0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện, thi hành pháp luật.

Một phần của tài liệu KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY (Trang 43 -45 )

Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vai trò của pháp luật không thể thiếu đối với việc nâng cao vai trò của đạo đức. Pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và biểu hiện trong mọi hành vi, mọi mối quan hệ xã hội của con người.

Sự thống nhất và gắn bó giữa pháp luật và đạo đức trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội theo định

hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước và được quy định bởi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Pháp luật và đạo đức cùng biểu hiện lợi ích và ý chí của nhân dân lao động. Sự điều chỉnh của pháp luật và đạo đức đối với hành vi của con người trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội đều vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người. Chỗ khác nhau giữa pháp luật và đạo đức là ở hình thức biểu hiện. Sự điều chinhr pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước còn đạo đức là biểu hiện ý chí của xã hội. Pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội bằng sự cưỡng chế bắt buộc từ bên ngoài theo các chuẩn mực pháp lý. Còn đạo đức điều chỉnh mối quan hệ đó thông qua dư luận xã hội, sự cắn rứt lương tâm, sự giác ngộ đạo đức cá nhân theo chuẩn mực đạo đức Sự thống nhất và khác biệt giữa đạo đức và pháp luật là cơ sở cho sự tác động qua lại, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật là biện pháp để nâng cao vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và trong sự hình thành phát triển nhân cách con người. Đặc biệt trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, khuynh hướng vượt ra ngoài pháp luật để thu lợi nhuận bất chính là tương đối phổ biến. Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, sự sa đoạ trong đời sống tinh thần có nhiều nguyên nhân trong đó có phần do pháp luật thiếu đầy đủ và việc thi hành pháp luật còn chưa hiệu quả. Tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, tham nhũng và các tệ nạn xã hội phần nhiều do những kẻ lợi dụng chức quyền và khe hở của pháp luật, của cơ chế quản lý gây nên. Tất cả những điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện và thi hành pháp luật một cách nghiêm túc mới góp phần lành mạnh hoá môi trường kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển những nhân cách toàn diện.

Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Lệ Thủy trong tình hình hiện nay không chỉ nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, tính chất xã hội, chăm lo đến nhu cầu và lợi ích chính đáng, đổi mới nội dung và hình thức giáo dục, mà điều hết sức quan trọng là phải tạo ra sự ổn định

và phát triển về kinh tế - xã hội, khắc phục những tiêu cực xã hội, làm lạnh mạnh môi trường xã hội. Chúng ta không thể giáo dục đạo đức, xây dựng niềm tin, lý tưởng cho thanh niên khi mà đời sống kinh tế không từng bước được cải thiện, khi những vấn đề xã hội không được giải quyết, khi mà tình hình chính trị không ổn định, các hiện tượng tiêu cực ngày càng nảy sinh và phát triển. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên phải nỗ lực đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên từng bước vững chắc. Trên lĩnh vực kinh tế phải từng bước tiến tới "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Trên lĩnh vực chính trị phải khẩn trương đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt là đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, kiên quyết đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, khắc phục sự xuống cấp của văn hoá và đạo đức trong xã hôị. Đó chính là một trong những yếu tố cơ bản mang lại hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải thấm nhuần luận điểm của các nhà kinh điểm mácxít "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy" [9;55].

Một phần của tài liệu KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY (Trang 43 -45 )

×