b. Tình hìn hở Việt Nam
3.1. Xử lý rác ở Vũng Tàu
Thành Phố Vũng Tàu được biết đến là thành phố du lịch biển, có nền kinh tế phát triển, với mật độ dân số đông, cùng lượng khách du lịch tiếp đón hằng năm ngày một tăng. Do đó, lượng rác thải từ các hoạt đông sinh hoạt - du lịch thải ra môi trường ngày càng lớn.
Trong khi đó Thành phố Vũng Tàu có diện tích tương đối nhỏ. Diện tích đất chủ yếu là dành cho các khu dân cư, thương mại,…. Vì vậy việc đầu tư cho một khu xử lý rác là rất khó khăn, do mất nhiều diện tích đất đai, mất vẽ mỹ quan, làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe.
Nên cần một vị trí thích hợp cho việc xây dựng một khu xử lý rác thải.
Với địa hình thích hợp và cách xa khu dân cư, nên khu Tóc Tiên thích hợp cho việc đầu tư và xây dựng khu xử lý và tái chế rác thải. Với diện tích khoảng 100 hecta cho việc xử lý rác thải, trong đó có khoảng 38 hecta dành cho xử lý rác thải sinh hoạt cho toàn bộ Tỉnh, đa phần là rác thải từ Thành Phố Vũng Tàu.
Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom, trước khi đưa vào tái chế cần phải phân loại. Ở đây rác sẽ cho qua máy phân loại rác tự đông để phân loại rác.
Hình 3.1 Rác được đưa vào băng truyền vào máy phân loại rác
Hình 3.2 Máy phân loại rác
Thiết bị này được lập trình qua thiết bị số tự động, phân loại rác thành 6 nhóm phù hợp, mỗi nhóm đi qua một cửa riêng [10].
• Nhóm 1 là mùn hữu cơ dễ phân hủy có nguồn gốc động, thực vật.
• Nhóm 2 là nylon màng mỏng và nhựa phế thải.
• Nhóm 3 là cát, sạn thủy tinh vụn.
• Nhóm 4 là gạch đá vật liệu thô không tái chế được.
• Nhóm 5 là sắt thép kim loại màu và đen.
Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom Bãi chứa rác
Vận chuyển
Máy phân loại rác tự động Rác thải hữu cơ dễ phân hủy
Nylon màng mỏng và nhựa phế thải sắt thép kim loại màu và đen
Rác có kích thước quá lớn, khó phân hủy Ủ phân compost
Tái chế nhựa Tái chế Chôn lấp
Hình 3.3. Hệ thống phân loại rác thải Gạch đá vật liệu thô không tái chế được Cát, sạn thủy tinh vụn Tái chế Tái chế