b. Tình hìn hở Việt Nam
3.4. Các giải pháp hỗ trợ cho phương pháp tái chế CTRĐT ở TPVT
Nâng cao nhận thức của người dân
− Các ban ngành đoàn thể trong Thành Phố Vũng Tàu như: Đoàn thanh niên, Sở văn hóa thông tin, Sở tài nguyên và môi trường,… cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong chương trình giáo dục, phổ cập sâu rộng các kiến thức bảo vệ môi trường cho dân cư.
− Đưa bài học về bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo của học sinh, giúp cho chúng có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.
− Xây dựng các phong trào thi đua “Xanh, sạch đẹp” tại các trường học và tại các khu dân cư, để từ đó giáo dục người dân về bảo vệ môi trường.
− Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức bảo vệ môi trường tại các trường học hoặc các hộ dân cư. Các cuộc thi này được xây dựng như một chương trình giải trí, phát sóng trên các đài phát thanh và truyền hình địa phương, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
− Đoàn thanh niên kết hợp với các trường học, cơ quan tổ chức các buổi dã ngoại, kết hợp thu gom rác thải tại các khu vực dân cư từ đó phát động sâu rộng phong trào thi đua bảo vệ môi trường.
− Đoàn than niên và chính quyền địa phương cần kết hợp xây dựng các tổ, nhóm tình nguyện viên thu gom CTR tại các khu vực dân cư.
− Nâng cao ý thức trong việc phân loại CTR tại nguồn. Thu gom vận chuyển phù hợp cho Tp.Vũng Tàu
− Khối lượng và chất lượng sản phẩm tái chế phụ thuộc vào khả năng, cách thức thu gom vận chuyển, vì vậy hoạt động này cần phải bố trí hợp lý để biện pháp xử lý CTRĐT mang lại hiệu quả cao.
− Tổ chức thực hiện dự án phân loại tại nguồn. Trước tiên thực hiện thí điểm tại các phường trung tâm Tp.Vũng Tàu như: phường 1, phường 2. Sau khi thu được kết quả khả thi, tiếp tục nhân rộng ra các phường, xã còn lại.
− Trong bước đầu thực hiện dự án phân loại tại nguồn các cơ quan đoàn thể chuyên trách về vấn đề môi trường phải hỗ trợ toàn bộ chi phí cho người dân.
− Bố trí mạng lưới thu gom vận chuyển phù hợp với chương trình phân loại tại nguồn. Đối với CTR dễ phân hủy được thu gom riêng, với xe thu gom đơn giản.
− Bố trí thời gian thu gom vận chuyển để các hoạt động không bị trùng lập tốn nhiều thời gian và chi phí.
Khuyến khích Nhà nước hỗ trợ dây chuyền công nghệ
− Hiện tại dây chuyền công nghệ của các cơ sở tái chế rất lạc hậu, cũ kỹ do lao động trong ngành đa số là lao động nghèo. Vì vậy Nhà nước cần phải có những hỗ trợ về tài chính để hoạt động diễn ra tốt hơn vừa đảm bảo về kinh tế và môi trường.
− Đối với phương pháp xử lý CTRĐT bằng cách ủ compost, Nhà nước cần hỗ trợ vốn để đầu tư trang thiết bị và nhân công, giúp tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm.
− Nhà nước đầu tư kinh phí cho các hoạt động cải tiến, đổi mới dây chuyền công nghệ lạc hậu, cũ kỹ làm ô nhiễm ở các cơ sở tái chế.
− Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức về cách sử dụng, vận hành công nghệ tiên tiến cho cán bộ, công nhân của các cơ sở tái chế.
− Giảm thuế, khuyến khích các cơ sở sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Đồng thời phạt nặng đối với các cơi sở có hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm tái chế
− Giảm giá thành sản phẩm tái chế, nâng cao hoạt động tiếp thị quảng cáo về chất lượng các sản phẩm.
− Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo uy tín trong thị trường.
− Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chất lượng và lợi ích môi trường của sản phẩm thông qua việc phát tờ rơi.
− Hỗ trợ vốn, giảm thuế cho các cơ sở sử dụng sản phẩm tái chế làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.
− Giảm thuế nông nghiệp cho các hộ nông dân sử dụng phân compost trong sản xuất nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào diễn biến hiện trạng rác thải sinh hoạt, hoạt động thu gom, vận chuyển. Trung chuyển và xử lý rác thải hiện nay trên địa bàn vũng tàu cho ta thấy có nhiều thiếu xót trong công tác quản lý, nên hiệu quả thu gom thấp, quá trình vận chuyển và trung chuyển còn khó khăn do thiếu trang thiết bị và kiến thức chuyên môn. Ý thức người dân về phân loại rác chưa đạt hiệu quả, việc tái chế rác thải sinh hoạt chưa được quan tâm đúng mức, sử lý chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Để khắc phục tình trạng này ban lãnh đạo thành phố cần có các chủ trương tăng cường công tác quản lý, thanh tra kiểm tra xử lý các vi phạm về rác thải và kịp thời đóng cửa các tụ điểm tập trung rác thải sai quy định và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
Bên cạnh đó đề tài đã đưa ra các tổng quan về các thành phần, tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh của chất thải rắn đô thị. Cùng với các biện pháp xử lý, tái chế và thu hồi các chất thải rắn đô thị phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế và xã hội của thành phố vũng tàu.
Ngoài ra đồ án còn đề xuất nâng cao các phương pháp tái chế chất thải rắn cho thành phố như:
- Tái chế chất thải rắn hữu cơ dễ phân huỷ bằng phương pháp ủ phân sinh học (compost).
- Tái chế các chất thải nhựa.
- Tái chế các chất thải là giấy.
- Tái chế các chất thải là kim loại.
Mặc dù Ủy Ban Nhân Dân thành phố đã có những đầu tư trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt nhưng kết quả đat được còn rất khiêm tốn còn nhiều vấn đề bất
cập chưa được giải quyết thích đáng. Chất thải đô thị, đặt biệt là rác thải sinh hoạt hiện đang gây áp lực lớn với thành phố từ khâu chọn công nghệ đến giải quyết nguồn vốn đầu tư đo đó tình trạng ô nhiễm do rác thải ngày một gia tăng.
Để khắc phục tình trạng này thành phố Vũng Tàu cần nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục, vận động cộng đồng. Chương trình giáo dục về rác thải cần phải đưa vào các chương trình phổ thông và thường xuyên có sự giám sát của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội.