Vật liệu từ khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương án tái chế rác thải rắn đô thị cho thành phố vũng tàu (Trang 28)

Ngành chế biến thực phẩm: bao bì bằng giấy, nhựa … bán lại cho các cơ sở tái chế giấy, tái chế nhựa. Các vỏ tôm, vỏ ghẹ, ruột cá,… được tái chế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón,…

Ngành may mặc, dệt nhuộm: vải vụn được tái sử dụng lại cho mục đích khác như làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân, xơ sợi phế phẩm được dùng để nhồi vào thú bông, tận dụng làm đệm trong chăn (mền).

Ngành sản xuất thủy tinh: chai lọ thủy tinh phế phẩm, mảnh vỡ thủy tinh,… được tái sản xuất.

Ngành giấy và bột giấy: giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm được đem nghiền với giấy nguyên liệu, trộn phụ gia để tái chế ra sản phẩm mới.

Ngành sản xuất gỗ: gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào,… tất cả đều tận dụng lại bán làm chất đốt.

Ngành cơ khí: kim loại phế thải, vụn sắt được tái chế lại ngay trong nhà máy hoặc bán phế liệu cho các cơ sở tái chế khác bên ngoài nhà máy.

Ngành sản xuất plastic: plastic phế phẩm, bao bì nylon được tái sử dụng hoặc tái chế thành những sản phẩm khác ngay tại nhà máy hoặc bán nguồn “nguyên liệu phế phẩm” này cho các cơ sở tái chế khác ngoài nhà máy.

1.5.4. Những yêu cầu thực hiện tái chế CTR [2]

Để thu hồi năng lượng và sản phẩm chuyển hoá từ chất thải rắn cần thiết phải thực hiện những yêu cầu sau:

- Thực hiện phân loại chất thải rắn.

- Lựa chọn công nghệ xử lý CTR thích hợp để thu hồi năng lượng sản phẩm. - Tăng cường đầu tư và khuyến khích tái chế phế thải.

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề. a. Thực hiện phân loại chất thải rắn

Nhất thiết phải phân loại chất thải rắn trước khi xử lý, vì như vậy mới thu hồi trực tiếp những thành phần vật chất có giá rị trong chất thải (lon, chai thuỷ tinh, kim loại, giấy vụn,…). Việc phân loại có thể thực hiện:

- Tại nguồn (nơi phát sinh chất thải). - Tại trạm trung chuyển.

- Tại công trình xử lý.

Trong đó, phân loại tại nguồn là hợp lý nhất, vì sẽ thu hồi một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất những vật chất có giá trị (tách riêng chất thải hữu cơ để chế biến phân vi sinh, chất thải có thể tái chế và các thành phần khác để thải bỏ). Như vậy sẽ giảm lượng chất thải phải tập trung để vận chuyển đến công trình xử lý và đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Ở các nước, thường phân chia chất thải rắn thành 3 đến 4 loại gồm thành phần hữu cơ, thành phần tái chế, thành phần nguy hại và những thành phần còn lại. Trong điều kiện nước ta (riêng phế thải tái sinh được mọi người tự phân loại tại gia đình), nên chỉ còn phân thành 2 đến 3 loại (thành phần hữu cơ, thành phần nguy hại và những thành phần còn lại). Để việc này thành công đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng.

b. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn để thu hồi năng lượng sản phẩm.

Việc thu hồi năng lượng sản phẩm từ CTR chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm, chính sách và công nghệ xử lý chất thải. Trong thực tế, có thể lựa chọn những công nghệ sau:

- Thiêu đốt có thu hồi năng lượng (nhiệt và khí để sản xuất điện năng). - Ủ sinh học để chế biến phân vi sinh.

- Metan hóa bằng sinh học để thu khí metan. - Chôn lấp có thu hồi khí ga làm nhiên liệu.

Tuy nhiên muốn đạt hiệu quả trong việc thu hồi năng lượng, vật liệu phải căn cứ vào thành phần và đặc tính của những chất thải rắn tại địa phương sao cho thích hợp với công nghệ đã lựa chọn.

c. Tăng cường đầu tư và khuyến khích tái chế phế thải.

- Đầu tư thiết bị tái chế ngay tại các cơ sở sản xuất tập trung.

- Thu phí xử lý và tái chế phế thải đối với các cơ sở sản xuất không tái chế tại cơ sở.

- Hỗ trợ cho các cơ sở có nghề truyền thống tái chế chất thải có điều kiện cải tiến công nghệ tái chế để hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Trong chính sách quản lý, cần coi tái chế chất thải là một ngành công nghiệp để đầu tư cho tương xứng với tiềm năng.

d. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề

Bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội từ các hoạt động tái chế phế thải, thì vấn đề ô nhiễm môi trường (đất, nước và không khí) tại các làng nghề trên vẫn là vấn đề cần quan tâm.

1.5.5. Hoạt động thu hồi, tái chế và tái sử dụng phế liệu trên Thế Giới và ở Việt Nam [4] Việt Nam [4]

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương án tái chế rác thải rắn đô thị cho thành phố vũng tàu (Trang 28)