Hoàn thiện thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện (Trang 66 - 67)

Cơ sở kiến nghị: Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 “Quy trình phân tích”. Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro. Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích

hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. Như vậy, thủ tục phân tích được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả sẽ giúp KTV có thể giảm bớt rủi ro phát hiện cũng như giảm bớt các thủ tục khác, nhờ đó có thể được tiết kiệm thời gian mà đạt hiệu quả cao.

Điều kiện áp dụng: thủ tục phân tích được áp dụng cả trong giai đoạn lập kế

hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Thủ tục phân tích có thể được thực hiện khi có số liệu so sánh giữa các kỳ, và trong một kỳ, số liệu đó đáng tin cậy (số liệu đã được kiểm toán hoặc hệ thống KSNB có hiệu lực). Đồng thời, thực hiện thủ tục này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm nhất định, vì từ kết quả phân tích, KTV phải dựa vào kinh nghiệm và xét đoán chủ quan của cá nhân để đánh giá kết quả và đưa ra những kế hoạch tiếp theo cho phù hợp.

Biện pháp: AISC có thể hoàn thiện thủ tục phân tích bằng cách áp dụng thêm một số các chỉ tiêu để phân tích, như:

Hệ số tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/TSCĐ.

Chỉ tiêu này giúp KTV có thể thấy được mức độ đầu tư vào TSCĐ của khách hàng, từ đó góp phần ước lượng được mức trọng yếu của TSCĐ.

Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ: Tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ hiện có tại đơn vị.

Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: Tỷ số được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị TSCĐ, qua đó cho thấy khả năng thu hồi của vốn đầu tư vào TSCĐ.

Đồng thời, KTV cần thu thập các chỉ tiêu tương ứng của các DN cùng lĩnh vực kinh doanh khác để so sánh với khách hàng, nhờ đó có thể tìm ra những yếu tố khác biết, có thể phát hiện ra những chênh lêch bất thường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện (Trang 66 - 67)