b. Tình hìn hở Việt Nam
2.3. Hiện trạng tái chế CTRĐT ở Thành Phố Vũng Tàu [5]
Trước đây Tp Vũng Tàu có bãi chứa rác Phước Cơ, diện tích khoảng 11 hecta và toàn bộ CRTSH của TP Vũng Tàu được vận chuyển đến bãi rác này đễ lưu trữ, nhưng do bãi rác này không được đầu tư theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh nên trong quá trình hoạt động bãi rác này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chính thức đóng cửa năm 2014.
Sau khi bãi rác Phước Cơ bị đóng cửa, CRTĐT của toàn bộ TP Vũng Tàu một phần được xử lý tại nhà máy xử lý phế thải Tân Thành với khối lượng khoảng 84 tấn/ngày. Tại đây rác được phân tách, phân loại và tái chế. Chủ yếu là rác có thành phần hữu cơ sẽ được nhà máy ủ yếm khí để cho phân bón vi sinh. Phần rác còn lại không được xử lý tại nhà máy được đem chôn lấp rác Đá Bạch thuộc huyện Châu Đức với diện tích khoảng 1 hecta. Nhưng bãi chứa này cuối năm 2004 cũng đã đầy, do đó phần rác còn lại (không được xử lý tại nhà máy xử lý rác Tân Thành) của TP Vũng Tàu được chôn lắp tại các bãi rác có diện tích khoảng 2 hecta nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng các bãi chứa hợp vệ sinh của tỉnh có diện tích khoảng 100 hecta tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành.
Hình 2.2. Khu xử lý rác tập trung, Xã Tóc Tiên Huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu
Hoạt động thu hồi và tái chế chất thải:
Các hoạt động thu hồi và tái chế chủ yếu được tập trung vào các vấn đề sau: Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục
đích, hoặc tìm ra một mục đích sử dụng khác.
Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình: Sản xuất - lưu thông - tiêu dùng - lưu thông - sản xuất.
Khuyến khích các cơ sở tái chế CTR bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào sản xuất dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới.
Tái sử dụng và tái chế CTR có thể thực hiện tốt ở các KCN tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong một số trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này trở thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.
Tuy nhiên hoạt động thu hồi và tái chế phế liệu từ CTR sinh hoạt lại tập trung vào những phế liệu rất gần với đời sống hàng ngày, bao gồm:
Chai, thuỷ tinh nguyên: Rửa sạch sau đó bán cho cơ sở sản xuất nước uống để sử dụng lại.
Thuỷ tinh vụn: Bán cho các cơ sở tái chế thuỷ tinh. Phế liệu nhôm: Bán cho các cơ sở nấu nhôm.
Cao su phế thải: Bán cho các lò gạch để làm nhiên liệu đốt lò. Xương động vật: Tái chế làm than hoạt tính.
Vải vụn: được giặt sạch sau đó sử dụng cho các dịch vụ rửa xe.
Có thể nhận thấy rất rõ vai trò quan trọng do hoạt động thu hồi và tái chế mang lại. Nhưng lợi ích này chủ yếu:
Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc.
Giảm lượng rác qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do rác thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.
Có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế, hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu huỷ cuối cùng.
Dịch vụ thu gom rác thải có thể chia làm hai loại:
- Thu gom sơ cấp: là thu gom rác thải từ nguồn phát sinh ra nó và chở đến bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp.
- Thu gom thứ cấp: là thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng thành phần hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ.
Bảng 2.3: Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ
Nguồn phát sinh rác thải Người chịu trách nhiệm Thiết bị thu gom a. Từ các khu dân cư
- Nhà ở thấp tầng - Nhà trung bình
- Dân cư tại khu vục người làm thuê.
- Người làm thuê, nhân viên phục vụ của khu nhà,
- Các đồ dùng thu gom tại nhà, các xe gom.
- Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom,
- Nhà cao tầng
dịch vụ của các công ty vệ sinh.
- Người làm thuê, nhân viên phục vụ của khu nhà, dịch vụ của các công ty vệ sinh.
các băng chuyền chạy bằng khí nén.
- Các máng tự chảy, các xe gom, các thang nâng, các băng truyền chạy bằng khí nén.
b. Các khu vục kinh doanh thương mại
Nhân viên dịch vụ của các công ty vệ sinh.
Các loại xe thu gom có bánh lăn, các container lưu giữ, các thang nâng hoặc băng truyền.
c. Các khu công nghiệp
Nhân viên dịch vụ của các công ty vệ sinh.
Các loại xe thu gom có bánh lăn, các container lưu giữ, các thang nâng hoặc băng truyền.
d. Các khu sinh hoạt ngoài trời (quảng trường,…)
Chủ nhân của khu vực hoặc các công ty công viên, cây xanh.
Các thùng lưu giữ có mái che hoặc nắp đậy.
e. Các trạm xử lý nước thải
Các nhân viên vận hành trạm.
Các loại băng truyền khác nhau và các thiết bị.
f. Các khu nông nghệp
Chủ nhân khu vực hoặc công nhân.
Tùy thuộc vào trang bị của từng đơn vị lẻ.
Hình 2.3. Thu gom rác thải sinh hoạt
Các trạm trung chuyển :
• Trạm trung chuyển (TTC) chất tải trực tiếp
Tại TTC chất tải trực tiếp, chất thải từ xe thu gom được chuyển sang xe vận chuyển hoặc chuyển sang thiết bị ép chất thải vào xe vận chuyển hoặc thành từng kiện chất thải để để chuyển đến bãi chôn lấp (BCL). Trong một số trường hợp, chất thải được đổ ra bệ đổ và sau đó được đẩy vào xe vận chuyển sau khi đã tách lọai các vật liệu có thể tái sinh được.
• Trạm trung chuyển chất tải – lưu trữ
Trong TTC chất tải - lưu trữ, chất thải được đổ trực tiếp vào hố chứa, từ hố này chất thải sẽ được chuyển lên xe vận chuyển bằng nhiều thiết bị phụ trợ khác. Sự khác biệt giữa TTC chất tải trực tiếp và TTC chất tải – lưu trữ là TTC chất tải lưu trữ được thiết kế để có thể chứa chất thải trong khoảng từ 1-3 ngày.
• Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải thải bỏ
Hoạt động ở TTC này có thể mô tả như sau: tất cả những người chuyên chở chất thải rắn đến TTC đều phải qua khâu kiểm tra ở trạm cân. Những xe thu gom lớn sẽ
được cân, sau đó đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển, rồi trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí thải bỏ.