút ruột Nhà nước nhiều tỷ đồng đã trởthành hiện tượng khá phổ biến Từ đó, số liệu về thuế GTGT trong BCTC cũngsai lệch theo Hệ quả là khi kiểm toán BCTC thì rủi ro kiểm toán đối với thuếGTGT không nhỏ

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác kiểm toán khoản mục thuế GTGTtrong thời gian thực tập tại phòng Kiểm toán 1 chi nhánh Công ty TNHH Kiểm

Trang 5

sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, em đã hoàn thành luận văn thực tập

của mình với đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị

gia tăng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn (A&C) tại Hà Nội thực hiện”

Nội dung Đề tài của em được trình bày gồm các phần chính sau

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng

trong kiểm toán BCTC;

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm

toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại HàNội thực hiện;

Chương 3: Nhận xét, giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế

GTGT trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn (A&C) tại Hà Nội thực hiện

Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề do hạn chế về điều kiệnthời gian cũng như năng lực nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếusót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các anh chị và bạn bè

để chuyên đề của em được hoàn thiện tốt hơn

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, Thạc Sĩ ĐậuNgọc Châu cùng các anh chị KTV Phòng Kiểm toán 1 Chi nhánh Công ty A&Ctại Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty cũng nhưhoàn thành chuyên đề này

Hà Nội, tháng 5/2011

Sinh viên

Bùi Vĩnh Hậu

Trang 6

1.1.1 Khái quát về kiểm toán BCTC

Khái niệm kiểm toán BCTC:

Cho đến hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn tồn tại nhiềucách hiểu khác nhau về kiểm toán, Tuy nhiên quan niệm về kiểm toán được chấpnhận phổ biến hiện nay là: “Kiểm toán là quá trình KTV độc lập và có năng lựctiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toánnhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với cácchuẩn mực đã được thiết lập”

Mục tiêu kiểm toán BCTC

Mục tiêu tổng quát của kiểm toán BCTC là “Giúp cho KTV và công tykiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực

và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liênquan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu haykhông”

Ngoài ra, mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp đơn vị được kiểm toánthấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tintài chính của đơn vị

Trang 7

Những nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC

BCKT tuy không khẳng định tính trung thực hợp lý của BCTC được kiểmtoán nhưng có mức độ đảm bảo cao Những nguyên tắc cơ bản sau đây sẽ chiphối quá trình đạt được sự đảm bảo ấy:

Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán

KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp

Quy trình kiểm toán BCTC

a)Lập kế hoạch kiểm toán

-Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro

Các nội dung cụ thể tối thiểu mà KTV phải hiểu biết về tình hình kinhdoanh của đơn vị được kiểm toán bao gồm:

Hiểu biết chung về nền kinh tế

Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán

Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: Các đặc điểm quan trọng về sởhữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính và các nhân

tố liên quan đến tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểmtoán, môi trường lập BCTC, yếu tố pháp luật

Trang 8

- Xây dựng kế hoạch kiểm toán

Việc xây dựng kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ trong các Chuẩnmực kiểm toán hiện hành Đoạn 08, VSA số 300 cũng đã nêu rõ “Kế hoạch kiểmtoán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán và lập một cách thích hợp nhằm đảmbảo: bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận,rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn, và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thànhđúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán còn trợ giúp KTV phân công công việc chotrợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểmtoán”

Kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận:

+ Kế hoạch chiến lược;

+ Kế hoạch kiểm toán tổng thể;

+ Chương trình kiểm toán

b)Thực hiện kiểm toán

Trong kiểm toán BCTC, tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch kiểm toánchính là tổ chức thực hiện của các khảo sát kiểm soát và khảo sát cơ bản Thực

Trang 9

hiện các thủ tục khảo sát này nhằm để thu thập bằng chứng cho việc xét đoán,đánh giá đối với các CSDL của các bộ phận trên BCTC (thông tin tài chính).

- Tổ chức thực hiện các khảo sát kiểm soát

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV phải thực hiện thêmcác thủ tục khảo sát về kiểm soát đối với hệ thống kế toán và các quy chế KSNBchủ yếu của đơn vị được kiểm soát mà KTV có ý định dựa vào để thu thập đầy

đủ bằng chứng thích hợp về sự thiết kế và vận hành của các quy chế KSNB đó.Dựa trên các bằng chứng này, KTV đánh giá và ra quyết định về mức độ rủi rokiểm soát để làm cơ sở cho việc lựa chọn phạm vi, nội dung cần thực hiện cáckhảo sát cơ bản; đặc biệt là các thử nghiệm chi tiết Các thủ tục khảo sát về kiểmsoát cụ thể bao gồm: Kỹ thuật điều tra theo hệ thống và Khảo sát chi tiết đối vớikiểm soát

- Tổ chức thực hiện các khảo sát cơ bản

Khảo sát cơ bản gồm hai kỹ thuật là: Phân tích đánh giá tổng quát vàKiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và về số dư TK

Kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát (Phân tích ngang và phân tích dọc)được sử dụng chủ yếu để phát hiện, xác định những biến động không bìnhthường của thông tin tài chính từ đó khoanh vùng trọng tâm, trọng điểm cần tậptrung đi sâu kiểm toán

Kỹ thuật kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và về số dư TK sử dụng chủ yếu đểthu thập các bằng chứng cụ thể về quá trình hạch toán từng loại nghiệp vụ vàtính toán tổng hợp số dư từng TK làm cơ sở xác nhận cho số liệu tương ứng đãtrình bày trên BCTC

Trang 10

Tùy theo kết quả của từng cuộc kiểm toán BCTC, KTV có thể đưa ra ýkiến và lập BCKT thuộc một trong các loại ý kiến sau đây:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần

- Ý kiến chấp nhận từng phần

- Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến)

- Ý kiến không chấp nhận (Ý kiến trái ngược)

Tương ứng với mỗi loại ý kiến nhận xét là một loại BCKT

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về Thuế GTGT

1.1.2.1 Khái niệm thuế GTGT

Thuế GTGT xuất hiện trên thế giới đã hơn 50 năm, nhưng đối với ViệtNam thì đây là loại thuế mới Mãi đến năm 1999 nó mới xuất hiện ở nước tathay thế thuế doanh thu Thuế GTGT có đặc điểm nổi bật là phản ánh rõ ràng,trung thực, minh bạch, đã loại bỏ được tình trạng thuế đánh trùng lên thuế củathuế doanh thu Ở thuế doanh thu cứ mỗi lần bán hàng là một lần nộp thuế,trong khi thuế GTGT chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm chứ không đánh vàophần giá trị đã chịu thuế ở các khâu trước

Trang 11

Theo Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và Nghị định số

158/2003/NĐ-CP ban hành ngày 10/12/2003, thuế GTGT được định nghĩa như sau:

"Thuế GTGT là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hànghoá và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng"

1.1.2.2 Đặc điểm của thuế GTGT

- Thuế GTGT là loại thuế gián thu, đối tượng nộp thuế là người sản xuất,cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nhưng đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng dothuế được tính vào giá cả hàng hoá, dịch vụ

- Thuế GTGT được thu vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuấtkinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn Tổng

số thuế thu được ở các giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán cho ngườitiêu dùng cuối cùng

- Thuế GTGT mang tính trung lập cao

- Thuế GTGT mang tính lãnh thổ, đối tượng tiêu dùng trong phạm vi lãnhthổ quốc gia

- Thuế GTGT có khả năng đem lại nguồn thu lớn, thường xuyên và ổnđịnh cho NSNN do nó có phạm vi điều chỉnh rộng và đa dạng

1.1.2.3 Nội dung các luật thuế GTGT hiện hành

Các văn bản liên quan đến thuế GTGT bao gồm:

- Luật thuế GTGT ban hành ngày 10/5/1997

Trang 12

- Nghị quyết số 90/NQ/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày3/9/1999 về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hang hóa, dịch vụ thuộc đốitượng không chịu thuế GTGT và thuế suất GTGT đối với một số hàng hóa, dịchvụ.

- Nghị định 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 quy định chi tiết thi hành luậtthuế GTGT

- Nghị định 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luậtthuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT

- Nghị định 148/2004/NĐ-CP ngày 27/03/2004 bổ sung khoản 1 điều 7 Nghịđịnh số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thihành luật thuế GTGT và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT

- Thông tư 120/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 158/2003/NĐ-CP

- Nghị định 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 sửa đổi, bổ sung các Nghị địnhquy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT

- Thông tư 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 hướng dẫn thi hành nghị định148/2004/NĐ-CP và 156/2005/NĐ-CP

- Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày1/1/2009

- Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điềucủa luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP

Trang 13

- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ban hành ngày 3/6/2008 thay thế luật thuếGTGT năm 1997; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003.

Tóm lại, nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật thuế GTGT trên nhưsau:

1) Đối tượng chịu thuế GTGT: là hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh vàtiêu dùng ở Việt Nam (trừ các đối tượng qui định không chịu thuế GTGT)

Đối tượng không chịu thuế GTGT: là 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ có tínhchất cơ bản sau:

- Hàng hóa, dịch vụ mang tính thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống xã hội như y

tê, giáo dục, văn hóa…

- Hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích xã hội, nhân đạo, không mang tínhchất kinh doanh như hàng nhập nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo,viện trợ không hoàn lại, quà tặng của nước ngoài, quà tặng cho cơ quan nhànước, tổ chức chính trị - xã hội…

- Hàng hóa, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích như sản phẩm muối,sản xuất chân tay giả…

- Hoạt động liên quan đến đầu tư

- Hoạt động mang tính chất xử lý kỹ thuật về tính thuế như hàng chuyển khẩu,quá cảnh, hàng mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm nhập tái xuất…

Cơ sở kinh doanh cung ứng, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượngkhông chịu thuế GTGT không phải nộp thuế GTGT, không được khấu trừ và

Trang 14

hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ ở khâu trước đã chịu thuếGTGT.

2) Đối tượng nộp thuế GTGT: là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch

vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT

3) Căn cứ tính thuế GTGT: là giá tính thuế và thuế suất

Giá tính thuế: Nguyên tắc chung của giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có

thuế GTGT được ghi trên hóa đơn GTGT của người bán hàng, người cung cấpdịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ nhập khẩu củahàng hóa Giá tính thuế của một số hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:

- Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh bán ra là giábán chưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT

- Giá tính thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩunhập cộng với thuế nhập khẩu cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhậpkhẩu tại cửa khẩu nhập làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quyđịnh về giá tính thuế hàng nhập khẩu Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đượcmiễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hóa nhập khẩucộng thuế nhập khẩu cộng thuế TTĐB (nếu có) xác định theo mức thuế nhậpkhẩu sau khi đã miễn, giảm

- …

Thuế suất: Thuế GTGT có 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.

Trang 15

- Mức thuế suất 0%: áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

- Mức thuế suất 5%: áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, cần khuyến khíchnhư nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt, thiết bị, máy móc và dụng cụchuyên dùng cho y tế, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, cácloại sách…

- Mức thuế suất 10%: áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ thông thường

4) Phương pháp tính thuế GTGT: là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháptính trực tiếp trên GTGT

Phương pháp khấu trừ thuế:

- Đối tượng áp dụng: Đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theoluật doanh nghiệp, luật đầu tư; Đơn vị, tổ chức kinh doanh khác thực hiện đầy

đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ

- Nguyên tắc khấu trừ: Khấu trừ theo mục đích sử dụng; khấu trừ toàn bộ;nguyên tắc hóa đơn

- Công thức tính:

Thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:

- Đối tượng áp dụng: Cá nhân SXKD là người Việt Nam không thực hiện đầy

đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ; Tổ chức, cá nhân nước ngoàikinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa

Trang 16

thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ; Cơ sở kinh doanhmua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

- Công thức tính:

Thuế GTGT = GTGT của HH, DV x Thuế suất thuế GTGT

Tuy nhiên các doanh nghiệp thường áp dụng tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ nhiều hơn Phạm vi nghiên cứu của đề tài này cũng chỉ đề cậpđến phương pháp khấu trừ

1.1.2.4 Đặc điểm hạch toán thuế GTGT

1) Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ

Các hóa đơn, chứng từ hợp pháp doanh nghiệp được phép sử dụng gồm:

- Hóa đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành, do cơ quan thuế cungcấp cho các cơ sở kinh doanh

- Hóa đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đãđược các cơ quan thuế chấp nhận cho sử dụng

- Các loại hóa đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng

2) Tài khoản kế toán được sử dụng trong hạch toán thuế GTGT

Tài khoản thuế GTGT được khấu trừ (TK 133):

Kết cấu và nội dung:

Trang 17

- Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản cốđịnh.

- Bên Có: Số thuế GTGT được đã được khấu trừ, hoàn trả hoặc không đượckhấu trừ

- Số dư Nợ: Thuế GTGT được khấu trừ chưa được thanh toán cuối kỳ

TK 133 chỉ được mở và áp dụng cho những đơn vị áp dụng phương phápnộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng cho đơn vị nộpthuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Tài khoản thuế GTGT phải nộp (TK 3331):

Kết cấu và nội dung:

- Bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp Nhà nước

- Bên Có: Số thuế GTGT phải nộp Nhà nước

- Số dư Có: Số thuế GTGT còn phải nộp Nhà nước

3) Các loại sổ kế toán sử dụng

Để ghi chép, lưu trữ, kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ liên quan đếnthuế GTGT, kế toán sử dụng sổ cái TK thuế GTGT được khấu trừ (TK 133), sổcái TK thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 333), sổ chi tiết các TK trên,chứng từ ghi sổ

4) Quy trình hạch toán

Trang 18

Quy trình hạch toán nghiệp vụ liên quan đến khoản mục thuế GTGT theo

sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT phải nộp

136 3331

trả lại, giảm giá hàng bán

hoặc chiết khấu thương mại

TN khác phát sinh

Tổng giá thanh toán

711 Thuế GTGT đầu ra

Trang 19

Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT được khấu trừ

tư, hàng hóa, TSCD

Thuế GTGT được khấu trừ

Mua vật tư, HH,

TS nhập kho

Mua vật tư sử dụng ngay

HH bán ngay không qua kho

Trang 20

1.1.3 Kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC

1.1.3.1 Vai trò của kiểm toán thuế GTGT

Trên bình diện xem xét của kiểm toán viên, khoản mục thuế GTGT là mộttrong những khoản mục quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tính trung thực vàhợp lý của BCTC Hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn đang trong quá trìnhhoàn thiện, mặc dù vậy thật khó để xác định rằng một doanh nghiệp đã chấphành đúng việc kê khai, tính toán, thanh toán thuế GTGT đúng như luật pháphiện hành Mặt khác, do tính chất riêng có của khoản mục thuế GTGT cho nên

dễ dẫn đến những gian lận và sai sót xảy ra ở khoản mục này Cụ thể: nếu nhưdoanh nghiệp hạch toán theo phương pháp khấu trừ thuế thì việc tăng thuếGTGT đầu vào được khấu trừ sẽ làm giảm số thuế doanh nghiệp phải nộp choNhà nước Do vậy, doanh nghiệp nào cũng muốn giảm thiểu thuế GTGT đầu ra

và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Khoản mục thuế GTGT xuất hiệntrong phần lớn các giao dịch tại doanh nghiệp như: mua bán hàng hóa, cung cấpdịch vụ, mua sắm tài sản cố định … Chính vì tính chất quan trọng của khoảnmục thuế GTGT cho nên việc kiểm toán khoản mục thuế GTGT được đảmnhiệm bởi kiểm toán viên kinh nghiệm và thông hiểu chính sách, pháp luật vềthuế

1.1.3.2.Mục tiêu kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC

Như chúng ta đã biết, mục tiêu kiểm toán BCTC là thu thập các bằng chứngnhằm đưa ra các ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC Mục tiêu cụ thểcủa kiểm toán khoản mục thuế GTGT cũng tuân theo mục tiêu kiểm toán tổngquát đó Cụ thể:

Trang 21

Bảng 1.1: Các mục tiêu kiểm toán thuế GTGT

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán

Sự tuân thủ

Việc tính toán, ghi nhận, kê khai, thanh toán thuếGTGT đều phải tuân theo luật thuế, các quy định vềthuế hiện hành của Nhà nước

Sự đầy đủ

Mọi giao dịch liên quan đến thuế GTGT diễn ra trong

kỳ đều phải được ghi nhận đầy đủ và hợp lý trong sổsách, chứng từ kế toán

Trang 22

Trình bày và công

bố

Tất cả các thông tin liên quan đến thuế GTGT đều phảiđược trình bày một cách rõ ràng, chính xác trên báo cáotài chính

1.1.3.3.Căn cứ kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC

Khi tiến hành kiểm toán thuế GTGT, KTV tiến hành thu thập bằng chứng

để có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu có liên quan đến thuế GTGT trênBCTC, KTV dựa vào những thông tin, tài liệu sau:

- Các chính sách, chế độ có liên quan (như Luật doanh nghiệp, chế độquản lý doanh nghiệp, qui định của Nhà nước về thuế )

- BCTC của đơn vị (Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh BCTC)

- Sổ sách kế toán (sổ hạch toán nghiệp vụ, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toánchi tiết các TK có liên quan: TK133, 333, 131, 331, 511, 152, )

- Các chứng từ kế toán: Hóa đơn GTGT, bảng kê khai thuế,

- Các chính sách, các quy chế KSNB đối với thuế GTGT

- Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến thuế GTGT, doanh thu,

1.1.4 Sai phạm thường gặp đối với kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC

Đối với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

- Hạch toán sai thuế suất

Trang 23

- Ghi chép, trình bày, thanh toán thuế chậm hơn so với thời hạn quy địnhtrong luật thuế.

- Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với hóa đơn thông thường,hóa đơn khống

- Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với hóa đơn không hợp lệ:không ghi mã số thuế, không ghi giá chưa thuế, không ghi tổng giá thanh toán…hoặc hóa đơn không đúng theo quy định của Bộ Tài chính và cơ quan thuế, hóađơn đã hết hạn khấu trừ

- Với hàng hóa, dịch vụ sử dụng để sản xuất hàng hóa dịch vụ không chịuthuế GTGT hoặc không sử dụng cho sản xuất thì số thuế GTGT đầu vào khôngđược khấu trừ mà phải hạch toán chi phí nhưng kế toán vẫn ghi tăng thuế GTGTđược khấu trừ

- Hạch toán sai quy định đối với thuế GTGT đầu vào của tài sản cố địnhmua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; để chuyên dùng sản xuất vũkhí, khí tài phục vụ an ninh quốc phòng; nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bịchuyên dùng cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, công ty tái bảohiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty kinh doanh chứng khoán, các bệnhviện, trường học

- Đối với tài sản cố định, hàng hóa mua vào bị hỏng hóc, tổn thất do thiêntai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, mất trộm nếu xác định được tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm bồi thường thì tính vào giá trị hàng hóa phải bồi thường nhưng kếtoán vẫn hạch toán vào số thuế GTGT được khấu trừ

- Khấu trừ giữa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế phải nộpgiữa các chi nhánh khi lập báo cáo tài chính hợp nhất không chính xác

Trang 24

- Sự khác nhau về số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp thuế, thuế GTGT,nhật ký chung… ở mức độ lớn Trình bày thuế không có sự giải thích.

Đối với thuế GTGT đầu ra:

- Kiểm soát, quản lý và ghi nhận thuế GTGT đầu ra không phù hợp vớiluật định: không phát hành hóa đơn khi bán hàng, áp dụng sai thuế suất, tính toánsai giá tính thuế…

- Nhầm lẫn giữa hàng hóa dịch vụ không chịu thuế và hàng hóa dịch vụ ápdụng mức thuế suất 0%

- Những chứng từ, tài liệu như hóa đơn, hợp đồng, phiếu thu… và các tàiliệu đặc thù cho những giao dịch kinh tế như hợp đồng thuế tài sản, hợp đồngxây dựng, hợp đồng xuất nhập khẩu… không phù hợp luật định

- Khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, thuế GTGT đầu ra được ghigiảm khi chưa có các chứng từ cần thiết như: hợp đồng giao hàng giữa người bán

và người mua, biên bản giao hàng, biên bản kiểm kê…

1.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán thuế GTGT

1.2.1.1 Tìm hiểu khách hàng

Trong bước công việc này, ngoài những hiểu biết về tình hình kinh doanhcủa đơn vị một cách tổng quát, các KTV và trợ lý kiểm toán được phân côngthực hiện kiểm toán thuế GTGT còn phải thu thập thông tin bổ sung liên quanđến thuế GTGT như các chính sách, chế độ có liên quan (Luật doanh nghiệp, chế

độ quản lý doanh nghiệp, qui định của Nhà nước về thuế ) để đáp ứng yêu cầu

Trang 25

công việc của mình và trao đổi các thông tin đó với các thành viên khác củanhóm.

1.2.1.2 Đánh giá về rủi ro kiểm toán

Cũng như các khoản mục khác, việc hiểu biết tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ là cơ sở để KTV đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát đối với thuế GTGT

1.2.1.3 Xây dựng kế hoạch kiểm toán.

Đối với kiểm toán thuế GTGT, mục đích của giai đoạn này là phải xâydựng được một kế hoạch kiểm toán và phương pháp kiểm toán cụ thể phù hợpvới bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng khi kiểmtoán này Theo đó, quá trình lập kế hoạch kiểm toán đối với quy trình kiểm toánthuế GTGT bao gồm các bộ phận đó là:

- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

- Lập chương trình kiểm toán

1) Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Kế hoạch kiểm toán tổng thể là sự cụ thể hóa kế hoạch chiến lược vàphương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của cácthủ tục kiểm toán

Nội dung cơ bản chủ yếu của kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm 7 bướccông việc chính cụ thể như sau:

Trang 26

a) Thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

Đây là các bước công việc quan trọng giúp KTV lập kế hoạch kiểm toántổng quát Để có được sự hiểu biết này khi kiểm toán thuế, KTV có thể tiến hànhcác công việc như sau:

- Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng

Đối với kiểm toán thuế, KTV cần đi sâu tìm hiểu về ngành nghề kinhdoanh của khách hàng ở các mặt: lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, dây chuyền

và các dịch vụ sản xuất, cơ cấu vốn, chức năng và vị trí của KSNB…

Trong quá trình tìm hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh, bản chất củanhững sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp ra thị trường của đơn vịđược kiểm toán sẽ giúp KTV đánh giá được rủi ro tiềm tàng đối với thuế GTGTmột cách chính xác nhất Ngoài ra, sự hiểu biết thực tế về hệ thống KSNB củadoanh nghiệp sẽ giúp KTV đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát một cách hiệu quảhơn, để từ đó xác định và lựa chọn phương pháp kiểm toán thích hợp cho quytrình kiểm toán thuế GTGT

- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán

chung

Các hồ sơ kiểm toán năm trước không những cung cấp các thông tinchung về khách hàng, về công việc kinh doanh và các đặc điểm khác nhau củakhách hàng mà còn cung cấp cho KTV “một khung” kiểm toán từ lập kế hoạchcho đến giai đoạn hoàn tất cuộc kiểm toán nói chung và thuế GTGT nói riêng

Trang 27

Mặt khác, qua các tài liệu này, KTV sẽ thấy được những vấn đề cần lưu ý:những yếu kém trong việc ghi sổ các nghiệp vụ thuế hay sự kiểm soát lỏng lẻođối với khoản mục này Theo đó, trên cơ sở của kế hoạch kiểm toán năm trước,KTV sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương phápkiểm toán thuế cho năm hiện hành.

- Thảo luận, phỏng vấn

Qua các cuộc thảo luận với các nhà quản lý doanh nghiệp và những người

có trách nhiệm, KTV sẽ thu thập được các thông tin như các quy định hiện hành

có ảnh hưởng đến thuế hay tình hình tài chính hiện tại có ảnh hưởng gì tới việcnộp thuế GTGT của đơn vị Những kiến thức đó sẽ giúp KTV nhận dạng việcnghiên cứu các trọng điểm đặc biệt khi kiểm toán thuế GTGT

- Thực hiện phân tích sơ bộ

Đối với kiểm toán thuế GTGT, thủ tục phân tích sơ bộ thường được thựchiện bằng cách so sánh số dư TK Thuế GTGT phải nộp NSNN cuả năm nay vớinăm trước, đối chiếu số chênh lệch đó với hoá đơn mua bán hàng hoá của doanhnghiệp

Trang 28

Như vậy, để có thể xây dựng được một kế hoạch kiểm toán thích hợp, việcthu thập các thông tin về khách hàng là hết sức quan trọng Thu thập thông tin vềkhách hàng không chỉ tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà nó đượcthực hiện trong suốt cuộc kiểm toán

b) Thu thập thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB

Đối với thuế GTGT, khi tìm hiểu hệ thống KSNB cần tìm hiểu trình tựhạch toán kế toán thuế GTGT từ hạch toán hoá đơn đầu vào, lập hoá đơn đầu ra

và hạch toán thuế GTGT, đến khi kê khai, quyết toán và nộp thuế Trong quátrình ấy, KTV tìm hiểu xem có sự phê chuẩn của cấp trên không, có gì gian lận

và sai sót, khai khống không Sau khi thu thập các thông tin pháp lý, KTV tiếnhành thủ tục phân tích đối với thuế GTGT Thủ tục này có ý nghĩa rất lớn tronghoạt động kiểm toán góp phần giảm thiểu chi phí kiểm toán, nâng cao năng suấtkiểm toán

c) Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV

Nếu ở các bước trên, KTV mới chỉ thu thập được các thông tin mang tínhkhách quan về khách hàng thì ở bước này, KTV sẽ căn cứ vào các thông tin đãthu thập để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp

- Đánh giá tính trọng yếu:

Để đánh giá mức độ trọng yếu, trước hết KTV cần xác định được mức độtrọng yếu cho toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ mức đánh giá này cho từng khoảnmục trên BCTC Việc phân bổ mức trọng yếu được tiến hành dựa trên bản chấtcủa các khoản mục

Trang 29

Trên thực tế, việc phân bổ mức trọng yếu cho các TK là vấn đề phức tạpđòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp, các Công ty kiểm toán thường xây dựng sẵnnhững căn cứ để xác định mức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC.Căn cứ vào tỷ lệ này, KTV sẽ tính được mức trọng yếu phân bổ cho chỉ tiêu thuếGTGT.

- Đánh giá rủi ro:

Rủi ro tiềm tàng (IR): Rủi ro tiềm tàng với thuế bao gồm khai tăng thuếđầu vào, khai giảm thuế đầu ra…

Rủi ro kiểm soát (CR): Nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của

hệ thống KSNB, các quy chế kiểm soát thuế của đơn vị, soát xét của tổng công

ty với các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc…

d) Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán:

KTV cần xác định những nội dung sau:

- Những thay đổi quan trọng của các bộ phận và phạm vi kiểm toán

- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán thuếGTGT

- Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủ tụckiểm toán độc lập

e) Xác định sự phối hợp giám sát và kiểm tra:

- Sự tham gia và phối hợp của các KTV khác trong công việc kiểm toán cụ

thể

Trang 30

- Chỉ rõ sự tham gia phối hợp của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác.

- Yêu cầu về nhân sự

f) Chỉ rõ những vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể

- Khả năng hoạt động kinh doanh liên tục của đơn vị

- Điều khoản của HĐKT và những trách nhiệm pháp lý khác Nội dung vàthời hạn lập BCKT hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng

g) Tiến hành tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể

Bao gồm việc xác định những yếu tố quan trọng: Rủi ro tiềm tàng; Rủi rokiểm soát; mức trọng yếu, phương pháp kiểm toán; thủ tục kiểm toán; thamchiếu

1.2.1.4 Lập chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán đối với khoản mục thuế GTGT là toàn bộ nhữngchỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán vàphương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán Chươngtrình kiểm toán thuế GTGT được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác địnhnội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện

kế hoạch kiểm toán

Khi xây dựng chương trình kiểm toán thuế GTGT, KTV phải xem xét cácđánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạtđược thông qua thử nghiệm cơ bản

Trang 31

Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi

bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc donhững kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán Nội dung và nguyênnhân thay đổi kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán phải đượcghi rõ trong hồ sơ kiểm toán

Đối với các công ty kiểm toán có chương trình kiểm toán theo mẫu sẵntrên máy vi tính hoặc trên giấy mẫu phải có phần bổ sung chương trình kiểmtoán cụ thể phù hợp với từng cuộc kiểm toán

Chương trình kiểm toán thuế GTGT thường bao gồm các chỉ dẫn về lậpbiểu tổng hợp về thuế GTGT để đối chiếu số liệu giữa BCTC và sổ cái, sổ chitiết, số liệu kiểm toán năm trước; xem xét về chính sách kế toán đối với thuếGTGT; thực hiện thủ tục phân tích để phân tích sự biến động của thuế GTGTqua các kỳ kế toán; tính toán lại thuế GTGT; thủ tục kiểm tra chi tiết các hóa đơnGTGT đầu vào, chứng từ nộp thuế, chứng từ hoàn thuế, tờ khai thuế, quyết toánthuế…; xem xét tổng thể về kết quả kiểm toán thuế GTGT; xem xét các sự kiệnphát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán; xem xét việc trình bày và công bố thuếGTGT trên BCTC

1.2.2 Thực hiện kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC

1.2.2.1.Thực hiện các khảo sát kiểm soát đối với thuế GTGT

1) Các thủ tục Khảo sát kiểm soát cơ bản của KTV đối với thuế GTGT

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 có định nghĩa: "Thử nghiệm kiểmsoát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng về sự thiết kế phù hợp và sự vậnhành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB" Thử nghiệm kiểm soát

Trang 32

sẽ bao gồm việc thực hiện đánh giá HTKSNB trên 3 mặt: có tồn tại hay không,

có hiệu quả hay không và có duy trì liên tục hay không Đối với thuế GTGT,KTV tiến hành các thử nghiệm kiểm soát hướng tới các mục tiêu kiểm toán: sựtuân thủ, sự đầy đủ, sự hiện hữu, sự chính xác, sự tính toán và đánh giá, quyền vànghĩa vụ, trình bày và công bố

- Thủ tục khảo sát kiểm soát hướng tới mục tiêu sự tuân thủ:

+ Kiểm tra biên bản quyết toán thuế của các năm gần nhất, kiểm tra cácphần giảm trừ khai báo, tăng lượng thuế phải nộp, thuế GTGT được khấu trừ,thuế GTGT không được khấu trừ, thuế GTGT hoàn lại

+ Phỏng vấn kế toán thuế về chính sách thuế áp dụng, so sánh với chínhsách thuế hiện hành

+ Kiểm tra việc phê chuẩn có đúng thẩm quyền hay không? Đồng thờikiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ, biên bản có liên quan đến thuếGTGT

- Thủ tục khảo sát kiểm soát hướng tới mục tiêu sự đầy đủ:

+ Kiểm tra việc đánh số liên tục của các hóa đơn GTGT, các chứng từ nộpthuế, hoàn thuế

+ Đảm bảo thanh toán, hoàn thuế GTGT thực hiện đúng cho từng kỳ, việcphân bổ thuế GTGT đã được thực hiện

- Thủ tục khảo sát kiểm soát hướng tới mục tiêu sự hiện hữu:

Trang 33

+ Kiểm tra so sánh ngày tháng trên giấy tờ sổ sách kế toán với ngày thángphát sinh nghiệp vụ thuế GTGT.

+ Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ đối với các chứng từ như chữ ký,dấu của người có thẩm quyền của đơn vị

- Thủ tục khảo sát kiểm soát hướng tới mục tiêu sự chính xác:

+ Khảo sát chọn mẫu sơ đồ tài khoản cho một số nghiệp vụ phức tạp.+ Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nột bộ về việc ghi sổ đúngphương pháp và đúng sự phân loại một số chứng từ nghi vấn

- Thủ tục khảo sát kiểm soát hướng tới mục tiêu sự tính toán và đánh giá:Kiểm tra các chứng từ nghi vấn và các chứng từ có quá trình kiểm soát nội

bộ yếu kém về số tiền và cách tính toán

- Thủ tục khảo sát kiểm soát hướng tới mục tiêu trình bày và công bố:+ Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ cơ bản, số liệu tổng quát

+ Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát

Trang 34

Thủ tục khảo sát về KSNB chủ yếu thông thường:

- Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB.Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đếncác khía cạnh cơ bản:

+ Sự đầy đủ của các quy dịnh cho kiểm soát đối với các khâu, các bước+ Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với hoạt động thuế củađơn vị

- Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB:

Hoạt động này được thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiệncác quy chế KSNB Mục tiêu chủ yếu của khảo sát ở đây về tính hiện hữu trongvận hành các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu và tính thường xuyên, liêntục trong vận hành các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát

- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB:

Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc "Phân công và ủy quyền", nguyêntắc "Bất kiêm nhiệm" sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát(đặc biệt là đầu mối giám sát), ngăn ngừa và hạn chế được sự lạm dụng hay lợidụng chức năng, quyền hạn Để thực hiện được các thủ tục này, KTV thường ápdụng các kỹ thuật khảo sát là câc Bảng câu hỏi về KSNB (Questionaire), Bảngtường thuật (Narrative), Lưu đồ (Flowchart), kiểm tra các tài liệu dấu hiệu chứngminh cho các thủ tục KSNB đã được thực hiện, thông qua các phương phápphỏng vấn, điều tra và các phương pháp khác để hoàn thành bản lưu đồ nói trên

Trang 35

Việc sử dụng kết hợp các công cụ trên sẽ giúp KTV hiểu biết tốt hơn về hệ thốngKSNB của khách hàng với thuế GTGT.

1.2.2.2 Thực hiện các khảo sát cơ bản đối với thuế GTGT

Thử nghiệm cơ bản đối với phần thuế GTGT bao gồm 2 thủ tục chính làthủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết

1) Thực hiện thủ tục phân tích

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VAS 520, thủ tục phân tích (quytrình phân tích) là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng,qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâuthuẫn với các thông tin khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến

Thủ tục phân tích áp dụng cho thuế GTGT bao gồm phân tích xu hướng vàphân tích tỷ suất

- Phân tích xu hướng: là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của

các số dư của thuế GTGT được khấu trừ, phải nộp hoặc được hoàn lại giữa cácthời kì (tháng, quý, năm) từ đó tìm ra sự biến động và giải thích nguyên nhân Cụthể:

+ So sánh số thuế GTGT được khấu trừ giữa kỳ này với kỳ trước, hoặcgiữa các tháng với nhau

+ So sánh số thuế GTGT phải nộp giữa kỳ này với kỳ trước, hoặc giữacác tháng với nhau

- Phân tích tỷ suất: là cách thức so sánh số dư TK thuế GTGT với số dư

các TK khác, các tỷ suất sử dụng là: tỷ suất thuế GTGT phải nộp so với doanh

Trang 36

thu, tỷ lệ thuế GTGT đầu vào so với các khoản chi phí tương ứng… đồng thờiliên hệ với các chỉ tiêu về doanh thum chi phí để tìm ra nguyên nhân của sự thayđổi các tỷ suất.

2) Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ

Thủ tục kiểm tra chi tiết là một thử nghiệm cơ bản được áp dụng thườngxuyên nhất trong một cuộc kiểm toán BCTC Đối với thuế GTGT, thủ tục kiểmtra chi tiết cũng được áp dụng và thường là được áp dụng cuối cùng để nhằmđảm bảo các thông tin mà KTV cung cấp là trung thực, hợp lý

Phạm vi, quy mô chọn mẫu, các phương pháp áp dụng của thủ tục kiểm trachi tiết đối với thuế GTGT được xác định thông qua các công việc, thủ tục đãthực hiện ở trên và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Cụ thể, khi áp dụng thủ tụckiểm tra chi tiết với thuế GTGT cần chú ý các vấn đề sau:

Yêu cầu đối với kiểm tra chi tiết:

- Kiểm tra, xem xét số dư đầu kỳ của thuế GTGT

- Kiểm tra, xem xét số thuế GTGT dầu vào, đầu ra phát sinh trong kỳ

- Kiểm tra, xem xét số thuế GTGT đã nộp NSNN trong kỳ

- Kiểm tra, xem xét số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ: số còn phải nộpcuối kỳ phụ thuộc vào số thuế GTGT dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và đã nộptrong kỳ Do vậy, nếu đã kiểm toán được các phần trên thì công việc còn lại chỉ

là cân đối lại và tìm ra số thuế còn phải nộp cuối kỳ một cách chính xác

Nội dung kiểm tra chi tiết:

Trang 37

Thuế GTGT thể hiện nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp với Nhà nước.

Xu hướng của các doanh nghiệp là luôn tìm các kẽ hở để tiến hành các hành vitrốn thuế nhằm giảm bớt các khoản thuế phải nộp hoặc nhận được các khoảnhoàn thuế của Nhà nước Do vậy, rủi ro tiềm tàng của thuế GTGT là rất cao, chủyếu là việc khai tăng thuế GTGT đầu vào và khai giảm thuế GTGT đầu ra Đểphát hiện, ngăn chặn và đưa ra các bằng chứng hữu hiệu và đầy đủ, KTV thựchiện thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm việc: lập các bảng tổng hợp chi tiết về thuếGTGT, đối chiếu Sổ tổng hợp thuế GTGT với BCTC, đối chiếu các sổ chi tiếtthuế GTGT đầu vào, đầu ra với sổ tổng hợp và đối chiếu với các hoá đơn, chứng

từ liên quan Kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT theo các mức thuếsuất: 0%, 5%, 10%

1.2.3.Kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn KTV thực hiện các công việc nhằm hoàn tất cuộc kiểmtoán, bao gồm: tổng hợp, đánh giá, soát xét lại các bước công việc đã thực hiệnvới thuế GTGT, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC có ảnh hưởngđến kết quả kiểm toán thuế GTGT (như những rắc rối khiếu nại của doanhnghiệp về vấn đề thuế GTGT )

Sau khi thực hiện các việc trên, KTV yêu cầu đơn vị khách hàng thực hiệncác bút toán điều chỉnh (nếu có), tổng hợp các bút toán điều chỉnh ảnh hưởngđến bảng CĐKT và đưa ra ý kiến về sự trung thực của các số liệu và số dư trên

TK thuế GTGT Bên cạnh đó, KTV nêu ra những vấn đề tồn tại trong việc hạchtoán và quản lý thuế GTGT của khách hàng cùng với việc đề xuất những giảipháp có thể để giải quyết những tồn tại đó

Trang 38

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ

VẤN (A&C) TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) VÀ CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty A&C

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn hoạt động gần 20 năm nay trên thịtrường cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn tại Việt Nam Khởi đầu từ mộtdoanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định Số 140 TC/QĐ/TCCBngày 26/03/1992 của Bộ trưởng Bộ Tài chính với tư cách là Chi nhánh của Công

ty kiểm toán Việt Nam VACO Do vậy Công ty hoạt động dựa trên cơ sở chươngtrình kiểm toán trong đó có vận dụng thủ tục phân tích của VACO trước đây

Hoạt động bắt đầu từ năm 1992 nhưng Công ty thực sự trở thành một công

ty kiểm toán độc lập từ năm 1995 theo Quyết định Số 107 TC/QĐ/ TCCB đápứng sự tăng cao của nhu cầu kiểm toán cho các doanh nghiệp Cùng với Giấyphép Kinh doanh Số 102218 ngày 13/03/1995 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HồChí Minh cấp, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn với tên viết tắt A&C(Auditing and Consulting) chính thức đi vào hoạt động

Công ty tự hào là một trong những công ty kiểm toán độc lập có uy tín vàchất lượng của ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam và là công ty đầu tiên của

Trang 39

Bộ Tài chính thực hiện thành công 2 lần chuyển đổi hình thức sở hữu theo quyđịnh của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Năm 2003, theo Quyết định Số 1962/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, Công ty đãtiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty

Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (Tên giao dịch tiếng anh: Auditing and ConsultingJoint Stock Company) Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn chính thức hoạtđộng theo Giấy phép Kinh doanh Số 4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầu tưTP.Hồ Chí Minh cấp ngày 09/12/2003

Năm 2007, theo Quy định tại Nghị định Số 105/2004/NĐ-CP ngày30/04/2004 và Nghị định Số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ

về kiểm toán độc lập, Công ty đã thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu lần thứ

2 từ công ty cổ phần thành công ty TNHH Và theo Giấy phép Kinh doanh Số

4102047448 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 09/02/2007,Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn chính thức đi vào hoạt động cho đến nay

Trang 40

- Các cơ quan và tổ chức của quốc tế và trong nước, các văn phòng đại diện

và cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ

- Và các khách hàng khác

 Đặc biệt, trong 03 năm gần đây, A&C đã cung cấp dịch vụ kiểm toán Báocáo tài chính cho nhiều Tổng Công ty và tổ chức lớn như:

- Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

- Tổng Công ty Giấy Việt Nam

- Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam

- Tổng Công ty Sông Đà

- Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội

- Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn

- Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn

- Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn

- Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà(SUDICO)

- Công ty Cổ phần Alphanam (Tập đoàn Alphanam)

- Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

- V.v

2.1.1.3 Đội ngũ nhân viên A&C

Sau 18 năm hoạt động (1992 - 2010), Công ty A&C tự hào có một đội ngũnhân viên được tuyển chọn và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Giáo trình thuế (2008) – Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu 3. Các văn bản pháp luật về thuế GTGT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thuế (2008)" – Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu3
4. Lý thuyết kiểm toán (2009) - TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán (2009)
5. Giáo trình kiểm toán Báo cáo tài chính (2008) - Ths. Đậu Ngọc Châu, TS. Nguyễn Viết Lợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểm toán Báo cáo tài chính (2008)
1. Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam Khác
6. Các tài liệu của Chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 1)
Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT phải nộp - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Sơ đồ 1.1 Quy trình hạch toán thuế GTGT phải nộp (Trang 17)
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT được khấu trừ - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Sơ đồ 1.2 Quy trình hạch toán thuế GTGT được khấu trừ (Trang 18)
Bảng 1.1:  Các mục tiêu kiểm toán thuế GTGT Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 1.1 Các mục tiêu kiểm toán thuế GTGT Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán (Trang 20)
Bảng 2.1 : Bảng kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất của Công ty - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 2.1 Bảng kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất của Công ty (Trang 41)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Trang 51)
Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Hà Nội - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Hà Nội (Trang 53)
Sơ đồ 2.3 : Quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty và Chi nhánh Hà Nội - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty và Chi nhánh Hà Nội (Trang 56)
Bảng 2.5: Đối chiếu tổng hợp TK 133 - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 2.5 Đối chiếu tổng hợp TK 133 (Trang 76)
Bảng 2.6: Đối chiếu tổng hợp TK 3331 - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 2.6 Đối chiếu tổng hợp TK 3331 (Trang 77)
Bảng 2.7: Tính toán lại thuế GTGT đầu ra của khách hàng A - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 2.7 Tính toán lại thuế GTGT đầu ra của khách hàng A (Trang 79)
Bảng 2.9: Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 2.9 Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Trang 82)
Bảng 2.10: Kiểm tra việc hoàn thuế trong kỳ của Công ty A - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 2.10 Kiểm tra việc hoàn thuế trong kỳ của Công ty A (Trang 84)
Bảng 2.11: Kết luận kiểm toán thuế GTGT trích từ trang kết luận kiểm toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 2.11 Kết luận kiểm toán thuế GTGT trích từ trang kết luận kiểm toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Trang 86)
Bảng 2.12: Tổng hợp các bút toán điều chỉnh phần kiểm toán thuề GTGT trích từ trang tổng hợp phần thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (a&c) tại hà nội thực hiện
Bảng 2.12 Tổng hợp các bút toán điều chỉnh phần kiểm toán thuề GTGT trích từ trang tổng hợp phần thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w