Mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện (Trang 40 - 41)

Trong kiểm toán BCTC, do lấy mẫu cũng như các hạn chế tiềm tàng khác nên KTV không thể phát hiện được mọi sai lệch trong BCTC. Tuy nhiên, KTV phải đảm bảo hợp lý rằng nếu sai lệch còn tồn tại trên BCTC đã được kiểm tóan thì các sai lệch này sẽ không gây ảnh hưởng trọng yếu. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm tóan, KTV phải xác lập mức độ trọng yếu chấp nhận được để căn cứ vào đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Trong các trường hợp chung, KTV xác định mức độ trọng yếu tổng thể dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tùy vào từng cuộc kiểm toán, KTV lựa chọn những chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu cho phù hợp.

Bảng : Mức trọng yếu tổng thể

STT Chỉ tiêu Mức độ trọng yếu (%)

1 Doanh thu 0,4 – 0,8

2 Lợi nhuận trước thuế 4 – 8

3 TSLĐ & ĐTNH 1,5 – 2

4 Nợ ngắn hạn 1,5 – 2

5 Tổng tài sản 0,8 – 1,5

. Đối với cả hai công ty ABC và XYZ đều là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên mức độ trọng yếu được xác định theo chỉ tiêu Tổng tài sản ( 0,8% – 1%) và doanh thu (0,4% - 0,8%).

Theo kinh nghiệm của mình cũng như đánh giá về khả năng xảy ra sai lệch và chi phí kiểm tra khoản mục TSCĐ, KTV thường phân bổ mức trọng yếu của khoản mục TSCĐ bằng 50% mức trọng yếu tổng thể. Như vậy, nếu xác định theo chỉ tiêu Tổng tài sản thì mức trọng yếu của khoản mục TSCĐ là (0,4% - 0,5%) và nếu xác định theo chỉ tiêu Doanh thu thì mức trọng yếu của khoản mục TSCĐ là (0,2% - 0,4%)

Tuy nhiên khoản mục TSCĐ luôn được đánh giá là một trong những khoản mục quan trọng và có rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình (có thể là do những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, đối với kế toán trưởng thúc đẩy họ phải trình bày BCTC không trung thực, việc xác định các số dư và số phát sinh của các tài khỏan và nghiệp vụ kinh tế như : số dư các tài khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá TSCĐ,v.v...) nên khi thực hiện kiểm tóan, KTV tiến hành kiểm tra 100% chứng từ sổ sách đối với Công ty ABC và Công ty XYZ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w