Tạo công ăn việc làm ổn định cho thanh niên

Một phần của tài liệu Kinh tế thị trường và vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình hiện nay (Trang 45 - 47)

Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho ba nhóm đối tượng: sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề; thanh niên, học sinh cuối cấp THCS, PTTH; thanh niên thất nghiệp.

Đối với thanh niên đã qua đào tạo, nhất là công nhân kĩ thuật có trình độ cao, các kĩ sư, cử nhân, doanh nhân giỏi… cần được sử dụng vào khu vực kinh tế đòi hỏi chất lượng lao động cao. Có chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài trong thanh niên,…

Đối với nhóm thanh niên sau khi học hết phổ thông mà không tiếp tục học trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng, đại học...là nhóm lao động có sức cạnh tranh yếu do không có trình độ chuyên môn kĩ thuật, cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, phát triển các khu công nghiệp thu hút nhiều lao động không đòi hỏi quá cao về tay nghề, ưu tiên

đưa thanh niên đi xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, tự tạo việc làm trong thanh niên,…

Đối với nhóm đối tượng thanh niên thất nghiệp, mất việc làm có đặc thù là khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động kém, do chưa có nghề lại không có tư liệu sản xuất, khó có thể tự tạo việc làm. Do vậy, cần phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương bằng các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ người sử dụng lao động phát triển sản xuất – kinh doanh. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp những nghề mà thị trường đang cần. Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên thất nghiệp, mất việc làm tiếp cận được các nguồn vốn vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tự tạo việc làm. Tăng cường hoạt động thông tin giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm,…Thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên; trong đó, có các chương trình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia hoặc các dự án lớn của Nhà nước, chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp, chương trình thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo, thanh

niên tham gia xuất khẩu lao động. Cần thực hiện xã hội hoá trong giải quyết

việc làm cho thanh niên. Đây không chỉ là chủ trương mà còn là giải pháp quan trọng để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào giải quyết việc làm, là vấn đề vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp thiết hiện nay ở nước ta, đặc biệt là đối với thanh niên. Xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể, các đối tác xã hội với các hình thức, phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, cho thanh niên.

Cần nâng cao vai trò của Chính phủ với vai trò chủ yếu là tạo khung khổ pháp luật; tổ chức, kiểm tra thực hiện, giám sát và cũng là người tổ chức, là “bà đỡ” tạo điều kiện cho thanh niên tự tạo việc làm hoặc tham gia thị trường lao động. Nhà nước không bao cấp, nhưng đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực dạy nghề, việc làm, giao dịch lao động là rất quan trọng, được coi là đầu tư cho phát

triển. Đồng thời, mở rộng sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các đối tác xã hội nhằm tăng thêm nguồn lực cùng Nhà nước giải quyết vấn đề xã hội bức xúc nhất hiện nay là giải quyết việc làm cho thanh niên. Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Đoàn Thanh niên cần phải được tạo điều kiện và chủ động tham gia với Nhà nước hoàn thiện chính sách, thực hiện các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; đẩy mạnh phong trào thi đua “Tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; trực tiếp quản lý và triển khai các chương trình, dự án cụ thể về dạy nghề, tạo việc làm, dịch vụ việc làm cho thanh niên theo hướng dẫn của Nhà nước...

Một phần của tài liệu Kinh tế thị trường và vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình hiện nay (Trang 45 - 47)

w