1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện

72 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 505 KB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp được rấtnhiều đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau quan tâm và đòi hỏi sử dụngnhững thông tin đáng tin cậy để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trướckhi đưa ra các quyết định kinh tế liên quan Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế hiệnnay, khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy rất cao Rủi ro vềthông tin do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự khó khăn trong tiếp cận nguồnthông tin, động cơ của người cung cấp thông tin, lượng thông tin phải xử lý và độphức tạp của các nghiệp vụ kinh tế gia tăng, v.v Để giảm bớt những rủi ro, cung cấp

sự đánh giá tin cậy của Báo cáo tài chính, tiết kiệm chi phí kiểm tra cho đông đảo cácđối tượng sử dụng, góp phần bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế, kiểm tóan Báo cáo tàichính là giải pháp tốt nhất để kiểm tra và cung cấp những nhận xét chính xác, trungthực về Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp Vì vậy, kiểm tóan báo cáo tài chínhđược coi là một trong những giải pháp tốt nhất làm giảm thiểu rủi ro về thông tin kinh

tế và trở thành một trong những công cụ bảo vệ ổn định của nền kinh tế

Trong kiểm toán tài chính, tùy theo quy mô và tính chất của hoạt động tài chính,quy mô và tính chất của các nghiệp vụ phát sinh tại khách thể kiểm toán mà kiểmtoán tài chính có thể chia tách các phần hành kiểm toán cơ bản hoặc gộp chung nhữngkhoản mục có liên quan thành một chu trình cụ thể Nhưng dù phân chia theo cách nàothì kiểm toán mỗi khoản mục hay chu trình cũng phải thực hiện theo một quy trìnhthống nhất, vừa tuân thủ quy trình chung, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm toán khoảnmục, chu trình đó

Trong mỗi doanh nghiệp, TSCĐ là một trong những tiêu thức đánh giá quy mô

và sự phát triển của doanh nghiệp TSCĐ là một trong các yếu tố thể hiện năng lực sảnxuất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp TSCĐ là yếu tố quan trọng tạo góp phầngiúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động,giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, đồng thời TSCĐ là khoản mục có giátrị lớn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản trên Báo cáo tài chính của doanh

Trang 2

nghiệp nên kiểm toán TSCĐ là một trong các nội dung kiểm toán quan trọng mà kiểmtoán viên và công ty kiểm toán quan tâm Đối với công ty kiểm toán, việc thực hiệntốt quy trình kiểm toán TSCĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả toàn cuộckiểm toán Đồng thời, thông qua kết quả kiểm toán, công ty kiểm toán có thể giúpkhách hàng thấy được những điểm bất hợp lý trong công tác kế toán TSCĐ cũng nhưtrong việc quản lý TSCĐ, từ đó góp phần tạo ra những giá trị gia tăng cho Báo cáo tàichính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng như vậy, với mong muốn tìm hiểu thực tế hoạtđộng kiểm toán nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng, em đã lựa chọn thực hiện đề

tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.”

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương chính:

Chương I: Đặc điểm khoản mục TSCĐ ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.

Chương II: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm tóan khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện tại Công ty ABC

Chương III: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm tóan khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.

Do thời gian thực tập ngắn, bản thân còn nhiều hạn chế trong kiến thức, cùng vớiviệc thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, vì vậy nội dung chuyên đề không thể tránhkhỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy côgiáo để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Trang 3

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị trong Chi nhánh Công ty TNHHKiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ emhoàn thành đợt thực tập này

Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Phương Hoa đã tận tìnhhướng dẫn em hoàn thành bản chuyên đề này

Trang 4

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TSCĐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH

VỤ TIN HỌC TPHCM THỰC HIỆN

1.1 Đặc điểm khoản mục TSCĐ ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC

1.1.1 Đặc điểm chung về TSCĐ của khách thể kiểm toán

Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, thamgia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên cần có chế độ quản lý và khai thác sửdụng hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả, có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sửdụng

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lựcsản xuất, trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinhdoanh của đơn vị, đồng thời là một yếu tố quan trọng quyết định việc nâng cao năngsuất lao động từ đó giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, mởrộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện mụctiêu tăng trưởng bền vững Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải

có chủ trương đầu tư và quản lý, sử dụng TSCĐ một cách khoa học và hợp lý

TSCĐ được phân loại theo nhiều cách, cụ thể như sau:

Theo công dụng kinh tế:

- TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh

- TSCĐ hành chính sự nghiệp

- TSCĐ phúc lợi

- TSCĐ chờ xử lý

Theo nguồn hình thành:

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước cấp

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung

Trang 5

- TSCĐ nhận liên doanh, liên kết với đơn vị khác

Theo tính chất sở hữu:

- TSCĐ thuộc quyển sở hữu của đơn vị

- TSCĐ thuê ngoàiTrong TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị, phân loại theo tính chất và đặctrưng kỹ thuật của tài sản là cách được sử dụng phổ biến trong công tác hạch toán vàquản lý TSCĐ, theo đó thì TSCĐ được phân chia thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vôhình và TSCĐ thuê tài chính

TSCĐ bị hao mòn dần theo thời gian sử dụng, giá trị hao mòn này được chuyểndịch vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được thu hồi saukhi cung cấp sản phẩm, dịch vụ Phần chi phí này được kế toán phân bổ dựa trên việctrích khấu hao định kỳ Khấu hao là sự phân bổ có hệ thống đối với giá trị phải khấuhao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Sự hợp lý của chi phíkhấu hao phụ thuộc vào phương pháp khấu hao được sử dụng Các doanh nghiệp tiếnhành trích khấu hao đều phải tuân theo quy định của Nhà nước KTV cần chú trọngkiểm tra nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ của khách hàng vì nghiệp vụ kế tóan khấuhao là một khoản ước tính kế toán chứ không phải chi phí thực tế phát sinh dễ xảy rasai phạm, dẫn đến chi phí trong kỳ bị phản ánh sai lệch Do đó, kiểm tóan chi phí khấuhao còn mang tính kiểm tra về việc áp dụng phương pháp kế tóan

Trong thời gian sử dụng khai thác TSCĐ, doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa,bảo dưỡng TSCĐ Chi phí sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ gồm hai loại: bảo dưỡngthường xuyên và sửa chữa đột xuất Tùy theo quy mô sửa chữa và theo loại TSCĐ, chiphí sửa chữa được bù đắp khác nhau KTV cần chú trọng kiểm toán vấn đề này Việckhông phân biệt giữa chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửachữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể dẫn đến những sai lệchtrong khoản mục TSCĐ và khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh Như vậy, chi phísửa chữa có thể bị phản ánh không chính xác, bị khai khống để biển thủ Doanhnghiệp cần có quy định chặt chẽ về việc mua sắm, bảo dưỡng, nâng cấp, thanh lýTSCĐ để quản lý chi phí phát sinh, tránh sự gian lận về tiền nhằm quản lý và sử dụngTSCĐ có hiệu quả

Trang 6

Trên Bảng Cân đối kế toán, khoản mục TSCĐ nằm trong phần Tài sản dài hạn,thuộc bên tài sản, là khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản.Trong đó, TSCĐ được trình bày trên ba loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐthuê tài chính Cả ba loại này đều được phản ánh theo cả nguyên giá, giá trị hao mònlũy kế và giá trị còn lại Bởi vậy, việc kiểm toán cần hướng tới việc xác minh số dư vềnguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế theo cả ba loại TSCĐ trên.

Trong công tác quản lý TSCĐ, doanh nghiệp cần theo dõi về mặt hiện vật vàmặt giá trị vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ giữ nguyên hình thái vật chấtban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh Như vậy,KTV khi tiến hành kiểm toán cần chú trọng xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ củađơn vị có đảm bảo quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả, điều đó không những làm cơ

sở cho việc xác định các thủ tục kiểm toán, mà đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất cáckiến nghị trong thư quản lý, giúp khách hàng có biện pháp quản lý TSCĐ tốt hơn

1.1.2 Hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán

1.1.2.1 Hệ thống tài khoản

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tàichính về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp, trong hạch toán Tài sản cốđịnh, TSCĐ được phân thành những nhóm khác nhau và sử dụng những tài khoản vàtiểu khoản khác nhau, cụ thể là:

Số hiệu tài khoản Tên tài khoản

Trang 7

2147 Hao mòn bất động sản đầu tư

Hệ thống tài khoản này là cơ sở để KTV kiểm tra việc phân loại các tài sản củadoanh nghiệp vào TSCĐ Nếu tài sản bị phân loại sai, số dư các tài khoản sẽ khôngđược phản ánh chính xác, dẫn đến số liệu các tài sản trên BCTC cũng bị phản ánh sailệch Do đó, KTV cần thực hiện thủ tục cần thiết để kiểm tra vấn đề này, đặc biệt làcác thủ tục liên quan đến mục tiêu phân loại và trình bày

1.1.2.2 Hệ thống chứng từ, luân chuyển chứng từ

Các chứng từ sử dụng cho hạch toán TSCĐ bao gồm:

- Hợp đồng kinh tế về việc mua bán TSCĐ;

- Hồ sơ mời thầu, chấm thầu và các quyết định phê duyệt kết quả đấuthầu đối với các TSCĐ có giá trị lớn theo quy định của pháp luật;

- Biên bản giao nhận TSCĐ;

- Biên bản thanh lý TSCĐ;

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ;

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành;

- Biên bản kiểm kê TSCĐ;

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;

- Phiếu thu, phiếu chi;

- Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho;

- Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính;

Trang 8

Ngoài ra các doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ khác, tùy theo từng nghiệp

vụ phát sinh mà lập các chứng từ khác nhau cho phù hợp và đúng đắn theo quy địnhcủa Nhà nước Quy trình luân chuyển chứng từ về TSCĐ, khấu hao TSCĐ như sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ

Hệ thống chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ đối với phần hành TSCĐđều rất có ý nghĩa đối với kiểm toán Hệ thống chứng từ đầy đủ sẽ giúp việc phân tích,quản lý dễ dàng, khoa học các TSCĐ tăng, giảm trong năm Dựa vào đó, khi kiểm trachứng từ liên quan đến nghiệp vụ về TSCĐ, KTV xác định được những chứng từ cần

có để chứng minh cho tính hiện hữu, giá trị, tính chính xác nghiệp vụ đó Đồng thời,KTV kiểm tra được trình tự thực hiện nghiệp vụ đó thông quy trình luân chuyểnchứng từ, từ đó đánh giá được hiệu quả của việc kiểm soát, phê duyệt đối với cácnghiệp vụ xảy ra Nếu một nghiệp vụ phát sinh mà không có đầy đủ chứng từ kèmtheo, cũng như không theo một trình tự nhất định, không được phê duyệt của cấp có

Chứng từ tăng, giảm tài sản (các loại)

Hợp đồng giao nhận, thanh lý TSCĐ

Trang 9

thẩm quyền thì nghiệp vụ đó không đảm bảo tính có thật cũng như tính chính xác,nguy cơ gian lận, sai sót xảy ra là rất lớn Các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh thường ítnhưng có giá trị lớn, đòi hỏi phải có được phê duyệt ở cấp cao và được kiểm soát chặtchẽ.

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện

Mục tiêu xuyên suốt của kiểm toán BCTC là thu thập bằng chứng để đưa ra các

ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trình bày trên BCTC Mục tiêu củakiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằngBCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủpháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tàichính và kếtquả hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán Mục tiêu kiểm toán tài chínhcòn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằmnâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị

Xác định được tầm quan trọng của mục tiêu kiểm toán đối với mỗi cuộc kiểmtoán, nên khi bắt đầu thiết kế chương trình kiểm toán cho mỗi khoản mục, AISC đềurất chú trọng xác định mục tiêu kiểm toán cho khoản mục đó Những mục tiêu đã xácđịnh là cơ sở cho việc thiết kế chương trình kiểm toán cần thực hiện trong cuộc kiểmtoán nói chung và kiểm toán từng khoản mục nói riêng Việc xác định mục tiêu kiểmtóan chính xác, rõ ràng, là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện cuộc kiểm toán đạtkết quả tốt

Đối với khoản mục TSCĐ, mục tiêu của kiểm toán TSCĐ tại công ty AISC lànhằm xác định:

Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Mục tiêu hợp lý chung TSCĐ và khấu hao TSCĐ được ghi chép hợp lýTính hiện hữu Các TSCĐ đã được ghi chép là có thật Các

nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, sửa chữa TSCĐ, trích

Trang 10

khấu hao TSCĐ được hạch toán đều thực sự đã xảy ra.Tài sản cố định vô hình và hữu hình có tồn tại và thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình

Tính đầy đủ Mọi TSCĐ của đơn vị đều được ghi nhận

Các yếu tố được tính vào nguyên giá TSCĐ đượcghi nhận đầy đủ

Việc thanh lý và nhượng bán TSCĐ cũng như cácgiá trị lợi nhuận hay tổn thất mà các hoạt động nàymang lại đều được hạch toán

Mọi TSCĐ đều được tính khấu hao đầy đủ vàđúng quy định

Quyền và nghĩa vụ Các TSCĐ có tồn tại và thuộc về doanh nghiệp,

doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình

Các TSCĐ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, tài sản nhận giữ hộ được theo dõi trên các TK ngoài Bảng Cân đối kế toán

Tính chính xác cơ học Giá trị được tính vào nguyên giá TSCĐ phải

chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí

Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái

Định giá Giá trị TSCĐ và khấu hao TSCĐ được đánh giá

phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Phân loại và trình bày Các TSCĐ được phân loại phù hợp, giá trị hao

mòn được phản ánh đúng vào từng loại chi phí

Nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được phản ánh đúng trên BCTC

Trang 11

Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm tóan chủ yếu là đánh giá sự đúng đắnkhi xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng liên quan Điều này đượcquyết định bởi phương pháp tính khấu hao,các dữ liệu là cơ sở cho việc tính tóan phân

bổ chi phí khấu hao và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao

Mục tiêu kiểm tóan đối với giá trị hao mòn lũy kế là kiểm tra việc ghi nhận đầy

đủ, đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giảm đi do nhượng bánthanh lý TSCĐ và việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng cụ thể

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện

1.3.1 Tiếp cận yêu cầu của khách hàng và khảo sát yêu cầu của khách hàng

Trước khi tiến hành một cuộc kiểm toán, cũng như bất kỳ một công ty kiểm toánkhác, công việc đầu tiên mà Công ty phải tiến hành là tiếp cận khách hàng Công việcnày được thực hiện với từng khách hàng Công ty gửi thư chào hàng dịch vụ kiểmtoán của mình đến những khách hàng chưa từng hay đã từng sử dụng dịch vụ củamình vào những thời điểm thích hợp như cuối quý, cuối kỳ kế toán, giữa năm tàikhóa,… Đây là một hình thức quảng bá tên tuổi và chức năng, chuyên ngành phục vụcủa Công ty Nếu khách hàng chấp nhận thì họ sẽ phát thư mời kiểm toán Sau khinhận được thư mời kiểm toán, Công ty sẽ liên hệ với Ban Giám đốc khách hàng vàgửi người khảo sát cụ thể khách hàng, trường hợp xét thấy công việc kiểm toán có thểgặp nhiều rủi ro, người đi khảo sát có thể đề xuất không ký hợp đồng nhưng phải nêu

rõ nguyên nhân cho Ban giám đốc Với khách hàng thường xuyên, Công ty chủ độngliên lạc với khách hàng và cùng thống nhất một kế hoạch kiểm toán phù hợp với yêucầu của khách hàng Kết quả cuối cùng của giai đoạn này là một hợp đồng được kýkết làm cơ sở pháp lý cho cuộc kiểm toán và hồ sơ thường trực về khách hàng Đây làgiai đoạn quan trọng và là khởi điểm cho quy trình kiểm toán

Trang 12

1.3.2 Chuẩn bị kiểm toán

1.3.2.1 Lập kế hoạch chiến lược

AISC chỉ lập kế hoạch chiến lược cho các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, tínhchất phức tạp, địa bàn rộng, kiểm toán cho nhiều năm Kế hoạch chiến lược vạch ramục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trìnhcủa cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược do trưởng nhóm kiểm toán lập và trình Tổngchỉ huy cuộc kiểm toán xem xét và phê duyệt

1.3.2.2 Lập kế hoạch tổng quát

Mục đích của việc lập kế hoạch tổng quát là để có thể thực hiện công việc kiểmtoán đạt hiệu quả tốt và theo đúng tiến độ và thời gian dự kiến

Để phục vụ cho việc lập kế hoạch, KTV tiến hành các bước cơ bản sau:thu thập

và tổng hợp các thông tin cơ bản về khách hàng, như:

1.3.2.2.1 Thu thập thông tin chung về khách hàng:

- Năng lực Ban lãnh đạo Công ty;

- Quá trình hình thành, phát triển của Công ty;

- Bộ máy tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Kết quả SXKD của Công ty

- Mục tiêu, phương hướng phát triển chiến lược của công ty trong giai đoạnhiện tại;

- Các thông tin về nguồn tài trợ, nhân sự chủ chốt, các bên có liên quan củakhách hàng, các đối tác thường xuyên;

- Ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc biệt quan tâm đến ngành nghềđặc thù và sản phẩm truyền thống của Công ty;

- Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty:

+ Các thông tin về việc chấp hành các quy định pháp luật + Các thông tin về thực hiện Luật thuế

+ Hệ thống kế toán, chính sách kế toán, các quy định về thực hiện chế

độ hạch tóan kế toán trong Công ty

+ Hệ thống thông tin

Trang 13

+ Các thủ tục khóa sổ lập báo cáo tài chính+ Các thông tin nhân sự

sẽ bao gồm chủ yếu các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất Điều này là

cơ sở giúp KTV xác định được phạm vi, thời gian kiểm toán khoản mục TSCĐ

- Kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ: từ những thông tin về kế hoạch mua sắmTSCĐ, KTV có thể xác định một cách khái quát số lượng các nghiệp vụ phát sinhtăng, giảm TSCĐ tại khách hàng, nhờ đó có thể ước tính được thời gian, số lượng cácthủ tục kiểm toán TSCĐ

- Chế độ kế toán, quy định của Nhà nước về TSCĐ mà khách hàng áp dụng

- Các văn bản, quy định, quy chế khách hàng ban hành áp dụng đối với TSCĐ,như quy định về mua sắm, thanh lý, nhượng bán… TSCĐ

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ

- Phương pháp khấu hao TSCĐ;

- Các hợp đồng ký kết về mua bán, chuyển nhượng, thanh lý … TSCĐ;

- Các thông tin liên quan khác

1.3.2.2.2 Phân tích sơ bộ về TSCĐ

Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết, KTV tiến hành các thủ tục phântích đối với các thông tin đã thu thập để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán.Phân tích ban đầu giúp KTV tăng cường sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh củakhách hàng, nhận biết được những biến đổi quan trọng của khách hàng…

Trang 14

Trong giai đoạn này, do chưa tiếp cận được với hệ thống sổ sách và chứng từ kếtoán của khách hàng nên KTV thực hiện thủ tục phân tích dựa trên nguồn thông tin từBCTC, hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có), kết hợp với những hiểu biết ban đầu vềkhách hàng cũng như chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan

Việc phân tích được thực hiện theo cả phương pháp phân tích ngang và phân tíchdọc để đảm bảo cho việc nhận biết xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu giữa các năm vàtrong một năm với nhau Tuy nhiên, AISC thường tập trung phân tích ngang nhiềuhơn là phân tích các tỷ suất

Đối với TSCĐ, KTV tiến hành phân tích thông qua các chỉ tiêu phản ánh trênBảng cân đối kế toán, bao gồm: Nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại

Cụ thể, KTV so sánh mức biến động của từng chỉ tiêu nói trên giữa năm được kiểmtoán so với các năm trước, thông thường là năm trước liền kề để thấy được biến độngtăng, giảm TSCĐ, những biến động bất thường

KTV ghi chép kết quả của việc thực hiện thủ tục phân tích ban đầu, bao gồm cảmức kỳ vọng khi thực hiện các thủ tục phân tích này sau đó lưu vào hồ sơ kiểm toán.Dựa vào đó, KTV sẽ tiến hành đánh giá kết quả phân tích, rút ra những biến động cầnchú ý để có kế hoạch kiểm toán phù hợp nhằm tìm hiểu nguyên nhân giải thích chocác biến động đó

1.3.2.2.3 Xác định mức trọng yếu kế hoạch và đánh giá rủi ro

Trong kiểm toán BCTC, do lấy mẫu cũng như các hạn chế tiềm tàng khác nênKTV không thể phát hiện được mọi sai lệch trong BCTC Tuy nhiên, KTV phải đảmbảo hợp lý rằng nếu sai lệch còn tồn tại trên BCTC đã được kiểm tóan thì các sai lệchnày sẽ không gây ảnh hưởng trọng yếu Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm tóan, KTVphải xác lập mức độ trọng yếu chấp nhận được để căn cứ vào đó thiết kế các thủ tụckiểm toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC

Trong các trường hợp chung, KTV xác định mức độ trọng yếu tổng thể dựa vàochỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tùy vàotừng cuộc kiểm toán, KTV lựa chọn những chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu chophù hợp

Trang 15

bị kiểm tóan, do thường chuẩn bị khi chưa kết thúc niên độ kế toán nên các số liệu chủyếu trên BCTC như lợi nhuận, doanh thu, chưa xác định được Do đó, KTV phảiước tính các số liệu này một cách hợp lý để làm cơ sở xác lập mức trọng yếu Ở giaiđoạn này, KTV thường chủ động xác lập mức trọng yếu thấp hơn mức dự tính để tăngkhả năng phát hiện sai lệch và giảm rủi ro kiểm tóan

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm tóan, KTV phải đánh giá rủi ro kiểm tóan (baogồm: rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát) nhằm xác định mức rủi ro phù hợp để điềuchỉnh các thủ tục kiểm tóan thích hợp sao cho rủi ro kiểm tóan có thể giảm xuống thấp

ở mức có thể chấp nhận được

Khi khỏan mục kiểm toán mà rủi ro phát hiện chấp nhận được là thấp, KTV cầntăng cường thử nghiệm chi tiết, mở rộng cỡ mẫu Khi khỏan mục kiểm toán mà rủi rophát hiện chấp nhận được là cao, KTV cần giảm thử nghiệm chi tiết, giảm cỡ mẫu đểtiết kiệm thời gian , tăng tính hiệu quả

Rủi ro kiểm toán được đánh giá ở hai mức độ là tổng thể BCTC và khỏan mụcTSCĐ như sau:

- Ở mức độ BCTC: dựa trên những thông tin thu thập được về đặc điểm và tìnhhình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kinh nghiệm kiểm tóan, các yếu tố vềrủi ro tiềm tàng ở mức độ BCTC, sự xuất hiện những nhân tố làm gia tăng khả nănggian lận và sai sót, các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định để đánh giá

Trang 16

rủi ro kiểm tóan Kết quả đánh giá là cơ sở để KTV xác định chiến lược chung củacuộc kiểm toán cũng như cân nhắc về mức rủi ro chấp nhận được ở mức độ khoảnmục TSCĐ.

- Ở mức độ khoản mục TSCĐ: việc đánh giá rủi ro trong khỏan mục sẽ chịu ảnhhưởng của mức rủi ro đã được đánh giá đối với toàn bộ BCTC KTV sẽ dựa trên hiểubiết của mình về tình hình kinh doanh, tính chất của khoản mục TSCĐ trong quá trìnhsản xuất của doanh nghiệp để đánh giá mức rủi ro tiềm tàng của khỏan mục TSCĐ.Qua tìm hiểu và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ đánh giá lại mức rủi rokiểm soát

Kết quả đánh giá hai loại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là cơ sở để KTVthiết kế các thử nhgiệm cơ bản sao cho rủi ro phát hiện được duy trì ở mức phù hợp.Trên thực tế, hai loại rủi ro này có quan hệ mật thiết với nhau nên KTV thường kếthợp đánh giá chung

KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục TSCĐnhư:

- Tính hiện hữu: TSCĐ có thực vào thời điểm báo cáo

- Quyền và nghĩa vụ: TSCĐ thuộc về doanh nghiệp

- Phát sinh: ghi nhận các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, chi phí khấu hao, chi phísửa chữa

- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ đều được ghi chép, trình bày trên BCTC

- Đánh giá và chính xác: mọi nghiệp vụ đã ghi chép trong sổ chi tiết đúng, tổngcộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cáivà chi phí khấu hao phải đựợcphân bố đúng kỳ, đúng đối tượng

- Trình bày và công bố: các nghiệp vụ phải được thể hiện và phân loại đúng trênBCTC theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành

Công việc này chủ yếu là để nhận diện các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thốngKSNB, nhằm thiết chương trình kiểm toán cho phù hợp

KTV dựa vào đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để đánh giárủi ro phát hiện thông qua bảng sau:

Trang 17

Đánh giá của kiểm toán viên về

rủi ro kiểm soát

bình

Thấp

Đánh giácủakiểmtoán viênvềrủi rotiềm tang

bình

Trungbình

bình

Cao

1.3.2.2.4 Thiết kế chương trình kiểm toán

1.3.2.2.4.1 Thử nghiệm kiểm soát

KSNB không chỉ là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị mà còn ảnhhưởng rất lớn đến công việc của KTV Thông qua tìm hiểu hệ thống KSNB, KTVđánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của KSNB nói chung, cũng như từng

bộ phận, từng khoản mục nói riêng Hiểu biết về KSNB còn giúp KTV hình dung vềkhối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Từ đóKTV sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán,

cơ bản dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thiết

Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát là đánh giá các tiêu chí sau:

- Tài sản cố định vô hình và hữu hình có tồn tại và thuộc về doanh nghiệp,doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sởhữu)

- Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải đủ điều kiện quy định của pháp luật vềTSCĐ; việc bán và xuất, các giá trị lợi nhuận hay thất thu mà các hoạt động này manglại được hạch toán (tính đầy đủ)

- Giá trị được ghi vào TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phảighi vào chi phí (tính chính xác)

Trang 18

- Đánh giá (khấu hao) và cách trình bày phải chính xác và phù hợp với cácchuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán của chúng ta (đánh giá, cách trìnhbày).

1.3.2.2.4.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.2.4.2.1 Thủ tục phân tích

So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và chi phí khấu hao kỳ này với kỳtrước và kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bấtthường

1.3.2.2.4.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết:

a- Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khóa sổ kế toán:

- Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐhay không?

- Khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý tập trung vào nhữngkhoản mục có giá trị lớn

- Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc cácTSCĐ chưa sử dụng, không sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗithời

- Đảm bảo rằng các TSCĐ bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ (tài sản nhận

ký cược) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cách chính xác,

mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra

- Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xácnhận bên TSCĐ hoặc giữ TSCĐ về số lượng và chất lượng

- Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê

b- Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ:

- Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đãthực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thựchiện…)

- Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện đểđánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được

Trang 19

- Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời điểmkiểm toán (nếu có thể).

- Quan sát hoạt động sản xuất và ghi chép lại các phát hiện về TSCĐkhông sử dụng (ngừng sử dụng), trao đổi với khách hàng về vấn đề này

c- Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp theo nhóm các tài sản về nguyên giá TSCĐ,khấu hao TSCĐ thể hiện: số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ d- So sánh số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết năm trước Đối chiếu số phátsinh và số dư TSCĐ, khấu hao TSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái kếtoán tổng hợp và BCTC

* Đối với TSCĐ hữu hình:

- TSCĐ tăng: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật,đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị

Đối với những TSCĐ mua sắm mới: kiểm tra hợp đồng, hóa đơn, thươngmại, thủ tục mua sắm…, kiểm tra các bút toán hạch toán,…

Đối với những TSCĐ tăng do chuyển từ XDCB dở dang: kiểm tra hồ sơ

Đối chiếu ngày ghi tăng TSCĐ trên sổ kế toán với biên bản bàn giao vàcác chứng từ gốc để đảm bảo rằng thời điểm ghi nhận TSCĐ là hợp lý

- TSCĐ giảm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật củanghiệp vụ giảm tài sản

Trang 20

Đối với những TSCĐ giảm do điều chuyển: kiểm tra các quyết định điềuchuyển của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với những TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán: kiểm tra thủ tụcthanh lý, hợp đồng mua bán

Đối với TSCĐ góp vốn liên doanh: thu thập biên bản bàn giao, biên bảnđánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn, hợp đồng liên doanh…

- Đối chiếu TSCĐ tăng giảm trong kỳ với nguồn vốn tăng giảm tương ứng(nguồn ngân sách, tự bổ sung, nguồn vay…)

* Đối với TSCĐ vô hình:

- TSCĐ vô hình tăng: kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu

và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với nguồn vốntăng tương ứng Kiểm tra tăng TSCĐ với nguồn hình thành TSCĐ (quyết định đầu tưmua sắm sử dụng nguồn ngân sách, tự bổ sung, vay…)

- TSCĐ vô hình giảm: nhượng bán, đối chiếu số TSCĐ giảm trong kỳ vớinguồn vốn giảm tương ứng…

- Đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ kế toán Bảng cân đối kế toán và kiểm tra lạitrên cơ sở tính toán

* Đối với TSCĐ thuê tài chính:

- TSCĐ đi thuê tài chính tăng: kiểm tra các tài liệu chứng minh quyền sở hữu

- Xem xét việc hạch toán TSCĐ đi thuê, tính toán chi phí trả lãi vay

* Đối chiếu với các phần hành khác để tìm kiếm các khoản thanh lý TSCĐ chưađược vào sổ:

- Đối chiếu, kiểm tra giữa TSCĐ giảm trong kỳ với các khoản thu về thanh lý,nhượng bán TSCĐ trong kỳ

Trang 21

- Kiểm tra các biên bản họp của ban lãnh đạo, giấy xác nhận của ngân hàng, xácnhận vay và đảm bảo rằng các khoản thanh lý, cầm cố, thế chấp đã được ghi chépđúng đắn.

f- Xem xét các tài liệu liên quan để phát hiện các TSCĐ đã được đem ra thếchấp, cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫnđược ghi nhận trên khoản mục TSCĐ

g- Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳngđịnh rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loạiphù hợp

h- Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận nămnay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không?

i- Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử lýthì trao đổi với khách hàng

- Trong trường hợp có sự thay đổi về phương pháp khấu hao, thời gian khấu haocần trao đổi với khách hàng về lý do của sự thay đổi này và xem xét mức độ hợp lýcủa sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này đến BCTC năm nay

- Kiểm tra để đảm bảo rằng số khấu hao TSCĐ của tài sản tăng, giảm trong nămđược tính toán theo nguyên tắc “tròn tháng” Đối chiếu biên bản bàn giao đưa TSCĐvào sử dụng hoặc ngừng sử dụng để đảm bảo rằng thời điểm bắt đầu tính khấu haohay thôi tính khấu hao là hợp lý

- Kiểm tra cách tính khấu hao TSCĐ tăng, giảm trong kỳ (nêu rõ yêu cầu củamẫu chọn)

- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (phân bổ vào chi phíquản lý chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bất thường

Trang 22

khác) để đảm bảo rằng chi phí khấu hao được tập hợp đúng theo mục đích và bộ phận

sử dụng TSCĐ

- Đối chiếu với thông tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát hoạtđộng của doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sử dụnghoặc khấu hao hết thì không được tính khấu hao

- Chỉ ra chênh lệch giữa số khấu hao được tính vào chi phí theo kế toán thuế và

kế toán tài chính (nếu có)

- Đối chiếu số khấu hao tăng giảm trong kỳ với số liệu hạch toán trên TK 009 –Nguồn vốn khấu hao TSCĐ

- Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo quy định của chuẩn mực

kế toán

1.3.2.2.4.3 Kết luận của cuộc kiểm toán

* Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện,trong đó nêu rõ:

- Các bút toán đề nghị điều chỉnh

- Các vấn đề hạn chế liên quan đến ý kiến kiểm toán hoặc thưquản lý

* Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán viên

1.3.2.3 Kiểm tra quá trình lập kế hoạch

AISC xây dựng sẵn bảng câu hỏi kiểm tra quá trình lập kế hoạch nhằm giúpkiểm toán viên kiểm tra và xác nhận rằng tất cả các khâu trong quá trình lập kế hoạch

đã hoàn tất Mục đích trả lời các câu hỏi trong bảng câu hỏi này là nhằm khẳng địnhchắc chắn các nội dung sau:

- Nhóm kiểm toán đã hoàn tất biểu Thông tin lập kế hoạch;

- Cuộc họp triển khai chiến lược kiểm toán đã được thực hiện và đảm bảo cácthành viên đã hiểu tóm tắt nhiệm vụ và vai trò của từng người cũng như phương pháptiếp cận kiểm toán sẽ áp dụng;

- Các điểm lưu ý chuyển tiếp từ năm trước đã được xem xét và có kế hoạch vàthủ tục kiểm toán được áp dụng để giải quyết trong năm nay;

Trang 23

- Thư xác nhận tính độc lập đã được lập theo đúng chuẩn mực kiểm toán;

- Có thể xác nhận rằng tất cả kế hoạch kiểm toán đã được soạn thảo

1.3.2.4 Phê chuẩn kế hoạch

Đây là bước công việc đòi hỏi cam kết của KTV rằng đã kiểm tra các yếu tố vềrủi ro và gian lận, đã kiểm tra kế hoạch kiểm toán, đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán

đã được lập phù hợp với quy định và thủ tục của Công ty Khi đã hoàn tất bảng câuhỏi này, KTV tiến hành in, ký chính thức vào lưu vào hồ sơ kiểm toán

1.3.3 Thực hiện kiểm toán

1.3.3.1 Thử nghiệm kiểm soát

Mục đích của việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mụcTSCĐ là giúp KTV có hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của kháchhàng, từ đó lên kế hoạch kiểm toán thích hợp Công việc này giúp cho KTV khôngnhững xác định được tính hữu hiệu của KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác địnhthực hiện các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện khi kiểm toán khoản mục TSCĐ củađơn vị KTV sẽ thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ về việc thiết kế quychế kiểm soát và thiết kế bộ máy kiểm soát và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc Đểthực hiện công việc này, KTV thường sử dụng kết hợp phỏng vấn, quan sát với bảngcâu hỏi về hệ thống KSNB

Ví dụ về một số câu hỏi trong hệ thống các câu hỏi mà AISC xây dựng để tìmhiểu về hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ

HỆ THỐNG QUY CHẾ NỘI BỘ

dụng Ghi chú

1 Điều lệ của doanh nghiệp có

được xây dựng phù hợp với quy định

của pháp luật hiện hành không?

2 Có xây dựng quy chế tài

chính riêng không?

3 Có quy định hệ thống tài

Trang 24

khoản kế toán chi tiết riêng không?

4 Có văn bản quy định về quy

trình nghiệp vụ kế toán ngân quỹ

không?

5 Có văn bản quy định về quy

trình nghiệp vụ kế toán thanh toán

nhiệm vụ của các phòng ban không?

Các câu hỏi trên thường được trả lời dưới dạng “Có” hoặc “Không”.Sau khi cóđược các câu trả lời, KTV tổng kết những kết quả, những phát hiện thu được Nếunhững phát hiện này trùng với đánh giá ban đầu trong kế hoạch kiểm toán thì các thủtục kiểm toán cơ bản được giữ nguyên theo kế hoạch Nếu không, trưởng nhóm kiểmtoán sẽ thảo luận lại với khách hàng về việc cung cấp các đảm bảo khác, hoặc mởrộng phạm vi các thủ tục cơ bản

Đối với kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán từng khoản mục nói riêng,việc đánh giá rủi ro kiểm soát là cao, thấp hay trung bình ảnh hưởng đến việc đánh giárủi ro kiểm toán, từ đó ảnh hưởng đến việc xác định phạm vi mẫu kiểm toán và cácthủ tục kiểm toán tương ứng Bởi vậy, xác định rủi ro kiểm soát thường được KTVthực hiện rất cẩn trọng

1.3.3.2 Thủ tục phân tích

Ở giai đoạn này, KTV tiến hành so sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá vàchi phí khấu hao theo từng nhóm tài sản giữa kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tưmua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường Cụ thể:

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã tiến hành phân tích sơ bộ tìnhhình tăng, giảm TSCĐ để tìm ra xu hướng biến động chung của TSCĐ Số liệu đểphân tích là số liệu tổng hợp về TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán Đến giai đoạn này,

Trang 25

KTV tiến hành thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ ở mức độ chi tiết hơn Cụthể, KTV so sánh TSCĐ theo phân chia các nhóm tài sản về cả nguyên giá và haomòn lũy kế, đồng thời KTV tiến hành phân tích theo các tỷ suất: KTV thường so sánhcác tỷ lệ: tỷ lệ TSCĐ trong tổng tài sản, tỷ lệ TSCĐ trên doanh thu, vốn chủ sở hữu…năm được kiểm toán so với các năm trước để thấy được mức biến động của TSCĐ sovới các chỉ tiêu khác có tương ứng và hợp lý hay không

1.3.3.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết

1.3.3.3.1 Kiểm tra số dư đầu kỳ

Trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, các KTV thường phải thực hiệnkiểm tra số dư đầu kỳ Bước công việc này không nằm trong chương trình kiểm toánmỗi khoản mục mà được tách riêng ra thành một chương trình riêng, bắt buộc phảithực hiện đối với kiểm toán mỗi khoản mục Các công việc cụ thể khi kiểm tra số dưđầu kỳ khoản mục TSCĐ như sau:

- Nếu là doanh nghiệp năm đầu tiên thực hiện kiểm tóan, KTV phải thu thập cácbằng chứng về quyền và tính có thật về số dư đầu kỳ của các TSCĐ chủ yế mà doanhnghiệp đang sử dụng Thông tin về tài sản đầu kỳ trong lần kiểm tóan đầu tiên sẽ đượclưu trong hồ sơ kiểm tóan chung Do đó các lần kiểm tóan sau, KTV chỉ cần kiểm tra

có được tuân thủ

Trang 26

Trường hợp Báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán bởi một công tykiểm toán khác, cần thực hiện:

Thu thập bằng chứng về số dư đầu năm bằng cách xem hồ sơ kiểm toán củakiểm toán viên năm trước (nếu có thể);

Đánh giá năng lực chuyên môn và tính độc lập của kiểm toán viên tiền nhiệm;Trong trường hợp Báo cáo kiểm toán có ý kiến không chấp nhận toàn phần, cầnđánh giá nguyên nhân của các điểm hạn chế và ảnh hưởng của từng điểm hạn chế đến

số dư đầu kỳ TSCĐ năm hiện hành

Trường hợp BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toánnhưng KTV không thể thu thập được các bằng chứng từ KTV tiền nhiệm hoặc khôngthoả mãn về năng lực chuyên môn, tính độc lập của KTV tiền nhiệm….thì KTV sẽphải kiểm tra các hồ sơ lưu về tài sản, hồ sơ, chứng từ về TSCĐ chứng minh cho số

dư đầu năm

Trong trường hợp KTV không thoả mãn với kết quả của các thủ tục kiểm toán đãthực hiện hoặc không thể thực hiện được các thủ tục, một ý kiến kiểm toán phù hợp vềTSCĐ sẽ được đưa ra trên báo cáo kiểm toán

1.3.3.3.2 Số dư cuối kỳ

Đối với số dư cuối kỳ khoản mục TSCĐ, KTV dựa trên cơ sở kết quả kiểm toáncủa số dư đầu kỳ và kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác địnhtính đúng đắn của số dư cuối kỳ

Bắt đầu thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục TSCĐ KTVthực hiện lần lượt theo các bước đã được AISC xây dựng trong chương trình kiểmtoán Các bước công việc chính bao gồm:

1.3.3.3.2.1 Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán:

Nếu hợp đồng kiểm toán được ký kết trước thời điểm khóa sổ kế toán, AISC sẽ

cử nhân viên đến chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại thời điểm kết thúc năm tài chính, khóa

sổ kế toán tại khách hàng

Việc chứng kiến kiểm kê hoặc các thủ tục thay thế nếu không tham gia chứngkiến kiểm kê là nhằm dựa trên kết luận của công việc kiểm kê, KTV có thể thu thập

Trang 27

được bằng chứng kiểm toán hướng mục tiêu hiện hữu, cụ thể có thể xác định được cácTSCĐ là thực sự tồn tại tại DN hay không… Tuy nhiên, việc kiểm kê không đảm bảocác TSCĐ này đều thuộc quyền sở hữu của DN, và được ghi nhận một cách đúng đắn,bởi vậy KTV cần thực hiện các thủ tục bổ sung khác Ngoài ra, việc tham gia quan sátkiểm kê của khách hàng còn giúp KTV có thể khẳng định: Thủ tục kiểm kê của đơn vị

có đầy đủ để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của công tác kiểm kê cuối năm; Cácthủ tục trên có được thực hiện đầy đủ trong suốt quá trình kiểm kê.; Kết quả của cuộckiểm kê có thể tin cậy Đồng thời, qua kiểm kê, KTV có thể thu thập danh sách cácTSCĐ chủ yếu tăng trong kỳ., xem xét chúng đã được lắp đặt và vận hành chưa và thuthập các bằng chứng cho thấy các công tác sửa chữa lớn bảo trì đã được thực hiện.KTV thực hiện việc chứng kiến kiểm kê TSCĐ dựa theo chương trình kiểm kêTSCĐ Các công việc chính là:

- Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐ haykhông: KTV tiến hành quan sát quy trình kiểm kê TSCĐ tại khách hàng, đối chiếu vớiquy định về kiểm kê TSCĐ để tìm ra những điểm chưa tuân thủ theo quy định, từ đó

có cơ sở để đánh giá chất lượng của cuộc kiểm kê

- Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các TSCĐchưa sử dụng, không sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗi thời

- Đảm bảo rằng các TSCĐ bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ (TS nhận ký cược, TSđem đi ký cược…) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cách chínhxác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra

- Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác nhận bên gửiTSCĐ hoặc giữ TSCĐ về số lượng chất lượng

Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê: Kết thúc việc chứng kiến kiểm kê,nhân viên AISC phải có kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê thông qua báo cáoquan sát kiểm kê Báo cáo quan sát kiểm kê phải trình bày đầy đủ những thông tin vềquá trình kiểm kê, bao gồm các thông tin chính như: thời gian kiểm kê, thành phầnban kiểm kê, đánh giá về chất lượng kiểm kê từ việc chuẩn bị tài liệu kiểm kê, cáchsắp xếp và bố trí TSCĐ, tình hình hỗ trợ tại các bộ phận sử dụng TSCĐ đến tình hình

Trang 28

số lượng, chất lượng TSCĐ…, danh mục những tài liệu kèm theo báo cáo kiểm kê, vàcuối cùng là kết luận của người chứng kiến kiểm kê.

1.3.3.3.2.2 Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ :

Nếu không tham gia quan sát kiểm kê tại khách hàng, KTV sẽ tiến hành các thủtục thay thế sau:

- Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện(báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện )

- Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giámức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được

- Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời điểm kiểm toán(nếu có thể)

- Quan sát hoạt động sản xuất và ghi chép lại các phát hiện về TSCĐ không sửdụng (ngừng sử dụng), trao đổi với khách hàng về vấn đề này

1.3.3.3.3 Tổng hợp và đối chiếu số liệu, kiểm tra trình bày trên BCTC:

Ở bước công việc này, KTV tiến hành Thu thập và lập bảng tổng hợp theo nhómcác tài sản về nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ thể hiện: số dư đầu kỳ, các khoảntăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ Các số liệu này được lấy từ bảng cân đối phát sinhcác tài khoản Dựa vào số liệu trên bảng tổng hợp vừa lập, KTV đối chiếu số dư đầu

kỳ này với số dư cuối kỳ trước (số liệu đã được kiểm toán (nếu có)), Đối chiếu số phátsinh và số dư TSCĐ, KHTSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái kế toán tổnghợp và BCTC

Bước công việc này phải được KTV trình bày trên giấy tờ làm việc để phục vụcho việc soát xét công việc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và lưu giữ trong hồ sơkiểm toán năm Số liệu sau khi đối chiếu là khớp hay không khớp đều phải được ghilại rõ ràng Nếu có chênh lệch thì KTV sẽ tìm ra nguyên nhân giải thích cho các chênhlệch đó

1.3.3.3.4 Kiểm tóan Tài sản cố định hữu hình:

Kiểm toán nguyên giá tài sản cố định: KTV kiểm tra chọn mẫu chi tiết một số tàisản cố định phát sinh tăng giảm trong năm Việc lựa chọn mẫu thường được KTV

Trang 29

thực hiện theo cách chọn ngẫu nhiên hoặc chọn những nghiệp vụ có giá trị từ một sốtiền trỏ lên Giá trị này được KTV xác định dựa trên việc so sánh giá trị các nghiệp vụ,tùy theo từng cuộc kiểm toán mà giá trị này khác nhau sao cho số mẫu chọn vừa đủ đểđảm bảo đại diện cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh Nếu số lượng các nghiệp vụ vềTSCĐ phát sinh ít thì KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết 100% số nghiệp vụ xảy ra.Đối với những mẫu được chọn, KTV thực hiện kiểm tra chi tiết đối với sổ, thẻ, hồ sơTSCĐ xem có phù hợp với qui định hiện hành không Cụ thể:

1.3.3.3.4.1 Đối với TSCĐ tăng: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác

và có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị, như sau:

Đối với những TSCĐ mua sắm mới: kiểm tra hợp đồng, hoá đơn thương mại, thủtục mua sắm , kiểm tra các bút toán hạch toán, Cụ thể, KTV kiểm tra hồ sơ tài sản,hóa đơn, phiếu kế toán, hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao…, xem có đúng tênkhách hàng mua, đúng chủng loại, đúng số tiền, đúng thời gian và có đầy đủ chữ ký,con dấu KTV có thể tính lại nguyên giá TSCĐ tăng dựa trên những tài liệu đó, sosánh với nguyên giá trong sổ sách kế toán đã ghi nhận Những chênh lệch đều phảiđược ghi lại để đề xuất bút toán điều chỉnh

Đối với những TSCĐ tăng do chuyển từ XDCB dở dang: kiểm tra hồ sơ và thủtục kết chuyển tài sản Khi kiểm toán loại TSCĐ này, KTV thường kết hợp với kếtquả kiểm toán khoản mục “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”

Đối với những TSCĐ do điều chuyển đến: kiểm tra hồ sơ và thủ tục điều chuyển

để ghi tăng cụ thể, KTV kiểm tra các quyết định điều chuyển, các thông tin ghi trênquyết định…

Đối với TSCĐ nhận lại từ việc góp vốn liên doanh : kiểm tra biên bản đánh giálại giá trị của TSCĐ nhận về của các bên góp vốn hoặc tổ chức xác định giá trị dượcbên góp vốn thuê xác định lại giá trị, biên bản bàn giao TSCĐ

Với tất cả TSCĐ tăng, KTV đối chiếu ngày ghi tăng TSCĐ trên sổ kế toán vớibiên bản bàn giao và các chứng từ gốc để đảm bảo rằng thời điểm ghi nhận TSCĐ làhợp lý, từ đó đảm bảo thời gian bắt đầu trích khấu hao là chính xác

1.3.3.3.4.2 Đối với TSCĐ giảm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác

và có thật của nghiệp vụ giảm TS Cụ thể:

Trang 30

Đối với những TSCĐ giảm do điều chuyển: kiểm tra các quyết định điều chuyểncủa cơ quan có thẩm quyền, của Ban lãnh đạo công ty

Đối với những TSCĐ giảm do thanh lý nhượng bán: kiểm tra thủ tục thanh lý,hợp đồng mua bán

Đối với TSCĐ góp vốn liên doanh : thu thập biên bản bàn giao, biên đánh giá lạiTSCĐ đem đi góp vốn, hợp đồng liên doanh

Đối chiếu TSCĐ tăng giảm trong kỳ với nguồn vốn tăng giảm tương ứng (nguồn

NS, tự bổ sung, nguồn vay )

Đối chiếu số liệu sổ sách và số liệu kiểm kê để kiểm tra xem có thiếu hụt, mấtmát TSCĐ không

1.3.3.3.5 Kiểm tóan TSCĐ vô hình:

1.3.3.3.5.1 Đối với TSCĐ vô hình tăng: kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng

minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăngtrong kỳ với nguồn vốn tăng tương ứng Kiểm tra tăng TSCĐ với nguồn hình thànhTSCĐ (quyết định đầu tư mua sắm sử dụng nguồn NS, tự bổ sung, vay )

1.3.3.3.5.2 Đối với TSCĐ vô hình giảm: nhượng bán, đối chiếu số TSCĐ giảm

trong kỳ với nguồn vốn giảm tương ứng

Đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ kế toán với Bảng cân đối kế toán và kiểm tra lạitrên cơ sở tính toán

1.3.3.3.6 Kiểm tóan TSCĐ thuê tài chính:

- TSCĐ đi thuê tài chính tăng: kiểm tra các tài liệu chứng minh quyền kiểm soát

- TSCĐ đi thuê tài chính giảm: kiểm tra các tài liệu chứng minh do hết thời gian

Trang 31

- Đối chiếu với các phần hành khác để tìm kiếm các khoản thanh lý TSCĐ chưađược vào sổ:

- Đối chiếu, kiểm tra giữa TSCĐ giảm trong kỳ với các khoản thu về thanh lý,nhượng bán TSCĐ trong kỳ

- Kiểm tra các biên bản họp của ban lãnh đạo, giấy xác nhận của ngân hàng, xácnhận vay… và đảm bảo rằng các khoản thanh lý, cầm cố, thế chấp… đã được ghi chépđúng đắn

- Xem xét các tài liệu liên quan để kiểm tra các TSCĐ đã được đem ra thế chấp,cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫn được ghinhận trên khoản mục TSCĐ

- Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳng địnhrằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loại phùhợp

- Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận nămnay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không ?

- Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử lý thìtrao đổi với khách hàng

1.3.3.3.8 Kiểm toán khấu hao TSCĐ

- Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu, thời gian khấu hao ápdụng cho từng loại TSCĐ

- Kiểm tra để đảm bảo rằng phương pháp khấu hao TSCĐ được áp dụng nhấtquán Thời gian khấu hao TSCĐ phải theo đúng quy định hiện hành hoặc phù hợp vớithời gian khấu hao đăng ký áp dụng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Trong trường hợp có sự thay đổi về phương pháp khấu hao, thời gian khấu haocần trao đổi với khách hàng về lý do của sự thay đổi này và xem xét mức độ hợp lýcủa sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này đến BCTC năm nay

- Kiểm tra cách tính khấu hao TSCĐ tăng, giảm trong kỳ:

KTV thực hiện kiểm tra lại việc tính khấu hao của tất cả các TSCĐ với sự hỗ trợcủa bảng tính Excel Cụ thể, KTV sẽ tính toán lại khấu hao TSCĐ trong năm của

Trang 32

khách hàng, sau đó so sánh sự chênh lệch với số khấu hao mà kế toán tính KTV thựchiện việc tính toán lại khấu hao dựa trên mô hình ước tính khấu hao TSCĐ như sau:

Số khấu hao phải trích cho mỗi TSCĐ một năm như sau:

Mức khấu hao TSCĐ 1

Nguyên giá TSCĐ

Số năm sử dụngĐối với những TSCĐ tăng hoặc giảm trong năm, số khấu hao phải trích choTSCĐ đó trong năm được tính như sau:

Mức chênh lệch (CL) = Mức khấu hao do KTV tính – mức khấu hao do kế toántính

Nếu CL > 0 và CL > = SAD = bút toán đề nghị điều chỉnh

CL < SAD  Có thể chấp nhận

Nếu CL <0 thì so sánh với điều kiện để được khấu hao nhanh  Thư quản lýSau khi tiến hành kiểm tra việc tính khấu hao TSCĐ và đưa ra những kết luậncũng như bút toán điều chỉnh (nếu có), KTV xác định số dư cuối cùng dựa trên kếtquả kiểm toán số dư đầu kỳ TK 214 “ Hao mòn TSCĐ” và kết quả kiểm toán khấuhao TSCĐ trích trong kỳ

Trang 33

- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (phân bổ vào chi phíquản lý chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bất thườngkhác ) để đảm bảo rằng chi phí khấu hao được tập hợp đúng theo mục đích và bộ phận

sử dụng TSCĐ: cũng sử dụng bảng tính khấu hao TSCĐ đã lập ở trêm, KTV tínhtổng số khấu hao cho từng bộ phận, đối chiếu với chi phí khấu hao phân bổ cho cácđầu chi phí, xác định chênh lệch Nếu có chênh lệch, KTV sẽ quay ngược trở lại ràsoát số phân bổ sai Tuy nhiên, việc phân bổ chi phí lại không làm ảnh hưởng đến lợinhuận của DN nên chỉ ở mức độ thực sự cần thiết thì mới tiến hành điều chỉnh, ngượclại có thể chấp nhận số liệu, chỉ phản ánh khi thảo luận với khách hàng hoặc trên thưquản lý

- Đối chiếu với thông tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát hoạtđộng của doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sử dụnghoặc khấu hao hết thì không được tính khấu hao

- Chỉ ra chênh lệch giữa số khấu hao được tính vào chi phí theo kế toán thuế và

kế toán tài chính (nếu có)

- Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo qui định của chuẩn mực

kế toán: KTV lập bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ được trình bày trên phần thuyếtminh BCTC theo quy định nhằm mục đích so sánh với số liệu trên BCTC mà kháchhàng lập một cách dễ dàng và tương đồng

1.3.3.3.9 Kiểm tóan chi phí sửa chữa TSCĐ

Thực chất, kiểm toán chi phí sửa chữa TSCĐ được kiểm toán kết hợp với kiểmtoán khoản mục TSCĐ, phần tăng TSCĐ và kiểm toán chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ, do đó AISC không tách biệt phần kiểm toán chi phí sửa chữa TSCĐ trongchương trình kiểm toán Tuy nhiên, chuyên đề tách riêng kiểm toán chi phí sửa chữa

để thấy rõ được những điểm cần lưu ý khi kiểm toán loại chi phí này Đối với chi phísửa chữa TSCĐ, KTV tập trung vào kiểm toán việc phân loại chi phí làm tăng nguyêngiá TSCĐ và chi phí được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và kiểmtoán giá trị của các khoản chi phí tương ứng đó

Trang 34

Đối với chi phí làm tăng nguyên giá TSCĐ: KTV cần kiểm tra quyết định cảitạo, nâng cấp TSCĐ của cấp có thẩm quyền, các hợp đồng liên quan, biên bản, hóađơn…

Đối với chi phí sửa chữa được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trongkỳ: thông thường đây là những khoản chi phí nhỏ, như: thay lốp ôtô, thay phụ tùng, ốcvít…KTV kiểm tra các hóa đơn tài chính và các chứng từ liên quan khác, chú ý đếnviệc phân loại chi phí tương ứng với bộ phận sử dụng TSCĐ Đối với những chi phíkhá lớn, KTV cũng cần lưu ý đến việc phân bổ chi phí này cho các kỳ kinh doanh đểđảm bảo tính phù hợp

1.3.3.4 Kết luận cuộc kiểm toán

KTV lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện, trong

1.3.4.1 Soát xét giấy tờ làm việc

Sau khi kết thúc công việc kiểm toán, các KTV phần hành sẽ tự soát xét lại giấy

tờ làm việc, tổng hợp các vấn đề và báo cáo với trưởng nhóm kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tập hợp lại và thực hiện kiểm tra, soát xét lạicác giấy tờ làm việc

Đối với phần hành TSCĐ, công việc soát xét giấy tờ làm việc đảm bảo rằng cácthủ tục kiểm toán đề cập trong chương trình kiểm toán TSCĐ đều được KTV phầnhành thực hiện, qua đó đảm bảo mục tiêu kiểm toán TSCĐ đều được thỏa mãn Đồngthời khẳng định các giấy tờ làm việc đã chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết để chứngminh cho kết luận về khoản mục TSCĐ trên báo cáo kiểm toán sau này và đảm bảorằng các vấn đề mà các KTV phát hiện đều đã được tổng hợp Các đoạn cần nêu trongthư quản lý, tất cả các điểm tồn tại phát hiện trong suốt quá trình kiểm toán TSCĐ

Trang 35

được ghi chú lại và chi tiết các ảnh hưởng, khuyến nghị và phản hồi của khách hàngcần được thống nhất.

Nếu trong quá trình soát xét phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đápứng được các mục tiêu đã đặt ra thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu KTV phầnhành sửa chữa và bổ sung để đảm bảo tất cả các điểm lưu ý khi soát xét hồ sơ kiểmtán được xử lý dứt điểm khi kết thúc kiểm toán năm Đối với những cuộc kiểm toán cótính chất phức tạp, quy mô lớn, rủi ro cao thì Ban giám đốc AISC sẽ trực tiếp soát xétgiấy tờ làm việc của Kiểm toán viên liên quan tới những mục tiêu Kiểm toán trọngtâm

1.3.4.2 Tổng hợp kết quả và các điều chỉnh

Sau khi trưởng nhóm đã tổng hợp các vấn đề từ các KTV phần hành, trưởngnhóm kiểm toán sẽ cân nhắc những vấn đề trọng tâm cần thảo luận với khách hàng.Sau đó, trưởng nhóm sẽ đề xuất các bút toán điều chỉnh Các bút toán điều chỉnh đượcthống nhất, KTV sẽ tiến hành lập BCKT Báo cáo cuối cùng sau điều chỉnh phải đượckhách hàng ký chính thức và lưu vào file làm việc

Trong khoảng thời gian từ khi lập BCTC đến khi phát hành BCKT có rất nhiều

sự kiện mới phát sinh Những sự kiện này có thể ảnh hưởng trọng yếu hoặc khôngtrọng yếu đến BCKT Tuy vậy, AISC vẫn luôn chú trọng đến việc xem xét vấn đề donguyên tắc thận trọng nghề nghiệp

Trang 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TÓAN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM

THỰC HIỆN

2.1 Tiếp cận khách hàng

Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em xin lấy hai khách hàng đã được Công

ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TPHCM kiểm toán để làm rõ hơn cho bàichuyên đề của mình Tuy nhiên, do tính thận trọng và bảo mật trong công việc nênchuyên đề xin không nêu rõ tên khách hàng và cũng đưa ra một cách khách quan vềnhững vấn đề thực tế đã tiếp cận Hai khách hàng được gọi là: Công ty ABC và Công

ty XYZ

Công ty ABC, khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, là công ty 100% vốn đầu

tư Trung Quốc Công ty hoạt động theo giấy phép đầu tư số 193/GP-HN lần đầu ngày22/08/2003, giấy phép thay đổi lần thứ nhất ngày 25/03/2004, lần thứ hai ngày26/04/2004, lần thứ ba ngày 14/10/2004, lần thứ tư ngày 22/06/2005 do UBND thànhphố Hà Nội cấp

Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty:

- Sản xuất các loại đệm lót làm phụ liệu cho ngành công nghiệp may mặc phục

vụ xuất khẩu;

- Sản xuất các loại chăn ga gối đệm

Vốn pháp định của Công ty là 2.710.000 USD

Công ty XYZ, khách hàng thường xuyên của AISC, là công ty TNHH có tư

cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quyđịnh của pháp luật và hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy phép đăng ký kinhdoanh số 00130 ngày 09-11-1994 của Uỷ Ban kế hoạch (Nay là Bộ Kế hoạch và Đầutư) Vốn kinh doanh ban đầu là 4.983.000.000 VNĐ

Theo giấy phép kinh doanh, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty như sau:

- Công nghiệp bánh kẹo

Ngày đăng: 01/04/2014, 21:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh &amp; TS Ngô Trí Tuệ. 2006. Giáo trình kiểm toán tài chính. NXB trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểm toán tài chính
Nhà XB: NXB trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh &amp; TS Nguyễn Thị Phương Hoa. 2008. Lý thuyết kiểm toán. NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Nhà XB: NXB Tài chính
4. Chế độ kế toán doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội
5. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp.Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội
6. Vụ Chế độ Kế toán – Kiểm toán. 2006. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. NXB Tài chính. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Nhà XB: NXB Tài chính. Hà Nội
1. Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TPHCM.Thư giới thiệu Khác
7. Vụ chế độ kế toán Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Khác
8. Bộ Tài chính. Quyết định số 206/203/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.9. Các website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng : Mức trọng yếu tổng thể - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
ng Mức trọng yếu tổng thể (Trang 15)
Bảng 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 1.1 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ (Trang 23)
Bảng : Mức trọng yếu tổng thể - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
ng Mức trọng yếu tổng thể (Trang 40)
Bảng 2.2:  Đánh giá hệ thống KSNB của Công ty ABC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.2 Đánh giá hệ thống KSNB của Công ty ABC (Trang 41)
Bảng 2.3:  Đánh giá hệ thống KSNB của Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.3 Đánh giá hệ thống KSNB của Công ty XYZ (Trang 42)
Bảng 2.4:  Tổng hợp TSCĐ của Công ty ABC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.4 Tổng hợp TSCĐ của Công ty ABC (Trang 43)
Bảng 2.5:  Tổng hợp TSCĐ của Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.5 Tổng hợp TSCĐ của Công ty XYZ (Trang 44)
Bảng 2.6:  Giá trị tài sản kiểm kê của Công ty ABC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.6 Giá trị tài sản kiểm kê của Công ty ABC (Trang 45)
Bảng 2.7:  Giá trị tài sản kiểm kê của Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.7 Giá trị tài sản kiểm kê của Công ty XYZ (Trang 46)
Bảng 2.9:  Đối chiếu biến động TSCĐ của Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.9 Đối chiếu biến động TSCĐ của Công ty XYZ (Trang 47)
Bảng 2.12:  Bảng tính khấu hao TSCĐ của Công ty ABC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.12 Bảng tính khấu hao TSCĐ của Công ty ABC (Trang 52)
Bảng 2.13:  Bảng tính khấu hao TSCĐ của Công ty ABC - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện
Bảng 2.13 Bảng tính khấu hao TSCĐ của Công ty ABC (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w